menu
24hmoney

Bài của Nhung ONeil

Pro
CÓ PHẢI CHÚNG TA ĐANG CÔ ĐƠN TRÊN BẢNG ĐIỆN TỬ?
CÓ PHẢI CHÚNG TA ĐANG CÔ ĐƠN TRÊN BẢNG ĐIỆN TỬ?. 1. Nhận định thị trường sau phiên 22/8. Sau một ngày  ...
1. Nhận định thị trường sau phiên 22/8
Sau một ngày giằng co, hôm nay VN-Index đóng cửa tại mốc 1,180.49 điểm, tăng 0.73 điểm, tương đương với 0.06%. Độ rộng thị trường tương đối cân bằng.Theo đó, sàn HOSE hôm nay có 220 mã tăng, trong khi có 250 mã giảm và 51 mã đứng giá. Nhóm ngành tác động nhiều nhất đến chỉ số: Chứng khoán (VCI, SSI, VND, SHS), ngành dịch vụ tiện ích (GAS, REE, BWE, NT2). Khối ngoại và tự doanh có giao dịch ngược chiều nhau khi khối này bán ròng mạnh 730 tỷ với HPG, STB, VPB, VND… mua ròng với FRT, VIC, DGW, VCI… Tự doanh mua ròng 253 tỷ với MBB, SSI, VNM, HPG…
Thanh khoản thị trường chứng khoán hôm nay giảm. Tính trên HOSE, tổng giá trị giao dịch đạt mức 21,711.816 tỷ đồng, tương đương với 1,055,664,316 cổ phiếu.
Sau phiên hồi phục yếu trong ngày 21/8/2023, chủ yếu là “hồi kỹ thuật” như em đã nhận định trong group Đầu tư cùng O’Neil thì sáng nay TT đã trả lại về đúng những gì như nó vốn có. Lượng hàng T+ về khiến NĐT nhanh chóng bán vội, kích hoạt lệnh MP nên sáng có pha giảm điểm. Kết phiên 22/8 chỉ số hồi phục mạnh (nến Doji chân dài kết phiên) cho thấy sự lưỡng lự của nhà đầu tư xuất hiện trong đợt giảm giá – nỗ lực hồi phục. Doji xuất hiện ngay trên mốc hỗ trợ MA100 ngày cho thấy xác suất xảy ra đảo chiều cao. Vậy nhịp hồi phục kỹ thuật này sẽ tăng tới đâu và nên hành động gì? Chúng ta hãy cùng phân tích nguyên nhân và đưa ra chiến lược thị trường trong thời gian tới nhé.
2. Nguyên nhân thị trường giảm điểm:
CÓ PHẢI CHÚNG TA ĐANG CÔ ĐƠN TRÊN BẢNG ĐIỆN TỬ?. 1. Nhận định thị trường sau phiên 22/8. Sau một ngày  ...

- Phân tích kỹ thuật: Nhiều CP đã đạt target và cho các dấu hiệu bán, đặc biệt nhóm leader thời gian qua như Chứng khoán, BĐS, Đầu tư công, Bán lẻ. Về kỹ thuật, VNINDEX đã xuất hiện dấu hiệu tạo đỉnh từ đầu tháng 8, cụ thể là phiên 1/8 khi chỉ số đang tăng mở Gap vào phiên sáng, xuất hiện lực bán mạnh khiến VNINDEX quay đầu giảm điểm vào cuối phiên, khiến VNI giảm hơn 17 điểm. Tiếp tục 3/8 cũng là 1 phiên tương tự, có hiện tượng trồi sụt. Ngay phiên sau đó, nhóm BĐS cùng bank đồng loạt kéo khiến VNI hồi phục mạnh và đạt đỉnh vào ngày 8/8/2023. Từ khu vực này, dấu hiệu “phân phối đỉnh” tỏ ra rõ nét hơn khi liên tiếp có những phiên tăng mạnh về giá và sau đó gặp áp lực chốt lời, cũng trong phiên tăng giảm đan xen (hay còn gọi là hiện tượng “trồi sụt”). Kèm theo đó, các dấu hiệu kỹ thuật khác cũng cho dấu hiệu bán: Cụm nến Evening Star (báo hiệu đảo chiều), RSI ở vùng quá mua (>80) – phân kỳ âm, MACD có chiều hướng đi xuống ….Phiên trước ngày “thứ 6 đen tối” – áp lực bán gia tăng, nến Marubozu giảm điểm cùng với đó là việc gãy trend tăng kéo dài từ đầu tháng 7 đã khiến tâm lý NĐT trở nên tiêu cực. Và rồi điều gì đến cũng phải đến.
- Thời kỳ “tiền rẻ”: lãi suất thấp, kênh đầu tư hấp dẫn là chứng khoán và BĐS thì thời điểm hiện tại BĐS vẫn đang đóng băng khiến cho dòng tiền trở nên dồi dào hơn, và dịch chuyển dần sang kênh đầu tư chứng khoán à lý do vì sao thanh khoản đã gia tăng từ cuối năm 2022 cho tới nay.
- Thông tin ngoài lề: Có nguồn tin cho rằng 1 CTCK lớn hạ tỷ lệ margin nên khiến NĐT lo lắng, kéo theo đà bán tháo.
- Tác động tâm lý: Ngoài các tác động từ vĩ mô ngoài nước, thị trường chứng khoán còn một phần chịu tác động tâm lý khi các cơ quan chức năng và cơ quan quản lý xử lý nghiêm các vụ việc trên thị trường chứng khoán và trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ"
- Thông tin vĩ mô:
+ TTCK Mỹ bước vào giai đoạn giảm giá ngắn hạn khi có tuần giảm điểm mạnh nhất kể từ tháng 2 năm nay. Các số liệu gần đây cho thấy nền kinh tế Mỹ vẫn tiếp tục tăng trưởng, lạm phát có dấu hiệu tăng trở lại làm tăng mối lo ngại làn sóng lạm phát thứ hai bùng phát.
+ Lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm vào ngày 17/08 đã tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 10/2022. Xu hướng tăng xuất hiện sau khi FED công bố biên bản cuộc họp tháng 7, cho thấy khả năng nâng lãi suất nhiều hơn có thể xảy ra do những lo ngại về lạm phát bùng phát trở lại.
+ Cũng trong ngày 18/8: công ty BĐS lớn nhất Trung Quốc Evergrande đã nộp đơn xin phá sản tại Hoa Kỳ khi cơ cấu lại khoản nợ của mình. Evergrande - tập đoàn có khoản nợ 300 tỉ USD - không thể tích lũy tiền mặt đủ nhanh để thanh toán nợ.=> Thị trường bất động sản có tầm quan trong đối với Trung Quốc. Ngành công nghiệp này chiếm tới 30% hoạt động kinh tế của đất nước và hơn hai phần ba tài sản hộ gia đình gắn liền với bất động sản. Một nhà phát triển bất động sản lớn nhất Trung Quốc Country Garden, cho biết trong tháng này rằng họ dự kiến sẽ báo cáo khoản lỗ lên tới 7,6 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm nay. => Theo BCA Research, trong thập kỷ qua, Trung Quốc là nguồn gốc của hơn 40% tăng trưởng kinh tế toàn cầu, so với 22% của Hoa Kỳ và 9% của khu vực đồng euro. Điều gì đang xảy ra với bất động sản và nền kinh tế Trung Quốc?
> Liên hệ Việt Nam: trong những năm gần đây, chính sách của Việt Nam thường bám theo Trung Quốc. Đặc biệt nền kinh tế Việt Nam cũng đang suy yếu và Chính phủ đang ưu tiên hàng đầu cho mục tiêu phát triển kinh tế. Do đó khả năng Việt Nam giảm lãi suất điều hành thêm một lần nữa là có thể.
+ Bên cạnh đó, xung đột Nga - Ukraine càng làm gia tăng rủi ro cho sự phục hồi kinh tế toàn cầu nhất là khi giá năng lượng, giá nguyên liệu đầu vào tăng mạng. Điều này đã tác động tới nhiều thị trường chứng khoán trên thế giới, khiến nhiều thị trường giảm điểm mạnh.
3. Hành động của NĐT trong thời điểm này
- Quan sát qua 2 phiên hồi phục kỹ thuật 21 và 22/8, cá nhân tôi nhận thấy chỉ số đã tạo ra “tín hiệu nhiễu” khi liên tục kéo các dòng dẫn dắt. Tại phiên 21/8, kéo bank sau đó giảm nhiệt vào cuối phiên, phiên 22/8 tiếp tục kéo các leader dòng chứng khoán, và sau đó sẽ lần lượt kéo bất động sản, đầu tư công, vật liệu xây dựng, thép…. Tuy nhiên xét trên cục diện hiện tại, giá cổ phiếu đã không còn rẻ để mua kỳ vọng, nhiều doanh nghiệp đã qua thời kỳ khó khăn tuy nhiên kết quả kinh doanh chưa thật sự được cải thiện (ngoại trừ các DN thuộc nhóm dịch vụ tài chính, bất động sản, ô tô ghi nhận mức tăng mạnh).
- Thời gian tới, dự báo VNINDEX có 2 kịch bản xác suất cao nhất xảy ra:
+ Kịch bản 1 với xác xuất 45%: VNINDEX có thể sớm hồi phục lên khu vực 1200-1220 với lực kéo luân chuyển từ các nhóm Ngân hàng, Chứng khoán, BĐS, đầu tư công, thép. Nhưng không vượt qua vùng đỉnh 1246 điểm. Với trạng thái thị trường như hiện tại, chưa xác nhận kịch bản tăng trở lại của thị trường. Và sau đó quay trở lại kịch bản giảm về quanh 1170, đi ngang tích lũy vùng này tới cuối năm 2023
+ Kịch bản 2: với xác suất 55%: VNINDEX tiếp tục giảm về sát vùng hỗ trợ 1000 - 1120 điểm – khu vực hỗ trợ trung dài hạn MA200 tuần (có thể cộng trừ 20đ quanh vùng này) và quay ngược trở lại, lấy lại xu hướng tăng trung hạn lên cận khu vực 1250 cho tới cuối năm 2023. Với kịch bản này, nhiều CP sẽ rơi về vùng hỗ trợ và bật lên mạnh, kèm theo đó là Vnindex hình thành đáy chữ V như nhiều năm trở lại đây (từ năm 2019 cho tới nay).
Trên quan điểm cá nhân xác suất xảy ra kịch bản 2 cao vì như hiện tại tỷ lệ margin vẫn đang ở mức cao và giá CP chưa chiết khấu về mức hợp lý, chưa hấp thụ được lượng tiền mới tham gia đầu tư trở lại.
- Khuyến nghị NĐT nên đứng ngoài quan sát, tránh mua vội, mua đuổi hay bắt đáy trong giai đoạn này, rủi ro vẫn còn khá cao. Việc hồi kỹ thuật tôi cho rằng, nếu NĐT nào chưa bán CP thì 1-2 phiên tới là thời điểm bán thẳng - góc độ ngắn hạn. Những NĐT trung dài hạn mua được những CP cơ bản với vùng giá thấp, đã hạ tỷ trọng đầu tuần trước thì tiếp tục quan sát và chờ đợi điểm giải ngân gia tăng với vùng giá hấp dẫn hơn.
- Các dòng ưu tiên trong thời gian tới vẫn là Chứng khoán, BDS, BDS khu CN, lương thực (lúa gạo) và đầu tư công.
Quay trở lại với tiêu đề bài viết, NĐT đang cầm tiền ơi, các bạn không cô đơn đâu, ít nhất là trong thời điểm rủi ro này, giữ tiền quan trọng hơn kiếm tiền. Về được vùng giá thấp, chúng ta tha hồ được "nhặt hàng" thoải mái.
Chúc mọi người may mắn nhé!
Nhà đầu tư lưu ý
4 Chia sẻ
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ