menu
24hmoney

Bài của Kim Ngân

Pro
CUỘC HỌP - BỘ TÀI CHÍNH NÓI GÌ???
Ngày 23/11, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc chủ trì cuộc họp về thị trường chứng khoán và trái phiếu doanh nghiệp.
Bộ trưởng cho biết, thị trường chứng khoán vừa trải qua một thời kỳ sụt giảm mạnh, đặc biệt là trái phiếu doanh nghiệp, niềm tin của nhà đầu tư đối với trái phiếu, cổ phiếu xuống thấp.
“Chúng ta đã dành nhiều công sức để tạo dựng nên một thị trường vốn nhằm phục vụ đắc lực cho sự phát triển của kinh tế đất nước. Tuy nhiên, trong năm 2022, từ sự việc của Tân Hoàng Minh, FLC, hay công ty An Đông và ngân hàng SCB đến nay khiến thị trường liên tục chao đảo”
Bộ trưởng cho biết, Chính phủ đã đưa ra các gói kích cầu nhằm mục tiêu giải quyết khó khăn và nâng cao khả năng chống chịu của doanh nghiệp. Tuy nhiên, tình hình của doanh nghiệp hiện nay có những khó khăn, sức sản xuất, kinh doanh sụt giảm nghiêm trọng và nếu tiếp tục tình hình này thì rất khó khăn cho thời kỳ tiếp theo.
1. Thị trường
Hiện nay triển vọng về kinh tế Việt Nam vẫn được các định chế tài chính đánh giá rất cao, tăng trưởng GDP năm nay có thể đạt 8%; thu NSNN có thể vượt khoảng 14,5%, CPI dưới 4%, bội chi ngân sách dưới 4%.
=> Chỉ số kinh tế vĩ mô thời điểm này vẫn tăng trưởng tốt, nhưng nếu không có biện pháp gì để thúc đẩy thị trường, đặc biệt là thúc đẩy sản xuất kinh doanh thì sẽ rất khó khăn trong tương lai.
- Đối với thị trường chứng khoán, thị trường vừa rồi suy giảm, riêng chỉ số VN-Index mất 600 điểm, tương đương giảm 38% so với đầu năm 2022. Trên thực tế thì nhiều cổ phiếu mất tới 70% giá trị và vấn đề thanh khoản rất hạn chế.
Thị trường tiền tệ và tín dụng diễn biến rất phức tạp, đặc biệt lãi suất liên tục tăng cao, lãi suất huy động trên 10%/năm => Nguồn tín dụng bị thắt chặt. Còn đối với thị trường bất động sản, sau thời gian tăng trưởng nóng thì hiện đứng trước nguy cơ vỡ bong bóng, do thiếu vốn, cũng như niềm tin của thị trường suy giảm,…
- Đối với trái phiếu doanh nghiệp, trái phiếu doanh nghiệp luôn xác định là một công cụ của thị trường vốn trung và dài hạn quan trọng cho các doanh nghiệp và nền kinh tế, qua đó hỗ trợ giảm áp lực lên kênh tín dụng ngân hàng.
Tuy nhiên, đến cuối tháng 9 năm nay, toàn thị trường có gần 10% so với dư nợ vay ngân hàng thương mại. Thêm vào đó thời gian vừa qua có một số doanh nghiệp vi phạm pháp luật trong vấn đề phát hành bị xử lý hình sự, gây ra tâm lý hoang mang, dẫn đến nhà đầu tư đua nhau đi rút tiền, doanh nghiệp đi vay gặp khó khăn.
=> Mong muốn công ty chứng khoán và doanh nghiệp phát hành có thể tìm ra giải pháp nhằm giúp thị trường chứng khoán quay trở lại bình thường và tiếp tục phát triển, cũng như tìm ra giải pháp để củng cố niềm tin cho trị trường trái phiếu và tăng cường tính thanh khoản.
2. Đề xuất - kết luận
a. Đề xuất từ các doanh nghiệp
- Bổ sung mục đích sử dụng vốn trái phiếu và giai hạn nợ trái phiếu
- Thành lập cơ quan bình ổn trái phiế ví dụ như DATC, SCIC
- Nới room tín dụng
- Chính phủ tăng cường truyền thông lấy lại niềm tin cho người dân
b. Kết luận của Bộ trưởng
- Mục đích phát hành trái phiếu giữ nguyên
- Sẽ trình lại cho phép doanh nghiệp đàm phán với nhà đầu tư gia hạn hoặc nhận sản phẩm, cổ phiếu của doanh nghiệp nếu nhà đầu tư chấp thuận
- Về bình ổn trái phiếu: chờ nghiên cứu thêm
- Yêu cầu doanh nghiệp tự giảm giá bất động sản để tăng thanh khoản ( muốn kìm giá nhà theo chỉ đạo Chính Phủ )
- Định hướng tăng phát hành trái phiếu ra công chúng chứ không muốn đẩy mạnh phát hành riêng lẻ. Yêu cầu UBCK cải cách thủ tục rút ngắn thời gian
- Các dự án dở dang đủ điều kiện triển khai và doanh nghiệp đang nợ trái phiếu sẽ kiến nghị với ngân hàng nhà nước trình chính phủ bố trí room để giải ngân
- Yêu cầu doanh nghiệp tăng cường truyền thông về đủ khả năng trả nợ đến hạn
=> Khuyến khích các DN tự chủ giải quyết vấn đề cấp bách ngoài ra Bộ cũng sẽ xem xét cân nhắc vấn đề mà doanh nghiệp đề xuất
Nhà đầu tư lưu ý
6 Bình luận 1 Chia sẻ
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ