menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Quỳnh Như

Vì sao điện than tăng thêm 3.000MW trong Quy hoạch Điện VIII?

Theo Bộ Công thương, về bản chất đây là do đẩy một số dự án ở giai đoạn sau năm 2030 lên giai đoạn 2026-2030 để tránh nguy cơ thiếu điện.

Bộ Công thương vừa chính thức trình lên Chính phủ dự thảo Đề án quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Bộ Công Thương dự báo công suất cực đại năm 2025 đạt khoảng 59.389-61.357 MW; năm 2030 khoảng 86.493-93.343 MW; năm 2035 khoảng 113.952-128.791 MW; năm 2040 khoảng 135.596-162.904 MW và năm 2045 khoảng 153.271-189.917 MW.

Tương ứng với công suất tiêu thụ đó, năm 2025, tổng công suất các nhà máy điện khoảng 102.590-105.265 MW. Trong đó: thủy điện đạt 25.323 MW chiếm tỷ lệ 24,1-24,7%; nhiệt điện than 29.679 MW, chiếm tỷ lệ 28,2-28,9%; nhiệt điện khí (tính cả LNG) 14.117 MW, chiếm tỷ lệ 13,4-13,7%; nguồn năng lượng tái tạo ngoài thủy điện (điện gió, điện mặt trời, điện sinh khối,...) 29.618-31.418 MW, chiếm tỷ lệ 28,9-29,8%; nhập khẩu điện 3.853-4.728 MW chiếm tỷ lệ 3,7-4,5%.

Như vậy, theo Bộ Công thương, các nguồn điện đã có sự cân đối hơn. Nhiệt điện than giảm tỷ trọng đáng kể trong hệ thống nguồn điện so với hiện nay, còn năng lượng tái tạo có sự chững lại, trong khi đó nhiệt điện khí tăng lên.

Nhiệt điện than đến năm 2030 là 40.899 MW, chiếm tỷ lệ 28,4-31,4%. Còn nhiệt điện khí năm 2030 tăng rất mạnh, công suất lên đến 27.471-32.271 MW chiếm tỷ lệ 21,1-22,4%.

Đáng chú ý, đến năm 2045 tỷ trọng nhiệt điện than giảm xuống, chỉ chiếm tỷ lệ 15,4-19,4%; nhiệt điện khí (tính cả LNG) tiếp tục tăng lên, chiếm tỷ lệ 23,5-26,9%.

Báo Thanh niên dẫn lời ông Hoàng Tiến Dũng, Cục trưởng Cục Điện lực và năng lượng tái tạo (Bộ Công thương), cho hay không hề có sự gia tăng các nguồn điện than như một số ý kiến bày tỏ.

“Việc các ý kiến nói tăng là bởi họ so sánh con số tăng thêm 3.000 MW tại thời điểm 2030 so với các kịch bản trước. Nhưng bản chất thì đây là do đẩy một số dự án ở giai đoạn sau năm 2030 lên giai đoạn 2026 - 2030 để tránh nguy cơ thiếu điện do vừa qua một số nguồn điện bị chậm tiến độ”, ông Dũng nói.

Cụ thể, tại tờ trình, Bộ Công thương cho hay, tổng công suất đã đưa vào vận hành giai đoạn 2016 - 2020 chỉ đạt 80% quy hoạch, với 28.377 MW. Trong đó, các nguồn nhiệt điện (than, khí) chỉ thực hiện được 63%, thủy điện chỉ đạt 61% và nhiều nhà máy khu vực miền Bắc chậm tiến độ nên đã dẫn tới tình trạng thiếu hụt nguồn điện trong một số thời điểm.

Trước đó, trong kiến nghị lần thứ 4 gửi tới Bộ Công thương và các cơ quan liên quan, Liên minh Năng lượng bền vững Việt Nam (VSEA) cho rằng, dự thảo lần này thể hiện những bước lùi so với bản trước đây khi tăng thêm khoảng 3.000 MW điện than và giảm khoảng 8.000 MW điện tái tạo vào năm 2030 trong khi lộ trình điện cạnh tranh chưa rõ ràng, bố trí nguồn lực thực hiện Quy hoạch, đặc biệt là nguồn vốn đầu tư chưa thuyết phục.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại