menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Phong Khương Pro

Xu hướng thủy sản cuối 2022: Cá tra đi đâu về đâu?

Xu hướng thủy sản cuối 2022:

1. Doanh thu của các DNXK thủy sản tăng mạnh trong 2Q22

Xuất khẩu thuỷ sản đạt 3.2 tỷ đô (+35.5%) trong 2Q22, chủ yếu nhờ sự phục hồi doanh số bán hàng ở tất cả các ngành hàng, với doanh thu xuất khẩutôm đạt 1.4 tỷ đô (+26.1%) và cá tra đạt 777 triệu đô (+78.1% n/n). Theo đó, doanh thu của các DNXK tôm niêm yết tăng lên 7,001 tỷ đồng (+32.5%) trong khi DNXK cá tra tăng lên 9,619 tỷ đồng (+41.4% n/n).

Xu hướng thủy sản cuối 2022: Cá tra đi đâu về đâu?

Hình 1: Doanh thu tăng vọt của các nhà xuất khẩu lớn đã niêm yết

2. Doanh thu của DNXK đạt đỉnh mới trong 2Q22

Sự tăng trưởng mạnh mẽ của ngành cá tra trong 2Q22 giá trị xuất khẩu đạt 777 triệu đô (+78.1%) và 257,510 tấn sản lượng (+24.2%). Đặc biệt, nhu cầu tiêu thụ mạnh trong khi nguồn cung cá tra tại Việt Nam giảm đã khiến ASP tăng 32.2% tại các thị trường chính. Do đó, DNXK cá tra niêm yết đã công bố doanh thu tăng trưởng 41.4% n/n lên 9,619 tỷ đồng trong 2Q22. Nổi bật nhất thị trường xuất khẩu Mỹ với mức tăng đột biến 102% lên 196 triệu đô, trở thành thị trường màu mỡ nhưng kén chọn nhà cung cấp nhất trong 2Q22 (VHC đóng góp khoảng 45% sản lượng xuất khẩu). Các nhà nhập khẩu cá tra của Mỹ chấp nhận giá bán cao hơn, vào khoảng 4.8 USD/kg (+ 54%) trong khi nhu cầu cao đã thúc đẩy sản lượng xuất khẩu tăng 30.6% trong 2Q22. Được hưởng lợi từ thị trường Mỹ, doanh thu của VHC tăng +80.4% n/n đạt kỷ lục mưới với 4,226 tỷ đồng trong 2Q22. Doanh thu của ANVIDI lần lượt đạt 1,294 tỷ đồng (+20.5%) và 2,386 tỷ đồng (+ 30.4%) nhờ vào nhu cầu tiêu thụ cao của các thị trường ASEAN và Trung Quốc.

Xu hướng thủy sản cuối 2022: Cá tra đi đâu về đâu?

Hình 2: Cá tra được tiêu thụ mạnh tại các thị trường chính trong 1Q22

Xu hướng thủy sản cuối 2022: Cá tra đi đâu về đâu?

Hình 3: ASP của cá tra đang tăng

3. LNST DNXK cá tra lập đỉnh kéo theo LN ngành tăng mạnh

Trong 2Q22, giá nguyên liệu đầu vào tăng đáng kể do giá thức ăn thủy sản đắt đỏ, chi phí mua lớn, lương cao và chi phí thuê ngoài đắt hơn. Tuy nhiên, các nhà xuất khẩu thủy sản có thể mở rộng biên LN gộp nhờ mức tăng trưởng ASP vượt trội so với giá đầu vào. Biên LN gộp của 24 DNXK đã mở rộng lên 19.6%, +6.8 đpt n/n, chủ yếu đóng góp bởi 17.3% biên LN gộp của DNXK tôm (+3.1 đpt) và 13.4% biên LN gộp của DNXK cá tra (+10.9% đpt) trong 2Q22. Biên LN gộp thúc đẩy biên LN tăng trưởng nhanh lên 10.6%, (+6.4 đpt) trong 2Q22. Nhìn chung, LNST 2Q22 tăng trưởng mạnh mẽ 138.3 n/n lên 1,770 tỷ đồng, nhờ vào đóng góp LNST của DNXK cá tra tăng đáng kể 308n/n lên. Tuy nhiên, LNST của các DNXK tôm giảm 9%n/n so với cùng kỳ xuống 334.3 tỷ đồng.

Xu hướng thủy sản cuối 2022: Cá tra đi đâu về đâu?

Hình 4: Biên LN gộp cải thiện

Xu hướng thủy sản cuối 2022: Cá tra đi đâu về đâu?

Hình 5: LNST tăng mạnh trong 1Q22 được thúc đẩy bới DNXK cá tra

4. DNXK cá tra cải thiện biên LN gộp thúc đẩy biên LN tăng

Biên LN gộp 2Q22 của DNXK cá tra niêm yết cải thiện manh mẽ đạt 23.4%, cao hơn biên LN gộp 2Q21 là 12.6%. Giá nguyên liệu đầu vào tăng 45.5% n/n chậm hơn mức tăng tăng ASP (+82% to +94% n/n). Chi phí bán hàng & quản lý / doanh thu thu tăng nhẹ 0.5đpt n/n đạt 6.32% trong khi biên LN gộp cải thiện mạnh mẽ. Do đó, biên LN của 2Q22 tăng vọt lên 14.4% từ 4.8% trong 2Q21 và LNST đạt 1.382 tỷ đồng (+308.8% n/n). Cụ thể, các DNXK hàng đầu niêm yết như VHC, ANV và IDI có lợi thế để giảm chi phí bán hàng & quản lý / doanh thu n/n để thúc đẩy biên LN tăng lân lượt 203% / 913.8% / 866.9% n/n. Ngược lại, biên LN của các DNXK niêm yết nhỏ hơn như DAT, ACL, ABT, CCA và AAM bị ảnh hưởng bởi chi phí bán hàng & quản lý tăng cao.

Xu hướng thủy sản cuối 2022: Cá tra đi đâu về đâu?

Hình 6: Xu hướng tăng biên LN gộp của DNXK cá tra 1Q22

Xu hướng thủy sản cuối 2022: Cá tra đi đâu về đâu?

Hình 7: ASP tăng thúc đẩy biên LN gộp cải thiện 1Q22

5. DNXK cá tra tiếp tục duy trì phong độ trong 3Q22

Theo quan điểm của chúng tôi, ngành thủy sản 3Q22 tăng trưởng mạnh n/n nhu cầu của thị trường duy trì tăng mạnh n/n. Trong đó, doanh thu của các DNXK cá tra có thể giữ mức tăng đột biến n/n do 1) Trung Quốc có thể sớm nới lỏng quá trình nhập khẩu, thúc đẩy sản lượng cá tra xuất khẩu 2) xung đột Nga-Ukraine tiếp tục là cơ hội cho các DNXK cá tra chiếm thị phần tại các thị trường có mức tiêu thụ cá thịt trắng lớn, và 3) áp lực lạm phát có thể thúc đẩy nhu cầu cá tra (là sản phẩm thiết yếu nhưng giá thấp) ở nhiều thị trường. Chúng tôi kỳ vọng các DNXK cá tra sẽ duy trì biên LN gộp trong 3Q22 cao n/n do nguồn cung nguyên liệu đầu vào thiếu hụt và nhu cầu gia tăng có thể giữ giá bán trung bình ở mức cao. Tuy nhiên, KQKD 3Q22 có thể sẽ chậm lại q/q do quí 2 đạt mức nền cao.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Phong Khương Pro

Bấm theo dõi để nhận thêm nội dung bổ ích từ chuyên gia này.

Tìm hiểu thêm về chuyên gia.

Hãy chọn VIP/PRO hàng đầu để nhận kho bài viết chuyên sâu

12 Yêu thích
10 Bình luận 2 Chia sẻ
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại