Ảnh đại diện
CÁCH TÌM KIẾM CÁC CỔ PHIẾU TỐT
1. Thế nào là một cổ phiếu tốt?
Warren Buffett định nghĩa 1 cổ phiếu tuyệt vời (như Coca-Cola) là 1 doanh nghiệp vừa có thể tạo ra dòng tiền cho cổ đông (nhà đầu tư) và đồng thời vẫn có thể tài trợ cho hoạt động kinh doanh để tiếp tục tăng trưởng.
Vậy việc có một dòng tiền lớn và có khả năng tăng trưởng tốt có phải là yếu tố hình thành nên một "Cổ phiếu tốt"?
Không có định nghĩa nào cụ thể cho một "cổ phiếu tốt". Trên các diễn đàn chứng khoán (hoặc 1 vài cuốn sách), bạn sẽ bắt gặp 1 vài câu nhận định kiểu như:
“Cổ phiếu chỉ tốt khi nó tăng giá”
“Cổ phiếu tốt là cổ phiếu mà giá của nó đang tăng”
Nhận định này sẽ chỉ đúng nếu bạn đang đầu cơ và điều bạn cần quan tâm duy nhất là giá cổ phiếu.
Khi bạn đầu tư, cổ phiếu chính là doanh nghiệp. Và 1 cổ phiếu chỉ tốt khi doanh nghiệp đó tốt. Một doanh nghiệp tuyệt vời sẽ cho bạn cơ hội để có 1 cổ phiếu tuyệt vời.
"Cổ phiếu tốt là những cổ phiếu có tỷ suất lợi nhuận trên vốn duy trì ở mức cao, ổn định trong nhiều năm."
tương đương với những cổ phiếu có tỷ lệ ROE lớn hơn 16% (trong 3 – 5 năm liền). (Tham khảo)
2. Tìm cổ phiếu tốt – “Fish where the fish are”
Thông thường nhà đầu tư sẽ tìm kiếm theo 1 trong 3 cách sau:
1. Tìm những cổ phiếu tốt, sau đó đánh giá xem mức giá hiện tại có rẻ (và/hoặc đang có xu hướng giá tăng) hay không?
2. Tìm những cổ phiếu đang có xu hướng giá tăng (momentum cao), sau đó đánh giá xem cổ phiếu có tốt (và/hoặc đang rẻ tương đối) hay không?
3. Tìm những cổ phiếu đang rẻ, sau đó đánh giá xem cổ phiếu có tốt (và/hoặc đang có xu hướng giá tăng) hay không?
Bạn cần phải hiểu rằng sẽ không có 1 phương pháp nào phù hợp với tất cả mọi người và không có 1 phương pháp nào có thể giúp bạn tìm được tất cả mọi cổ phiếu tốt.
Để có thể “quét” được nhiều cổ phiếu tốt, bạn sẽ cần sử dụng kết hợp nhiều phương pháp với nhau.Dưới đấy là 3 phương pháp mà bạn có thể tham khảo:
Cách 1: Tìm những kẻ dẫn đầu – The leaders
Như đã nói ở trên, những kẻ dẫn đầu sẽ có những yếu tố cơ bản vượt trội hơn những doanh nghiệp khác.
Tất cả sẽ phản ánh vào những chỉ số tài chính cơ bản của doanh nghiệp (fundamental variables). Và đây sẽ là cơ sở đầu tiên để bạn “đào bới tìm vàng”.
Chú ý:
Fundamental variables ở đây chỉ phản ánh kết quả hoạt động của doanh nghiệp, KHÔNG tính đến mối liên hệ với biến động giá cổ phiếu (bạn sẽ thấy rõ điều này trong Cách #2, #3 ở dưới đây).
4 tiêu chí để đánh giá bao gồm:
Khả năng sinh lợi (Profitability)
Năng suất (Productivity)
Cấu trúc vốn (Capital Structure)
Tăng trưởng (Growth)
Và trên thị trường chứng khoán với vô vàn chỉ số và phép đo lường thì bạn chỉ nên chọn một vài chỉ tiêu mà bạn cho là mình hiểu rõ và gắn bó liên tục với nó.
Ví dụ:
ROE hoặc ROIC (tỷ suất lợi nhuận trên tổng vốn, bao gồm vốn chủ và nợ vay)
Biên lợi nhuận gộp hoặc biên lợi nhuận sau thuế
Tỷ lệ đòn bẩy: Tổng nợ/Vốn chủ sở hữu hoặc Tổng tài sản/Vốn chủ sở hữu
Tăng trưởng EPS, 1 năm và tăng trưởng kép nhiều năm
Tăng trưởng doanh thu
Nguồn: Sưu tầm
Nhà đầu tư lưu ý
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ