menu
24hmoney

Bài của Hai H Nguyen

Bài #2 – BOD ở Startup là gì?
1) BOD – Board Of Directors được hiểu là Hội Đồng Quản Trị của doanh nghiệp)
Nhiệm vụ của BOD là nhận uỷ thác (Fiduciary Duty) từ cổ đông Startup để:
-Xây dựng cấu trúc tài chính, tầm nhìn, chiến lược phát triển ra thị trường thực tế
-Lên kế hoạch xây dựng sản phẩm, tuyển dụng các vị trí cấp cao (bao gồm cả CEO)
-Tận dụng các mối quan hệ, uy tín của BOD để kết nối, thuyết phục với các khách hàng, đối tác, nhà đầu tư
-Dàn xếp khi có những mâu thuẫn lớn về lợi ích tài chính giữa các đồng sáng lập, nhà đầu tư
-> Tất cả với 1 mục tiêu quan trọng nhất, là bảo vệ lợi ích của cổ đông của Startup và luôn chắc chắn rằng công ty phải tồn tại, phát triển
2)Cấu trúc của BOD:
i) Một BOD cần hành xử đúng với hai tiêu chí:
Bổn phận chăm sóc (Duty of Care) và Nghĩ Vụ Trung Thành (Duty of Loyalty) đối với Startup mà họ hoạt động.
ii)Quy mô BOD:
Một BOD Startup thường nhỏ, trong khoảng 3 thành viên, rồi tăng dần lên 5, 7, 9 thành viên
Trong đó có một người được gọi là chủ tịch hội đồng quản trị (Chairman, Chair, Lead Directors)
Trong nhiều trường hợp, vị trí này thuộc về người sáng lập nắm giữ cổ phần lớn nhất (kiêm cả CEO)
Khi Startup định hình hơn qua các vòng gọi vốn, thì sẽ tách biệt 2 vị trí chủ tịch và CEO này ra.
Thường sẽ có người ở quỹ đầu tư sẽ ngồi vào vị trí chủ tịch, còn nhà sáng lập làm CEO
Cần phải xem kỹ kinh nghiệm của người được bổ nhiệm vào vị trí này bên quỹ đầu tư dẫn đầu vòng gọi vốn (lead investors)
Vì nhiều người tại quỹ đầu tư cũng không có kinh nghiệm nắm giữ vị trí chủ tịch ở BOD, và hay can thiệp nhiều quá mức vào công việc vận hành của CEO.
iii)2 thất bại chủ yếu mà BOD ở Startup thường mắc phải:
Sai lầm 1: BOD nghĩ rằng họ đủ vị thế, kinh nghiệm để can thiệp chuyên sâu vào định hướng vận hành trong ngắn hạn của Startup
Điều này dẫn đến mâu thuẫn công việc vận hành với CEO và đội ngũ quản lý (BOM – Board of Management)
Cũng như không giúp cho CEO phát triển bản thân lên được
Hãy chỉ nên làn người định hướng và hỗ trợ để giúp CEO và BOM phát triển năng lực, hơn là đưa ra các định hướng can thiệp vào việc vận hành của họ.
Sai lầm 2: BOD thường không thảo luận đúng các vấn đề quan trọng với Startup
Startup thường có các đối tác của quỹ đầu tư (Venture Partner) hay cộng sự (associates) ngồi trong BOD
Nhiều trường hợp, những người này thiếu các kinh nghiệm thực tế về vận hành, quản trị, tầm nhìn. Họ chỉ có các kỹ năng phân tích số liệu khô khan.
Những định hướng theo xu thế đã từng thành công ở Startups này, không có nghĩa sẽ thành công ở Startup kia.
Từ đó dẫn đến việc điều hướng Startup tập trung vào những vẫn đề không quan trọng.
VD:
Một Startup mà chúng tôi hỗ trợ có một quỹ đầu tư rót vốn
Họ yêu cầu có 1 chân trong BOD
Và cử 1 thành viên vào ngồi trong ghế đó
Yêu cầu chúng tôi phải trả 1 khoản lương khá cao, trong khi kinh nghiệm của người này ở mức hết sức bình thường.
Startup chúng tôi tự hỏi là người này chỉ đáng nhân sự cấp trung của Startup, và chả giúp ích được gì, thì tại sao lại đủ tầm ngồi ghế BOD để định hướng và đào tạo cho CEO?
Ghế BOD cho quỹ đầu tư này đã bị từ chối, vì không hợp tiêu chí của BOD
Kết luận:
BOD là một nguồn lực quan trọng, hãy lựa chọn cẩn thận các thành viên vào ngồi trong hội đồng.
Nếu thành viên ngồi trong BOD đó không đóng góp được nhiều, hãy thay thế họ ngay, cho dù họ có là người của quỹ đầu tư vào Startup của bạn.
#Fundraising #StartupFounder #NgheBOD
Nhà đầu tư lưu ý
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ