menu
24hmoney

Bài của Kim Ngân

Pro
ÁP LỰC TỶ GIÁ - TRƯỚC THỀM FED CÔNG BỐ LÃI SUẤT!!!
Tuần qua, giá USD bán ra tại các ngân hàng đã vượt 24.800 VND/USD. Về lý thuyết, tỷ giá tăng sẽ có lợi cho doanh nghiệp xuất khẩu và gây thiệt hại cho doanh nghiệp nhập khẩu. Song thực tế phần lớn các doanh nghiệp đang chịu ảnh tiêu cực vì tỷ giá tăng.
1. Khó khăn cho các DN
- Với doanh nghiệp ngành gỗ: Thường thì các doanh nghiệp ngành gỗ sẽ được hưởng lợi từ việc tăng giá USD khi bán được giá cao vào mùa xuất hàng tốt, song thời điểm hiện tại, các doanh nghiệp ngành gỗ đang khó khăn về xuất khẩu. Nguyên nhân là do USD tăng giá cao, các doanh nghiệp bị ảnh hưởng khi nhập khẩu nguyên liệu từ thị trường nước ngoài
Hiện các doanh nghiệp ngành gỗ không dám nhập khẩu quá nhiều vì gặp tác động mạnh của giá đầu vào. Nếu đồng USD tăng giá cao, lãi suất ngân hàng cũng sẽ có xu hướng tăng, kéo theo các doanh nghiệp vốn đã khó tiếp cận nguồn tín dụng nay lại càng thêm khó khăn. Trong khi đó, giá bán không thể tăng do đã ký hợp đồng trước đó
- Với doanh nghiệp ngành dệt may: tỷ giá tăng nhưng các doanh nghiệp xuất khẩu không thể vui, bởi giá nguyên phụ liệu nhập khẩu tăng mạnh khiến phần lãi chênh lệch từ tỷ giá hầu như không đáng kể. Chưa kể, lạm phát tăng nhanh khiến người dân các quốc gia nhập khẩu thắt chặt chi tiêu, đơn hàng ngày càng ít, các nhà nhập khẩu liên tục "ép" giá.
- Kể cả với nhiều doanh nghiệp không sử dụng nguồn nguyên liệu nhập khẩu, tỷ giá tăng cũng khiến chi phí sản xuất đội lên đáng kể.
+ Doanh nghiệp ngành du lịch: vừa nhúc nhích hồi phục sau đợt ảnh hưởng nặng nề vì dịch COVID-19, giờ đây lại phát sinh cái khó do tỷ giá tăng. Bởi, khi đưa khách Việt Nam ra nước ngoài, doanh nghiệp phải trả các đối tác dịch vụ nước bạn bằng USD, trong khi khách du lịch lại thanh toán bằng VND.
2. Giải pháp???
Trong bối cảnh hiện nay, doanh nghiệp cần nâng cao chất lượng sản phẩm, từ khâu sản xuất đến khâu chăm sóc khách hàng, từ đó hợp lý hóa sản xuất. Có như vậy, kết cấu giá thành của sản phẩm mới bù vào chi phí của sản phẩm.
Để hạn chế phần nào những thiệt hại do tỷ giá gây ra, bản thân các doanh nghiệp cần có sự chuẩn bị ứng phó trước như lập quỹ dự phòng biến động tỷ giá; hạn chế việc vay bằng ngoại tệ khi không có đủ nguồn trả; định kỳ đánh giá lại tài sản và nguồn vốn theo giá thị trường.
Với doanh nghiệp nhỏ và vừa, phương án phòng ngừa rủi ro cũng được tính tới, đơn cử như tích trữ sẵn một lượng ngoại tệ để tránh mua vào khi tỷ giá tăng thêm.
Việc USD tăng giá cũng tạo thuận lợi cho xuất khẩu, nhưng với doanh nghiệp nhập khẩu sẽ bị ảnh hưởng lớn vì nếu tăng giá sản phẩm sẽ mất thị phần, còn nếu không tăng giá thì doanh nghiệp sẽ bị giảm sút lợi nhuận. Vì vậy, Chính phủ nên có những chính sách hỗ trợ thông qua các gói hỗ trợ tài khóa như giảm giãn thuế.
Để chính sách tiền tệ, đặc biệt là công cụ tỷ giá phát huy tác dụng thì vấn đề kiểm soát ngoại tệ rất quan trọng. Nếu như có lỗ hổng trong công tác quản lý ngoại tệ thì giá USD ngoài chợ đen sẽ tiếp tục gây áp lực lên tỷ giá thời gian tới.
Nhà đầu tư lưu ý
17 Yêu thích
15 Bình luận 2 Chia sẻ
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ