menu
24hmoney

Bài của Kim Ngân

Pro
ÁP LỰC THANH KHOẢN CUỐI NĂM
1. Hiện tượng thỏa thuận lãi suất ngoài
Cuộc đua huy động vốn của các ngân hàng tiếp tục nóng trong thời gian gần đây khi không ít nhà băng tăng lãi suất tiền gửi tiết kiệm như OCB, TCB, …
Tuy nhiên, ở một số ngân hàng quy mô nhỏ, do áp lực thanh khoản cuối năm nên theo phản ánh đã xuất hiện tình trạng thỏa thuận lãi suất ngoài, với biên độ cộng thêm 1 - 2%/năm so với bảng lãi suất niêm yết. Hiện có ngân hàng chào mức lãi suất huy động 13,5%/năm cho kỳ hạn 18 tháng, 12,5%/năm cho kỳ hạn 13 tháng, gần gấp đôi so với cuối năm 2021.
Mặt bằng lãi suất huy động và cho vay tăng nhanh có thể dẫn đến rủi ro nợ xấu phát sinh trong tương lai. Vì thế, Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành Văn bản 8728/NHNN, yêu cầu các ngân hàng phải báo cáo lãi suất tiền gửi và cho vay của giao dịch phát sinh mới trong kỳ báo cáo hàng tuần cho cơ quan này. Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước cho biết, mục đích là để phục vụ việc quản lý hoạt động ngân hàng và điều hành chính sách tiền tệ.
2. Áp lực thanh khoản
Từ đầu năm 2022 đến đầu quý 3/2022, kinh tế Việt Nam phục hồi nhanh hơn kỳ vọng rất nhiều. Trong quá trình phục hồi đó ẩn chứa một số vấn đề như hệ thống ngân hàng xuất hiện tình trạng “căng thẳng” thanh khoản.
Trong bối cảnh có nhiều áp lực từ bên ngoài và bên trong, Ngân hàng Nhà nước buộc phải tăng lãi suất điều hành hai lần, chấp nhận nguy cơ VND mất giá sâu hơn so với USD. Thế nhưng, trong hơn 3 quý đầu năm 2022, tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng huy động của nhiều ngân hàng tăng so với đầu năm đã làm tăng thêm áp lực cho các nhà băng trong thời điểm thị trường đang khát vốn.
Chênh lệch tín dụng và huy động âm cộng với nhu cầu vốn đáp ứng hoạt động kinh doanh và thanh toán thời điểm cuối năm khiến mặt bằng lãi suất tăng chưa có dấu hiệu dừng lại.
=> Cuộc chạy đua lãi suất huy động thời gian qua cũng đã cho thấy mức độ căng thẳng khi các ngân hàng phải tăng cường bù đắp nguồn vốn cho phần cho vay trong 9 tháng đầu năm cũng như áp lực thanh khoản cuối năm.
Thực tế, theo báo cáo của các ngân hàng, chênh lệch huy động vốn và tín dụng đã xuống mức âm kể từ tháng 7/2022, tốc độ tăng trưởng tín dụng cao hơn so với tốc độ tăng trưởng vốn huy động khiến tỷ lệ dư nợ tín dụng trên huy động (LDR) tại nhiều nhà băng tăng cao.
Tỷ lệ LDR cao cho thấy khả năng sinh lời cao, nhưng đồng thời rủi ro thanh khoản tăng theo. Một số ngân hàng có tỷ lệ LDR cao hơn 85% là BIDV, VietinBank, MB, Techcombank, VPBank, Saigonbank; tỷ lệ LDR thuần cao hơn 100% là MSB, Techcombank, VIB, VPBank.
Trong tổng nguồn vốn của ngành ngân hàng hiện nay, vốn ngắn hạn chiếm 80%, vốn tự có và các nguồn vốn trung - dài hạn chiếm 20%. Trong khi đó, 50% tổng dư nợ nền kinh tế là cho vay trung và dài hạn, cho thấy biên độ chênh lệch rất lớn về mặt kỳ hạn giữa huy động và cho vay.
=> Hai rủi ro đáng kể cho ngành ngân hàng là rủi ro về thanh khoản và rủi ro chi trả cho người gửi tiền.
Nếu dòng tiền luân chuyển không tốt, nợ xấu phát sinh sẽ không có tiền trả nợ đến hạn 6 tháng cho người gửi tiền.
Một rủi ro khác là rủi ro lãi suất. Hiện lãi suất ngắn hạn biến động liên tục, trong khi lãi suất cho vay trung và dài hạn theo hợp đồng thường quy định sau 1 năm mới điều chỉnh. Ngân hàng đối mặt với rủi ro lãi suất trong bối cảnh lạm phát tăng, môi trường lãi suất biến động lớn
Nhà đầu tư lưu ý
12 Yêu thích
6 Bình luận 6 Chia sẻ
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ