menu
24hmoney

Bài của Phan Lê Thanh Toàn

BÀI 13 CÁC CÔNG CỤ & CHỈ BÁO TRONG ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH KINH DOANH
Thân gởi quý bạn đọc,
Tuần này chúng tôi sẽ chia sẻ về những công cụ và chỉ báo trong đầu tư tài chính kinh doanh.
Nói đến công cụ và chỉ báo, chúng tôi chỉ chia sẻ được mỗi phần what (cái gì…?) và thật khó cho chúng tôi khi không tròn được trách nhiệm phần how (làm bằng cách nào, làm như thế nào…? bởi đó là một đòi hỏi bất khả đáp ứng trong một bài viết chỉ vỏn vẹn 2 trang A4.
Hiểu được điều này, chúng tôi sẽ nỗ lực chia sẻ với khuyến khích rằng các bạn phải tự đọc, tự học, tự nghiên cứu và áp dụng bởi đâu đó vẫn còn những bạn không đủ học phí để được cầm tay chỉ việc trong 12, một đòi hỏi rất cao của chúng tôi bởi chúng tôi vẫn thường nói: “Chúng tôi là hệ sinh thái đang làm một việc rất khó trên thị trường là đòi hỏi nhà đầu tư phải được kèm cặp bởi tiền đã nhận thì không thể kèm qua loa vài học phần và đẩy nhà đầu tư ra cho ngài thị trường làm thịt”
Trên thị trường những chuyện như vậy không thiếu nhưng họ không sai khi họ đáp ứng nhu cầu “mì ăn ngay” của đại đa số nhà đầu tư chỉ muốn ăn “mì ăn liền”. Thành ngữ có câu: “Tại anh, tại ả, tại cả hai bên” hay “Tiên trách chủ, hậu trách nhân”
Chúng tôi làm như vậy ngoài trách nhiệm với cộng đồng, cũng là trách nhiệm vớu uy tín của chính chúng tôi trên thị trường cầm tay chỉ việc bởi nếu ai cũng chọn việc nhẹ nhàn, gian khổ thuộc về những người dám đọc chậm, hiểu chậm, làm chậm để có kết quả chậm nhưng chắc vì đó là tiền bạc, tài sản và sức khoẻ của hệ sinh thái Nhà cố vấn già.
“Thà chậm một chu kỳ nhưng nhanh cả phần đời còn lại của nhà đầu tư”
CÁC CÔNG CỤ
Trong hành trình đầu tư, công cụ truy suất dữ liệu nhanh phục vụ cho phân tích cơ bản là điều không thể thiếu.
Trước đây chỉ có vài công cụ cơ bản mà một nhà đầu tư cần có:
1.Fireant, Fialda, Tradingview
2.24hMoney (tôi có tài khoản VIP ở đây vì những bài viết đóng góp cho cộng đồng)
3.CafeF, Vietstock, Simplize, Wichart, Finpath…
4.Investing, Investopedia, Teconomics
5.Các trang web của: Tổng cục thống kê, Ngân hàng nhà nước, Ngân hàng trung ương Hoa Kỳ…
5.Các tin tức có trả phí của các hãng tin như Wall Street Journal, CNBC…
6.Ngoài ra các sàn giao dịch cũng tự xây dựng cơ sở dữ liệu để nhà đầu tư truy xuất và cũng tuỳ sàn giao dịch mà chất lượng cũng khác nhau. Hãy tôn trọng sự khác biệt.
Liệt kê sơ sơ là bạn thấy bắt đầu liệt rồi thì chỉ hoàn thành phần câu trả lời cái gì thôi chứ là gì còn có cửa làm được cách sử dụng bởi đó không phải là trách nhiệm của chúng tôi mà là trách nhiệm của các nhà quản trị công cụ.
Chúng tôi không được trả tiền thì việc liệt kê ra vì hệ sinh thái mà làm lợi cho họ mà thôi.
Các công cụ này phục vụ cho phân tích cơ bản, phân tích chu kỳ kinh tế, chính sách điều hành tiền tệ
CÁC CHỈ BÁO
Người mới bắt đầu nên tập trung vào những chỉ báo càng đơn giản, càng hiệu quả bởi người mới chỉ cần sự đơn giản.
Nên tránh xa những cái rắm rối, nhức đầu, hoa mắt để dễ bị dẫn vào mê cung của vẽ bùa chú dán cho đầy người nhà đầu tư.
Các bạn tập trung:
1.Khối lượng
2.Nến
3.Các đường trung bình động (MA)
4.MACD
5.RSI
Những nghiên cứu chuyên sâu của chúng tôi cho thấy tất cả sự vận động của thị trường đều được thể hiện qua các chỉ báo được phối kết hợp với nhau.
Với góc nhìn cá nhân, chúng tôi thấy
Khối lượng liên quan chặt chẻ với nến, một phần trong khối lượng sinh ra nến và nến cũng cho thấy tâm lý mua bán của nhà đầu tư. Nến sinh ra các đường MA và các đường MA sinh ra các chỉ báo.
Nói vậy để bạn hiểu cái nền tảng sinh ra từ đâu nên chỉ báo thường có độ trể nhất định nên phải biết phối hợp nhuần nhuyễn các chỉ báo với các khung thời gian khác nhau hoặc là phải rất giỏi hành động giá dựa trên khối lượng và nến.
Nếu một cá nhân nhận xét về thị trường dựa vào khối lượng và nến, họ có thể là rất giỏi hoặc chẳng biết gì hay chẳng thế thấy dài và hiểu sâu. Trong khi hệ thống chỉ báo giúp bạn bắt mạch thị trường.
HỆ THỐNG THEO DÕI
Khi đã rành về các chỉ báo tôi chia sẻ bên trên, bạn mới xây dựng được hệ thống theo dõi thị trường để có thể bắt được đáy và đoán được đỉnh.
Nhưng dù thế nào đi nữa cũng sẽ luôn tồn tại độ trể nhất định trong hành động mua và bán vì vậy có kết luận: “Mua sớm hơn, lãi nhiều hơn nhưng cũng sẽ rủi ro nhiều hơn, mua trể hơn, rủi ro ít nhưng nhưng chưa chắc giữ được hàng vì vậy mới có chuyện lấy vị thế, nâng và hạ vị thế”
ĐỌC GÌ ĐỂ TỰ HỌC ĐẦU TƯ
Bạn đọc vào hỏi: “Nên đọc sách gì để tự tìm hiểu và đầu tư?”
Tôi gởi danh sách vài cuốn sau:
1. Kiếm tiền từ chứng khoán Caslim
2. Phương pháp mới để giao dịch kiếm sống
3. Giao dịch như một phù thuỷ chứng khoán
4. Thấu hiểu hành vi giá thị trường tài chính
5. Tuyệt kỹ giao dịch bằng đồ thị nến
6. Phân tích chứng khoán
7. Lý thuyết DOW
8. Phương pháp Price Action tinh gọn
9. Phân tích chứng khoán
10. Technical Analysis: Power Tools for Active Investors
11. Sách Kinh Tế Học Về Tiền, Ngân Hàng Và Thị Trường Tài Chính (Ấn bản thứ 12 mới nhất) tác giả Frederic S. Mishkin
12. Tinh hoa kinh tế học
Quý bạn đọc rồi thực hành bằng paper trading trên 24hMoney rồi mới dùng tiền thật sau khi đã rèn xong.
MIỄN TRỪ TRÁCH NHIỆM
Chúng tôi viết bài trên KAASH x B của cá nhân, không đại diện cho tổ chức.
Bạn đọc có thể tham khảo và bài cũng sẽ phù hợp với những cá nhân nhà đầu tư cùng ngôn ngữ và tư duy.
Chúng tôi ghi nhận những đóng góp ý kiến mang tính chia sẻ và góp ý nhưng xin đừng chia sẻ bài theo kiểu là bài viết mang tính khoa học thực tiển đại chúng vì chúng tôi khác biệt.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm về việc các bạn đọc bài và hành động trên tư duy và KAASH x B khác biệt.
Việc viết miễn trừ luôn là một thái độ chúng tôi thể hiện trách nhiệm với cộng đồng và cũng mong đọc giả có trách nhiệm với chính bản thân.
KHUYẾN KHÍCH TRÁCH NHIỆM CỦA ĐỌC GIẢ
Chúng tôi luôn khuyến khích quý bạn đọc giả luôn phải làm những điều sau:
Đọc chậm, hiểu từ từ và luôn dùng tư duy tối thiểu để tự vấn bằng câu hỏi: “Điều này có lợi gì cho chính bản thân mình?”
Thân ái,
Nhà cố vấn già
Phan Lê Thanh Toàn
Nhà đầu tư lưu ý
1 Bình luận 2 Chia sẻ
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ