Ảnh đại diện
“Cần phải đánh giá cụ thể vấn đề trên, sau khi đánh giá lại nếu thấy cần thiết thì kiến nghị không thu đối với khoản này. Chúng ta đang thực hiện theo luật nhưng phải nhanh chóng hơn, kịp thời và rõ ràng hơn”, ông Mãi yêu cầu.
Chủ tịch Phan Văn Mãi cho biết trong tháng 2, các kết quả phát triển KT - XH thành phố đạt khá tốt theo dự báo tình hình trước đó. Tuy nhiên vẫn còn nổi lên một số vấn đề cần lưu ý, đó là sản xuất công nghiệp giảm 2,5% so với cùng kỳ, số lượng doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường cao gấp 3 lần so với năm ngoái... Ông Mãi cho rằng cần ghi nhận các vấn đề mà các doanh nghiệp gặp phải để tập trung giải quyết trong tháng 3 và thời gian tới, tạo niềm tin thúc đẩy sản xuất và kinh doanh. Ông yêu cầu các sở ngành, địa phương thực hiện các giải pháp cụ thể để tập trung phát triển 4 ngành công nghiệp và 9 ngành dịch vụ của thành phố; giải quyết các vấn đề bất cập về mua sắm trang thiết bị y tế; hỗ trợ giới thiệu việc làm và đào tạo nghề, chuyển đổi nghề cho người lao động mất việc…
TS Trương Minh Huy Vũ, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TPHCM đề nghị thành phố cần đặc biệt quan tâm những vấn đề xã hội như tình hình sa thải lao động ở diện lớn, diện rộng; hiện tượng người nghèo đô thị; vấn đề thiếu thuốc, sinh phẩm y tế ở bệnh viện công. “Với đà suy giảm kinh tế này, nếu các vấn đề xã hội không được quan tâm thì sẽ dễ trở thành các vấn đề khác như an ninh trật tự, an ninh chính trị”, TS Vũ nói. Ông cũng kiến nghị thành phố cần tập trung vào giải quyết những vướng mắc trong giải ngân đầu tư công, thúc đẩy các dự án hạ tầng, cải cách hành chính, chuyển đổi số, đối thoại tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp…
Chủ động tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp
Theo TS Trần Du Lịch, Ủy viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia, kinh tế của TPHCM còn phải đối mặt với nhiều khó khăn, chưa thể phục hồi tốt trong hai quý đầu năm 2023. Thành phố cần đặt mục tiêu phát triển kinh tế với trọng tâm vào hai quý cuối năm để bù đắp cho giai đoạn khó khăn.
Cũng theo ông Lịch, thành phố cần có giải pháp để tập trung phát triển vào những nhóm ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ có đóng góp tỷ trọng tăng trưởng cao nhất. Riêng về dịch vụ, cần đánh giá các nhóm như thương mại, thị trường tài chính, bất động sản, du lịch, logistics. Cùng với đó, ngay trong tháng 3/2023, thành phố cần triển khai tập trung tháo gỡ cho các dự án bất động sản trên cơ sở chứng minh bằng thực tế để tạo niềm tin cho doanh nghiệp.
“Chúng ta cần chứng minh bằng thực tế để tạo dựng niềm tin, động lực cho doanh nghiệp cố gắng vượt qua khó khăn. Cần phải chủ động khởi công một số công trình, dự án cụ thể trong quý I và quý II để tạo khí thế cho toàn xã hội”, TS Trần Du Lịch đề xuất. Ông cũng đề nghị thành phố nên thông báo cụ thể thông tin của tất cả các dự án đang chậm trễ thủ tục, nguyên nhân chậm, từ đó các đơn vị chung tay chủ động tháo gỡ khó khăn. Những vấn đề vướng mắc vượt tầm của thành phố thì kiến nghị Trung ương tháo gỡ, những vấn đề thuộc thẩm quyền của thành phố thì phải nhanh chóng thực hiện trên cơ sở công khai, minh bạch.
TS Trương Minh Huy Vũ, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TPHCM kiến nghị thành phố cần tập trung vào giải quyết những vướng mắc trong giải ngân đầu tư công, thúc đẩy các dự án hạ tầng, cải cách hành chính, chuyển đổi số, đối thoại tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp…
Nhà đầu tư lưu ý
1 Yêu thích
1 Bình luận 2 Chia sẻ
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ