K
3 bài học quý giá từ bữa trưa 15 tỷ đồng với Warren Buffett của hai NĐT Monhnish Pabrai và Guy Spier
Trung bình người Mỹ chỉ tốn khoảng $1.000 một năm để ăn trưa tại nhà hàng. Tuy nhiên 2 nhà đầu tư Guy Spier (52 tuổi, Giám đốc Quỹ đầu tư Aquamarine Fund) và Mohnish Pabrai (53 tuổi, Nhà điều hành Quỹ đầu tư Pabrai Investment Fund) chi $650.000 (tương đương hơn 15 tỷ đồng) trong một buổi đấu giá từ thiện để được ăn trưa với Buffett.
Guy Spier là một nhà quản lý qũy phòng hộ nổi danh,hiện ông đang điều hành quỹ Aquamarine Fund với kỷ lục về lợi nhuận đánh bại thị trường không thể nào ấn tượng hơn – 463% từ khi thành lập vào năm 1997. Guy xuất thân từ đại học Oxford, và là bạn học với nguyên Thủ tướng Anh David Cameron. Ông tiếp tục theo học MBA tại trường Harvard, sau đó bắt đầu làm việc với tư cách nhân viên ngân hàng đầu tư trước khi tự thành lập quỹ do mình quản lý. Guy Spier cũng là một nhà phân tích nổi tiếng thường xuyên xuất hiện trên các kênh phương tiện truyền thông như CNN, CNBO, Bloomberg…. Nhìn vào thành tích lừng lẫy hiện tại của Guy Spier, ít ai có thể ngờ rằng ông từng là một tay “mafia” cò mồi tại một quỹ đầu tư chuyên kinh doanh các cổ phiếu “rác” với những năm tháng tuổi trẻ trượt dốc tại phố Wall. Cho đến khi bắt gặp trường phái đầu tư giá trị và được soi sáng bởi trí tuệ của Warren Buffet và Charlie Munger (Hành trình của Guy Spier và những điều ông đã học được trên con đường đầu tư của mình đã được Guy Spier chia sẻ trong cuốn sách Lột Xác Để Trở Thành Nhà Đầu Tư Giá Trị).
Thuộc diện sinh sau đẻ muộn như Mohnish Pabrai lại trở thành một NĐT vô cùng thành công với bí quyết rất đơn giản là: đi theo dấu chân của những nhà đầu tư huyền thoại, không cần khai phá đường đi mới mà chỉ cần lần theo lối cũ. Những ngày đầu bước chân vào con đường đầu tư, Pabrai khâm phục Warren Buffett và tôn thờ nhà đầu tư trứ danh này làm thầy mặc dù chưa một lần diện kiến và Buffett chẳng hề biết Pabrai là ai. Thời khắc mà Pabrai biết đến cái tên Buffett được giới viết sử về thế giới đầu tư tán rằng, “chính nhờ cái chớp mắt ngẫu nhiên của số phận ấy mà Pabrai rẽ đi theo một hướng khác”. Ngoài vai trò là một doanh nhân, nhà đầu tư Mohnish Pabrai còn được biết đến là một nhà từ thiện – ông sáng lập Quỹ Dakshana nhằm cung cấp nền giáo dục đẳng cấp thế giới cho trẻ em nghèo khổ trên toàn thế giới, đặc biệt là ở Ấn Độ. (Phương pháp đầu tư rủi ro ít lợi nhuận cao của Mohnish Pabrai được ông chia sẻ trong cuốn sách Nghệ thuật đầu tư Dhandho).
Năm 2007, 2 nhà đầu tư này đã mua một bữa trưa với cái giá đắt đỏ và số tiền thu được trao tặng cho quỹ Glide, một quỹ từ thiện cung cấp dịch vụ xã hội cho người nghèo và vô gia cư. Năm ngoái, giá đấu thầu đứng đầu lên tới con số triệu đô la – mức tăng cao nhất khởi điểm từ $25.000 trong cuộc đấu giá thường niên bắt đầu từ năm 2000.
Một số người có thể chế giễu về việc chi trả khoản tiền khổng lồ cho một bữa ăn trưa kéo dài 2 tiếng rưỡi, ngay cả khi người đối diện là Buffett, nhưng Spier và Pabrai chia sẻ với Squawk Box của CNBC vào năm 2010 rằng “Nó đáng giá từng xu”.
“Tôi nghĩ chúng tôi sẽ sẵn sàng trả nhiều hơn thế” Pabrai nói. “Cái gì cũng có giá của nó”.
Theo hai nhà đầu tư, họ không chỉ có những trải nghiệm “tuyệt vời” mà còn rút ra được 3 bài học kinh doanh chính:
1. Chính trực là yếu tố đi đầu trong kinh doanh
Trong suốt buổi ăn trưa, Buffet giải thích cách ông và đối tác lâu năm của mình, Charlie Munger, tiếp cận sự thật, trung thực và chính trực. “Buffett và Munger cho chúng tôi thấy tầm quan trọng của việc đưa ra quyết định dựa vào thang điểm bên trong chính chúng ta”, Pabrai nói với CNBC.
Buffett gửi gửi đến 2 nhà đầu tư một phương pháp độc đáo để quyết định có làm hay không bằng câu hỏi: “Liệu anh muốn được thiên hạ ca ngợi là người tình tuyệt nhất trên thế giới, nhưng tự thân biết mình là kẻ tệ nhất? Hay anh muốn bị coi là người tình tồi tệ nhất thế giới, nhưng tự thân anh biết mình là người tuyệt nhất?”
“Và ông nói: ‘Nếu anh biết làm thế nào có câu trả lời đúng, thì anh đã có quyết định cho riêng mình rồi,’” Pabrai nhớ lại.
Spier tiếp tục, “Một người có thể vừa tản bộ vừa tưởng tượng ra thế giới, và những phản hồi họ nhận được là những thứ họ đang làm rất khủng khiếp, nhưng trong sâu thẳm họ biết rằng những gì họ đang làm là đúng đắn, thì đó quả là một con người thú vị.”
Tuy nhiên, Buffett từ lâu đã nổi tiếng là một nhà kinh doanh chính trực và ông luôn tìm kiếm đức tính này ở tất cả nhân viên của mình.
“Một sinh viên đại học có thể quyết định con người mình sẽ trở thành ở tuổi 60”, vị tỷ phú chia sẻ trong một cuộc phỏng vấn cho tạp chí Business Nebraska. “Nếu họ không có tính chính trực từ bây giờ, thì họ sẽ không bao giờ có.”
2. Học cách nói “Không”
Warren Buffett đã từng nói: “Sự khác biệt giữa những người thành công và những người thực sự thành công là những người thành công thực sự nói không với hầu hết mọi thứ.” Và Spier đã thực sự sống theo lẽ đó trong một bài báo ông viết vào năm 2014 cho MarketWatch.
Trong “bữa trưa quyền lực” của họ, Spier cho biết Buffett cho mọi người xem lịch trình hàng ngày của ông, nhưng phần lớn là để trống. Spier kể lại là “Ông ấy thích để thời gian của mình không bị gò bó, và để rất nhiều khoảng trống cho hành động ngẫu hứng.”
Theo như chia sẻ từ người bạn tỷ phú thân thiết của Warren Buffett là Bill Gate thì đây không phải thói quen mới của Warren. Trong một cuộc phỏng vấn với Charlie Rose, Gates nói rằng khi ông gặp Buffett lần đầu tiên vào năm 1991, Buffett đã cho ông thấy lịch trình của ông, và phần lớn nó trống rỗng. Điều này đã dạy người đồng sáng lập Microsoft một bài học có giá trị – người mà có khuynh hướng “đóng gói” lịch của mình, đó là “Bạn kiểm soát thời gian của mình. Khi bạn lấp đầy từng phút trong lịch trình làm việc của mình thì đó chẳng phải sự ủy thác nghiêm túc.”
Nhiều năm sau, không có gì thay đổi đối với Buffett và tỷ phú vẫn cho thấy “Sự tăng trưởng liên tục tuyệt vời” với khả năng nói ‘không’ của mình.
Guy Spier cam kết sẽ làm như vậy sau bữa trưa với Buffett. Ông viết trên MarketWatch: “Quan sát Buffett, tôi có thể nói rằng mặc dù ông là một người đàn ông tử tế, nhưng ông hoàn toàn không chịu chút rắc rối nào từ việc nói ‘Không’. Khi tôi nhận ra điều này, tôi cảm thấy nhẹ nhõm hơn với khả năng nói ‘Không’ của mình.”
3. Làm những gì bạn yêu thích
Buffett cũng đề cập đến tầm quan trọng của việc làm những gì bạn yêu thích, Guy Spier chia sẻ với CNBC vào thời điểm đó. Thoạt tiên vị tỷ phú chỉ ra rằng Cecil Williams (người sáng lập Quỹ Glide) làm những gì ông yêu thích bằng cách chăm sóc những người kém may mắn. Buffett sau đó nói thêm rằng ông yêu thích những gì mình đang làm với tư cách là CEO của Berkshire Hathaway.
Trên thực tế, Buffett, người sở hữu 80,6 tỷ đô la, rất thích công việc của mình đến nỗi ông sẽ rất hạnh phúc nếu được gắn bó cùng nó suốt đời. “Dĩ nhiên với $100,000/năm, tôi đã vui lắm rồi”, tỷ phú này chia sẻ với PBS Newshour vào năm ngoái.
Ông thúc giục những người trẻ tìm kiếm công việc họ yêu thích theo cùng một cách. Buffett nói trước 40.000 người tham dự hội nghị thường niên Berkshire Hathaway năm 2017: “Khi bạn bước ra ngoài xã hội, hãy tìm công việc mình thích kể cả lúc không cần tiền. Bạn sẽ thực sự muốn nghĩ đến điều khiến bạn cảm thấy tốt đẹp, khi ngày một trưởng thành hơn thì chí ít bạn cũng muốn tiếp tục đi theo hướng đó.”
Spier còn nhấn mạnh một điểm ở tình yêu chân thành của tỷ phú đối với công việc của ông được thể hiện rõ ràng trong bữa ăn trưa của họ, và nói thêm rằng “Warren liên tục thể hiện tình yêu đối với công việc ông làm.”
Nguồn: Sưu tầm
Nhà đầu tư lưu ý
3 Yêu thích
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ