menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Phuc Dang Pro

Thiên có thời, địa có lợi cho nền kinh tế Việt Nam ?

Ngày 28.09.2021, Lãi suất TPCP Việt Nam 5 năm thấp hơn so với TPCP Mỹ 5 năm – điều chưa từng có trong lịch sử, bên cạnh đó khoảng chênh lệch giữa Lãi suất TPCP Việt Nam và TPCP Mỹ 10 năm cũng đang có xu hướng tiệm cận lại với nhau  liệu có cắt hay không thì khó mà “tưởng tượng” được)

Thiên có thời, địa có lợi cho nền kinh tế Việt Nam ?

Nền kinh tế vĩ mô Việt Nam một phần nào đó được nhận định rằng là có sự ổn định & những tín hiệu tích cực. Nguyên nhân đến từ đâu?

Chúng tôi cho rằng có 2 nguyên nhân chính: (1) Sức mạnh gia tăng của đồng tiền VNĐ & (2) Kỳ vọng vào sự phục hồi nền Kinh tế.

Nguyên nhân 1: Sức mạnh gia tăng của đồng tiền VNĐ

Dự trữ ngoại hối: Duy trì chuỗi gia tăng mạnh mẽ kể từ năm 2016 & đạt 94.8 tỷ USD vào năm 2020. Theo dự báo của IMF, quy mô đó sẽ tiếp tục tăng mạnh trong năm 2021 và dự kiến đạt 113.7 tỷ USD. Ngoài ra, với việc được Mỹ đưa ra khỏi danh sách quốc gia thao túng tiền tệ, Việt Nam sẽ được "thở phào nhẹ nhõm" để rộng tay hơn trong chính sách điều hành tỷ giá và tăng mua ngoại tệ cho quỹ dự trữ ngoại quốc gia khi có điều kiện. → Tỷ giá giữ được sự ổn định.

Thiên có thời, địa có lợi cho nền kinh tế Việt Nam ?

Nguồn vốn FDI: Phát những tín hiệu tích cực sau một khoảng thời gian ngắn bị tác động tiêu cực do Làn sóng thứ 4 của Đại dịch COVID-19. Theo số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch & Đầu tư, tính đến 20/9, tổng vốn FDI đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp đạt gần 22,2 tỷ USD, tăng hơn 4% so với cùng kỳ năm trước. Đây là tháng đầu tiên tổng vốn đăng ký cấp mới tăng trở lại sau 3 tháng giảm liên tiếp. → Niềm tin của NĐT nước ngoài vào nền Kinh tế Việt Nam vẫn mạnh mẽ.

Thiên có thời, địa có lợi cho nền kinh tế Việt Nam ?

Xuất khẩu: Mặc dù trong năm 2021 (đặc biệt Quý 3), Xuất khẩu có giảm do ảnh hưởng từ dịch (Nhà máy đóng cửa, gián đoạn nguồn cung ứng), tuy nhiên về cơ bản Việt Nam vẫn là một đất nước xuất siêu. Trong bối cảnh Tốc độ bao phủ vắc-xin được đẩy nhanh, hoạt động kinh doanh sản xuất trở về trạng thái “bình thường mới”, chúng tôi tin tưởng Việt Nam sẽ trở lại xuất khẩu mạnh mẽ.

Thiên có thời, địa có lợi cho nền kinh tế Việt Nam ?

Lạm phát: Theo số liệu T8.2021, CPI của Việt Nam đang là 2.82% - ngưỡng an toàn (Chính phủ đạt mục tiêu CPI năm 2021 là 4%). So sánh với các quốc gia khác như Mỹ, CPI đã lên mức 5.3% trong tháng 8.2021 – mức tăng mạnh nhất trong vòng 13 năm, có thể thấy rằng nền vĩ mô của Việt Nam đang được Chính phủ điều tiết và có hiệu quả nhất định, duy trì được sự ổn định.

Thiên có thời, địa có lợi cho nền kinh tế Việt Nam ?

Luồng ngoại tệ Đô-la Mỹ ít bị rút ra khỏi Việt Nam trong giai đoạn dịch COVID-19: Hoạt động du học, du lịch, xuất khẩu lao động bị gián đoạn do đại dịch, điều này khiến khối lượng ngoại tệ rút khỏi Việt Nam từ những đối tượng trên giảm đáng kể.

Nguyên nhân 2: Kỳ vọng Sự phục hồi nền Kinh tế

GDP: Gần như có thể chắc chắn rằng tăng trưởng GDP Quý 3.2021 sẽ ở một ngưỡng rất thấp – có thể nói thấp nhất trong vòng hơn 10 năm trở lại đây. Nhưng khi dịch được kiểm soát, với tốc độ bao phủ vắc-xin nhanh như hiện nay của Chính phủ, và các lệnh nới lỏng giãn cách của Chính phủ, GDP của Việt Nam kỳ vọng sẽ trở lại mức tăng trưởng tích cực. Năm 2020, trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu bị “hit” mạnh, GDP Việt Nam vẫn đạt được mức tăng trưởng dương – 2.91%.

Thiên có thời, địa có lợi cho nền kinh tế Việt Nam ?

Vậy dây có phải là một "bức tranh" đẹp cho bền kinh tế ?

Có đẹp cho những doanh nghiệp có chất lượng tài sản an toàn, đệm vốn dày.

Không đẹp cho những doanh nghiệp có chất lượng tài sản yếu kém.

Những DN top đầu, chất lượng tài sản tốt, đệm vốn dày sẽ vượt qua được cơn bão mang tên COVID-19 dễ dàng & thuận lợi hơn so với số còn lại và thậm chí còn chiếm được Thị phần. (một chiếc bánh 10 phần có 5 ông, trong đó 2 ông bị loại thì những ông còn lại sẽ được lợi – câu chuyện quá hiển nhiên).

Hãy nhớ lại bài học năm 2008 – Khủng hoảng Tài chính Toàn cầu, hàng loạt Định chế Tài chính đổ vỡ như Bear Sterns, Lehman Brother, Washington Mutual,.. Trong bối cảnh đó, JP Morgan đã thực hiện mua lại hàng loạt đối thủ cạnh tranh thậm chí mua lại với giá rẻ mạt. Năm 2008, tổng Tài sản của JP Morgan là 2,175 nghìn tỷ USD và tính đến T7.2021 con số này đã lên 3,685 nghìn tỷ USD, trở thành Ngân hàng lớn nhất nước Mỹ.

Như vậy, bền và vững chính là chìa khóa “sống còn” cho các DN trong Giai đoạn này, để được hưởng quả ngọt “Thiên thời – Địa lợi” từ Nền Kinh tế Việt Nam!

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Phuc Dang Pro

Bấm theo dõi để nhận thêm nội dung bổ ích từ chuyên gia này.

Tìm hiểu thêm về chuyên gia.

Hãy chọn VIP/PRO hàng đầu để nhận kho bài viết chuyên sâu

38 Yêu thích
17 Bình luận 1 Chia sẻ
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại