menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Vũ Thị Lâm Oanh

Tiền đầu cơ rút đi, cổ phiếu dược hạ nhiệt

Ngành dược Việt Nam có tiềm năng tăng trưởng lớn

Sau thời gian tăng mạnh thậm chí nhiều cổ phiếu nhóm dược tăng trần trong nhiều phiên liên tiếp, nhóm cổ phiếu này đã dần hạ nhiệt khi dòng tiền đầu cơ rút đi, ghi nhận sắc đỏ trên hầu hết các cổ phiếu.

Cổ phiếu ngành dược đã ghi nhận giai đoạn bứt phá mạnh và được giới đầu tư cho rằng nguyên nhân liên quan đến câu chuyện vắc xin COVID-19 khi tháng 6/2021 Bộ Y tế công bố danh sách 36 đơn vị được cấp giấy phép chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh phạm vi nhập khẩu vắc xin, kinh doanh dịch vụ bảo quản vắc xin.

Trên thị trường chứng khoán, nhiều doanh nghiệp như Dược Phẩm Trung ương 1 (DP1), Dược phẩm Codupha (CDP), Tổng Công ty Dược Việt Nam (DVN), Dược Bến Tre (DBT), Vimedimex (VMD), Dược – Thiết bị Y tế Đà Nẵng (DDN)… nằm trong danh sách 36 doanh nghiệp và hầu hết đều tăng mạnh, thậm chí, VMD tăng trần nhiều phiên liên tiếp, tăng 3,6 lần sau 1 tháng. Phiên giao dịch 6/9 VMD hiện đang giảm sàn (-7%) trắng bên bán. Đà tăng của VMD trước đó được cho là hỗ trợ bởi thông tin ký hợp đồng nhập khẩu vắc xin Pfizer. Sputnik V. và Janssen (Johnson & Johnson).

Thậm chí, nhiều cổ phiếu ngành dược gần như “đứng ngoài” thông tin liên quan đến dịch COVID-19, thuốc điều trị và phân phối vắc xin vẫn tăng mạnh như TRA, DHG, DMC…

Các doanh nghiệp thua lỗ, ghi nhận kết quả kinh doanh sụt giảm như Dược Hà Tây (mã DHT) báo lãi sụt giảm 20%, Dược Lâm Đồng (Ladophar, mã LDP) lỗ 11 tỷ đồng, Dược Bến Tre (DBT) lợi nhuận sụt giảm 47% so với nửa đầu năm 2021… cũng không đứng ngoài “bữa tiệc tăng giá”.

Tiền đầu cơ rút đi, cổ phiếu dược hạ nhiệt
Hầu hết cổ phiếu dược phẩm "hạ nhiệt" sau thời gian tăng mạnh

Tận dụng thông tin có lợi liên quan đến phân phối vắc xin, chìa khoá giải quyết vấn đề dịch bệnh và mở cửa lại nền kinh tế khiến dòng tiền đầu cơ tìm đến với dòng cổ phiếu dược phẩm nhưng cũng sẵn sàng rút ra và tìm kiếm cơ hội ở những nhóm ngành khác.

Vì trên thực tế, các doanh nghiệp trên sàn chứng khoán khó có thể hưởng lợi nhiều từ việc phân phối vắc xin hay thuốc điều trị COVID-19. Lãnh đạo Codupha, một trong số doanh nghiệp được Bộ Y tế cấp phép nhập khẩu vắc xin COVID-19 cho biết trên báo Đầu tư chứng khoán rằng, doanh nghiệp không đặt mục tiêu lợi nhuận từ giao dịch nhập khẩu ủy thác cho các chương trình tài trợ/viện trợ thuốc cho Chính phủ để điều trị các bệnh nhân COVID-19.

Đối với các giao dịch nhập khẩu ủy thác thông thường sẽ thu phí, tuy nhiên đối với việc nhập khẩu ủy thác thuốc điều trị COVID-19 trong chương trình tài trợ/viện trợ để chung tay cùng Chính phủ và Bộ Y tế điều trị bệnh nhân COVID-19, Công ty chỉ thu phí tượng trưng và không tính đến mục tiêu lợi nhuận.

Dược là nhóm “an toàn” trong trung, dài hạn

Về trung, dài hạn, theo đánh giá của Chứng khoán FPTS ngành dược Việt Nam có tiềm năng tăng trưởng lớn, nhiều cơ hội đầu tư hấp dẫn. Lý do được FPTS đưa ra như Việt Nam chỉ mới đạt trình độ sản xuất được thuốc thành phẩm từ nguyên liệu nhập khẩu, chưa tự sản xuất được nguyên liệu hoá dược và chưa tự phát minh được thuốc.

Bên cạnh đó, tốc độ tăng trưởng của ngành giai đoạn 2008 –2012 đạt 23%/năm, giai đoạn 2013 –2018 đạt 17,5%/năm. Hơn 51% nguyên liệu sản xuất thuốc tại Việt Nam đang được nhập khẩu từ Trung Quốc, 18% nhập từ Ấn Độ.

Cũng theo FPTS đang có xu hướng nâng cấp nhà máy sản xuất lên các tiêu chuẩn quốc tế như PIC/S-GMP, EU–GMP để sản xuất thuốc generic chất lượng cao nhằm tăng khả năng trúng thầu kênh ETC và khai thông thị trường xuất khẩu...

Công ty Chứng khoán Phú Hưng (PHS) cùng quan điểm khi cho rằng dược phẩm là nhóm cổ phiếu an toàn cho nhà đầu tư với nhiều dư địa tăng trưởng. Theo PHS, năm 2020, chi tiêu thuốc bình quân Việt Nam vào khoảng 50 USD/người, thấp hơn Trung Quốc là 130 USD/người, cho thấy chi tiêu dược phẩm Việt Nam còn nhiều dư địa tăng trưởng trong tương lai.

Thị trường dược phẩm của Việt Nam hiện có quy mô khoảng 7,4 tỷ USD với 22.000 loại thuốc. Theo dự báo của Fitch Solution, tăng trưởng ngành dược Việt Nam năm 2021 sẽ đạt 8,7%.

Cũng theo PHS, nhờ các Hiệp định thương mại, nhiều hàng rào bị dỡ bỏ, doanh nghiệp dược nước ngoài có thể tham gia sâu vào chuỗi cung ứng, sản xuất và phân phối tại thị trường Việt Nam. Thuốc ngoài sẽ có ưu thế lớn nếu sản xuất trực tiếp tại thị trường Việt Nam khi hàng rào thuế quan được dỡ bỏ và thời gian bảo hộ sản phẩm thuốc độc quyền tăng lên. Điều này sẽ tạo một làn sóng M&A mạnh mẽ hơn với ngành Dược trong thời gian tới.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành chuyên gia trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
3 Bình luận
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải App Tài chính - Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại