Những nhà hoạch định chính sách của Mỹ đang khá đau đầu trong câu chuyện sử dụng chính sách siết chặt tiền tệ để kìm chế lạm phát. Tuy nhiên, những hành động quá cứng rắn của FED đã gây ra nhiều khó khăn, nhiều doanh nghiệp đã không còn chịu đựng được việc lãi suất ở mức cao.
Vấn đề lạm phát chưa được giải quyết nhưng nền kinh tế đã bị ảnh hưởng nặng nề, gần như không còn sức chống chịu lại với môi trường lãi suất cao. Đòi hỏi Mỹ phải đưa ra những lối đi mới ít ảnh hưởng tới kinh tế, ảnh hưởng tới doanh nghiệp hơn.
Câu chuyện hy sinh nền kinh tế để kìm chế lạm phát, khả năng cao sẽ không còn được áp dụng. Khi mà Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới đang đuổi sát Mỹ. Nên việc tiếp tục hy sinh nền kinh tế để kìm chế lạm phát có phải là một ưu tiên??
Nên xu hướng đảo ngược chính sách tiền tệ sẽ là một trong những xu hướng hiện hữu trong thời gian tới. Có thể là 3 tháng nữa, cũng có thể là 6 tháng nữa. Nhưng xu hướng đảo ngược chính sách tiền tệ vẫn chỉ còn là vấn đề thời gian.
Tuy nhiên chúng ta vẫn phải rõ ràng là, khi lãi suất bắt đầu giảm thì thị trường vẫn có thể giảm như bình thường. Vì những hệ lụy của chính sách tiền tệ siết chặt đã làm những doanh nghiệp mất máu quá nhiều và dẫn tới phá sản.
Nhưng đó cũng sẽ là sóng giảm cuối cùng, để chúng ta đón một thời kỳ phát triển kinh tế ổn định. Những doanh nghiệp có thể chịu đựng môi trường lãi suất cao sẽ có cơ hội phát triển mạnh mẽ khi lãi suất đảo ngược. Lạm phát, lãi suất đều ở mức thuận lợi để doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh.
Và việc tận dụng khủng hoảng, làn sóng phả sản để mua lấy những doanh nghiệp tốt khi thị trường bất ổn với giá rẻ. Sẽ là cơ hội làm giàu cho nhà đầu tư, những người đang có lợi thế cầm tiền trong giai đoạn này.
CHÚC CÁC NHÀ ĐẦU TƯ THÀNH CÔNG
Chia sẻ thông tin hữu ích