menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Phương Tùng

Vụ trưởng Tổng cục đường bộ chỉ ra 2 yếu tố khiến ePass tạo nên "điều kỳ diệu" cho thu phí không dừng

Đâu là cơ sở để Công ty cổ phần Giao thông số Việt Nam (VDTC), thành viên Tập đoàn Viettel triển khai "thần tốc" dịch vụ thu phí không dừng...?

Chúng tôi đã trò chuyện với ông Tô Nam Toàn - Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ, Môi trường và Hợp tác quốc tế (Tổng cục đường bộ Việt Nam) về vấn đề này.

Vụ trưởng Tổng cục đường bộ chỉ ra 2 yếu tố khiến ePass tạo nên "điều kỳ diệu" cho thu phí không dừng
Theo ông, hệ thống giao thông thông minh của Việt Nam sẽ tác động ra sao đến quy hoạch giao thông đường bộ?

- Hiện nay, Bộ Giao thông Vận tải đã trình Thủ tướng Chính phủ để ban hành Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 tại Quyết định số 1454/QĐ-TTg ngày 1/9/2021. Theo quy hoạch này, mạng lưới đường cao tốc sẽ có 41 tuyến với tổng chiều dài hơn 9.000 km đường cao tốc và phấn đấu năm 2030 có khoảng 5.000km đường cao tốc đưa vào khai thác.

Vụ trưởng Tổng cục đường bộ chỉ ra 2 yếu tố khiến ePass tạo nên "điều kỳ diệu" cho thu phí không dừng
Ông Tô Nam Toàn, Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ, Môi trường và Hợp tác quốc tế (Tổng cục đường bộ Việt Nam).

Như vậy, cùng với sự phát triển của đường cao tốc thì sẽ cần đầu tư vào hệ thống giao thông thông minh (ITS), nhằm mục tiêu quản lý, khai thác hệ thống đường bộ nói chung và hệ thống đường cao tốc nói riêng.

Hiện nay, Tổng cục đường bộ Việt nam đã trình Bộ Giao thông Vận tải đề án đầu tư và quản lý khai thác ITS trên đường cao tốc đến năm 2030. Một trong những nhiệm vụ chính trong đề án này là xây dựng quy hoạch và kiến trúc cho ITS ở Việt Nam và đầu tư xây dựng các ITS trên các tuyến đường cao tốc, đặc biệt là tuyến cao tốc Bắc Nam phía Đông.

Cùng với đó là đầu tư xây dựng các hệ thống tiêu chuẩn cho ITS, xây dựng trung tâm điều hành ITS Quốc gia và phát triển các dịch vụ về ITS.

Làm thế nào để phát triển hệ thống giao thông thông minh ở Việt Nam trong bối cảnh hiện tại, thưa ông?

- Hiện nay, Tổng cục đường bộ Việt Nam đang mong muốn phối hợp với các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp công nghệ thông tin mạnh trong nước để phát triển ITS ở Việt Nam.

Điều này nhằm mục đích làm chủ hệ thống ITS của Việt Nam. Trước đây, khi xây dựng ITS, chúng ta vẫn phụ thuộc vào các nhà thầu nước ngoài. Do vậy, trong quá trình vận hành, bảo dưỡng, chúng ta không thể làm chủ được.

Vì vậy, Tổng cục đường bộ Việt Nam, cũng như Bộ Giao thông Vận tải và cả định hướng của Chính phủ, các tập đoàn công nghệ thông tin mạnh ở trong nước như Viettel, VNPT… cần tham gia vào quá trình xây dựng hệ thống ITS ngày từ bước xây dựng quy hoạch, kiến trúc ITS. Từ đó, họ có thể xây dựng hệ thống tiêu chuẩn giao thông thông minh, cũng như xây dựng các dịch vụ trong các ITS để phục vụ người dân và doanh nghiệp.

Vụ trưởng Tổng cục đường bộ chỉ ra 2 yếu tố khiến ePass tạo nên "điều kỳ diệu" cho thu phí không dừng
Hệ thống của VDTC có tỷ lệ khách hàng sử dụng thường xuyên lên tới hơn 75%.
Vụ trưởng Tổng cục đường bộ chỉ ra 2 yếu tố khiến ePass tạo nên "điều kỳ diệu" cho thu phí không dừng
Theo ông, yếu tố nào đã đẩy nhanh việc triển khai trạm thu phí điện tử không dừng thời gian vừa qua?

- Một trong những thành phần chính của giao thông thông minh là thu phí điện tử không dừng trên các tuyến đường cao tốc, cũng như hệ thống thanh toán điện tử cho các hệ thống giao thông khác. Ví dụ như thanh toán cho vé tàu điện ngầm, vé xe bus hay các bãi đỗ xe…

Công ty cổ phần Giao thông số Việt Nam (VDTC) là một trong những nhà cung cấp dịch vụ thu phí điện tử không dừng cho Bộ Giao thông Vận tải. Dịch vụ này đang được phát triển mạnh mẽ cho các trạm thu phí, trên đường quốc lộ và một số trạm thu phí trên đường cao tốc.

Bên cạnh đó, VDTC là một đơn vị thuộc Tập đoàn Viettel. Do vậy, họ có những thế mạnh của tập đoàn công nghệ thông tin, cũng như viễn thông lớn trong nước. Từ đó, họ đã triển khai rất nhanh các trạm thu phí điện tử không dừng, đáp ứng những tiến độ yêu cầu của Bộ Giao thông Vận tải cũng như Chính phủ. Cùng với đó, VDTC còn cung cấp được những dịch vụ đáp ứng nhu cầu của người dân và doanh nghiệp.

Về phía góc độ của Tổng cục đường bộ Việt Nam, tôi mong muốn trong thời gian tới, VDTC tiếp tục phát huy thế mạnh để cung cấp các dịch vụ thu phí điện tử không dừng trên các tuyến đường cao tốc.

Ngoài ra, tôi kỳ vọng sắp tới, VDTC sẽ kết hợp các hệ thống thu phí điện tử không dừng này cho thanh toán điện tử trên các phương tiện giao thông, như triển khai thu phí điện tử không dừng cho các cảng hàng không, rồi triển khai thu phí không dừng cho các trạm gửi xe ở các trung tâm kinh doanh.

Vụ trưởng Tổng cục đường bộ chỉ ra 2 yếu tố khiến ePass tạo nên "điều kỳ diệu" cho thu phí không dừng
Ông Tô Nam Toàn: "VDTC đã cung cấp được dịch vụ thu phí điện tử không dừng rất thuận lợi cho cả người dân và doanh nghiệp".

Đồng thời, VDTC có thể xây dựng, kết hợp các đề án thu phí nội đô của Hà Nội và TPHCM, kết nối hệ thống thanh toán điện tử của giao thông công cộng, như xe bus, tàu điện ngầm, đặc biệt ở 2 thành phố lớn như là Hà Nội và TPHCM.

Nhìn chung, nếu thực hiện được những mục tiêu trên thì vừa tạo sự tiện lợi cho người dân trong thanh toán, vừa đáp ứng mục tiêu chiến lược phát triển chính phủ số, kinh tế số của Bộ Giao thông Vận tải, cũng như Chính phủ.

Từ khi xuất hiện VDTC, ông nhận thấy sự thay đổi lớn nhất là gì?

- Về phát triển thu phí điện tử không dừng, trước đây chúng ta cũng có một nhà cung cấp dịch vụ. Công ty này cũng đã phát triển được một số trạm thu phí đường bộ trên các hệ thống quốc lộ.

Song, cũng vì chỉ có một nhà cung cấp dịch vụ nên chưa tạo được sự cạnh tranh trong thu phí điện tử cũng như chưa đẩy nhanh quá trình phổ cập dịch vụ về trạm thu phí cũng như người sử dụng dịch vụ.

Bởi vậy, Bộ Giao thông Vận tải đã lựa chọn thêm một nhà cung cấp dịch vụ thu phí điện tử không dừng là VDTC. VDCT là một thành viên của Tập đoàn Viettel - tập đoàn lớn trong nước, nên họ đã sử dụng các thế mạnh của riêng mình để triển khai nhanh chóng dịch vụ thu phí điện tử không dừng cho các trạm, 35 trạm trong khoảng chỉ 6 tháng. Điều này đã đảm bảo tiến độ hoạt động thu phí điện tử không dừng vào vận hành trước 31/12/2020.

Một lợi thế nữa mà VDTC có được là mạng lưới cung cấp dịch vụ trải rộng trên cả nước từ Tập đoàn Viettel. Nhờ đó, lượng khách hàng sử dụng dịch vụ thu phí điện tử không dừng tăng rất nhanh chóng, chỉ trong vòng chưa đến 1 năm đã đạt được số lượng khách hàng là một triệu.

Chúng tôi đánh giá tốc độ phát triển "thần tốc" này đã đáp ứng được sự kỳ vọng của Tổng cục đường bộ. Theo những đánh giá bước đầu, tôi cho rằng VDTC đã cung cấp được dịch vụ thu phí điện tử không dừng rất thuận lợi cho cả người dân và doanh nghiệp.

Việc phổ cập dịch vụ đến với các chủ phương tiện giúp cho giai đoạn phát triển mới của thu phí không dừng đến nhanh hơn, mục tiêu đạt mốc 90% phương tiện sử dụng ETC khi lưu thông qua trạm trong năm tới.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành chuyên gia trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải App Tài chính - Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại