menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Quyền Nguyễn

Tâm điểm chứng khoán: Phép thử Omicron, hoang mang hay vững vàng?

Sự xuất hiện biến chủng Omicron cùng phản ứng chao đảo vừa thể hiện trên thị trường thế giới có là "bình thông đáy" với thị trường chứng khoán Việt Nam?

Tuần qua, VN-Index sau nhiều nỗ lực đã có phiên ngày thứ Năm chinh phục được mốc 1.500 điểm nhờ nhóm cổ phiếu ngân hàng nổi dậy. Tuy nhiên ngay phiên sau đó mốc này cũng không giữ được.

Bước vào tuần mới, thị trường đang có nhiều thông tin không thuận lợi, nổi bật là tình hình COVID-19 với sự xuất hiện biến chủng mới Omicron. Thị trường chứng khoán toàn cầu, cùng giá dầu vừa có phiên cuối tuần chao đảo, phản ứng bước đầu về biến chủng mới được giới chuyên môn cảnh báo là rất nguy hiểm.

Trong bối cảnh mới đó, VN-Index liệu có đủ sức chinh phục lại mốc 1.500 hay chịu áp lực điều chỉnh mạnh? Sóng ngân hàng có duy trì hay sớm vụt tắt? Nhà đầu tư nên có động thái ra sao…

BizLIVE ghi nhận ý kiến một số chuyên gia chứng khoán về những điểm nhà đầu tư đang quan tâm nói trên.

Tâm điểm chứng khoán: Phép thử Omicron, hoang mang hay vững vàng?

Ông Bùi Nguyên Khoa - Trưởng nhóm Vĩ mô Thị trường của CTCK Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSI)

Tâm lý lo ngại do biến chủng Omicron đã tác tới thị trường chứng khoán thế giới phiên cuối tuần. Tuy nhiên, thị trường Việt Nam lại chỉ điều chỉnh nhẹ. Hành động chốt lời ngắn hạn thực tế xuất hiện trước đó nhưng tiền tươi đổ vào thị trường cũng rất nhiều. Dù các CTCK vẫn luôn căng margin thì cũng không tạo ra nhiều áp lực lên thị trường.

Theo tôi, thị trường có thể điều chỉnh nhẹ nhưng vẫn ở quanh mốc 1.500 điểm. Kể cả trong kịch bản lực bán vượt kỳ vọng, mốc hỗ trợ cũng sẽ chỉ về 1.420 điểm.

Đến thời điểm này, theo tôi, vai trò của điểm số vẫn không quá quan trọng. Mốc 1.500 điểm thực tế cũng như giai đoạn thị trường lên 1.200 điểm rồi 1.400 điểm.

Tâm lý xuyên suốt các giai đoạn này là mỗi khi chỉ số tăng lên một chút, tiền lại nới thêm vào thị trường. Chưa hề có dấu hiệu bão hòa hay hiện tượng phân phối xảy ra. Ông Bùi Nguyên Khoa

Tâm lý xuyên suốt các giai đoạn này là mỗi khi chỉ số tăng lên một chút, tiền lại nới thêm vào thị trường. Chưa hề có dấu hiệu bão hòa hay hiện tượng phân phối xảy ra.

Trong 2 tuần vừa qua, nhóm ngành giúp thị trường hướng lên 1.500 điểm là ngân hàng có một vài thông tin khá tốt. Ngân hàng đã giúp thị trường giữ trụ sau khi nhà đầu tư chốt lời khỏi nhóm thép, bất động sản.

Tuy nhiên, theo tôi, nhóm ngân hàng vẫn chưa hẳn đã xác nhận xu hướng rõ ràng, các yếu tố tạo nên sóng Ngân hàng chưa hoàn hội tụ.

Một vài câu chuyện giúp cổ phiếu ngân hàng tăng giá là nới room tăng tưởng tín dụng, gói kích cầu, hỗ trợ lãi suất, giãn thời trích lập trong đó câu chuyện chính là tăng trưởng tín dụng thực tế khó có thể đem lại hiệu quả lớn khi năm 2022 chỉ còn chưa đến 2 tháng.

Về khối ngoại, từ đầu năm đến nay, khối này vẫn trong mạch bán ròng. Thực tế, nhóm rút ròng chủ yếu là các nhà đầu tư Hàn Quốc. Năm 2017, các quỹ Hàn Quốc, phần lớn là các quỹ retail đã bơm vào thị trường 1,5 tỷ USD và đến thời điểm này, họ phải rút tiền khỏi thị trường.

Trong khi đó, các quỹ ETF hay các quỹ chủ động khác có mua có bán nhưng không rút ra nhiều. Họ có thể chốt lời thép, ngân hàng nhưng lại mua lại các cổ phiếu khác.

Cũng cần lưu ý rằng, thời gian gần đây, đồng USD đang mạnh lên do Fed đang chuẩn bị siết lại chính sách tiền tệ nên việc các quỹ có thể đẩy mạnh rút tiền.

Tuy nhiên, đồng VNĐ thực tế còn tăng giá so với nhiều đồng ngoại tệ khác nên hoạt động rút ròng khỏi thị trường đã được hạn chế lại.

Nếu chúng ta có gói kích cầu khiến đồng VNĐ mất giá khoảng 1-2%, hoạt động rút ròng có thể sẽ tăng cường. Tuy nhiên, hiện tôi chưa thấy các quỹ rút tiền do yếu tố này. Chủ yếu vẫn do các quỹ Hàn Quốc đang tạm đưa tiền trở về nội địa.

Tâm điểm chứng khoán: Phép thử Omicron, hoang mang hay vững vàng?

Sau khi chinh phục mức 1.400 điểm vào cuối tháng 6, cú sốc “giãn cách xã hội” đã khiến chỉ số VN-Index đi ngang trong vùng 1.300 – 1.400 điểm trong khoảng 4 tháng liên tiếp sau đó. Chỉ số chỉ bứt phá qua ngưỡng 1.400 điểm vào cuối tháng 10, nhờ dòng tiền từ nhà đầu tư cá nhân mới tiếp tục tự tin gia nhập thị trường, khi các biện pháp giãn cách tại TP.HCM được nới lỏng dần sau khi đạt yêu cầu về độ phủ vaccine tại thành phố. Cụ thể, trong tháng 10 ghi nhận 130.000 tài khoản mở mới, đánh dấu tháng thứ 8 liên tiếp mà tài khoản mở mới đạt trên 100.000 tài khoản/tháng.

Nhóm cổ phiếu ngành ngân hàng đã tăng giá mạnh nhờ các thông tin tích cực như được nới hạn mức tăng trưởng tín dụng và các kế hoạch tăng vốn thông qua trả cổ tức bằng cổ phiếu, mối lo nợ xấu tiềm ẩn tạm lùi lại phía sau khi các hoạt động kinh tế dần thông suốt trở lại… Với tỷ trọng lớn trong tổng vốn hóa thị trường, sự tăng giá đồng loạt ở nhóm ngân hàng đã lan tỏa sang một số nhóm cổ phiếu khác và giúp VN-Index bứt phá khỏi mốc 1500 điểm chỉ sau 1 tháng chinh phục ngưỡng 1400 điểm.

Điểm tích cực là rất nhiều cổ phiếu vốn hóa lớn đang dao động ở vùng giá hợp lý, và vì vậy, có thể sẽ trở thành động lực mới cho thị trường.Bà Nguyễn Thị Phương Lam

Việc chỉ số liên tục chinh phục các mốc cao mới trong thời gian ngắn, với sự gia tăng mạnh về thanh khoản có thể phần nào khiến các nhà đầu tư thận trọng, về mặt tâm lý. Đặc biệt khi bất ngờ xuất hiện thông tin về biến chủng virus mới khiến các TTCK khu vực giảm mạnh.

Như đã nói ở trên, VN-Index đã liên tục thiết lập các đỉnh cao mới chỉ trong vòng một tháng. Trong khi đó, thị trường đang đi đến những tuần giao dịch cuối năm, với nhiều nghi ngại về mức độ phục hồi sức khỏe nền kinh tế nói chung và doanh nghiệp nói riêng. Thông tin về biến chủng COVID mới, do đó, có thể là “cái cớ” để tác động tiêu cực lên thị trường, khiến chỉ số sẽ dùng dằng trong khoảng 1.420 – 1.500. Điểm tích cực là rất nhiều cổ phiếu vốn hóa lớn đang dao động ở vùng giá hợp lý, và vì vậy, có thể sẽ trở thành động lực mới cho thị trường.

Trong quá trình hồi phục từ mức đáy của tháng 7, VN-Index tịnh tiến đi lên trong biên độ hẹp với việc luân chuyển dòng tiền giữa các nhóm ngành. Gần đây nhất là nhóm cổ phiếu penny, tăng giá mạnh trong khi nội tại doanh nghiệp không cho thấy có sự cải thiện. Tôi cho rằng, bong bóng nếu có, sẽ ở nhóm này chứ không phản ánh bình diện chung của thị trường.

Yếu tố vụ mùa, như là chi tiêu dịp cuối năm, nếu có, sẽ không ảnh hưởng quá lớn đến dòng tiền F0. Bởi lẽ, dòng tiền F0 dịch chuyển vào kênh chứng khoán thường là chuyển từ kênh tiết kiệm. Với sức hấp dẫn đang tăng lên của kênh đầu tư chứng khoán, tôi cho rằng dòng tiền F0 vẫn sẽ tiếp tục gia nhập thị trường, đặc biệt trong bối cảnh lãi suất tiền gửi vẫn còn rất thấp.

Tâm điểm chứng khoán: Phép thử Omicron, hoang mang hay vững vàng?
Tâm điểm chứng khoán: Phép thử Omicron, hoang mang hay vững vàng?

Thị trường chứng khoán tuần qua đã ghi nhận thêm một cột mốc quan trọng khi VN-Index lần đầu tiên trong lịch sử vượt ngưỡng 1.500 điểm. Tuy nhiên, biến chủng Omicron làm “chao đảo” thị trường tài chính toàn cầu phiên cuối tuần đang khiến không ít nhà đầu tư hoang mang.

Tôi cho rằng việc xuất hiện biến thể COVID-19 mới tại Nam Phi, giá hàng hóa hạ nhiệt và thị trường chứng khoán thế giới sẽ có tác động đến nhất định đến thị trường chứng khoán Việt Nam. Về việc xuất hiện biến thể COVID-19 mới sẽ không có tác động rõ rệt lên thị trường khi mà các thông tin về dịch COVID đã bão hòa. Về việc thị trường chứng khoán thế giới chao đảo sẽ có tác động rõ nét hơn đến thị trường chứng khoán nước ta nhưng khả năng cao sẽ chỉ tác động mang tính thời điểm.

Về việc xuất hiện biến thể COVID-19 mới sẽ không có tác động rõ rệt lên thị trường khi mà các thông tin về dịch COVID đã bão hòa.Ông Nguyễn Việt Quang

Nhà đầu tư theo trường phái “lướt sóng” ngắn hạn vẫn được khuyến nghị tập trung giao dịch ở nhóm cổ phiếu dẫn dắt trên thị trường, nhưng cần cân nhắc kỹ lưỡng mức định giá của mỗi cổ phiếu cụ thể cũng như không nên nắm giữ các cổ phiếu đầu cơ với tỷ trọng cao để tránh rủi ro trong trường hợp chỉ số bất ngờ điều chỉnh giảm với thanh khoản đột biến nhằm kiểm tra lại vùng 1.500 điểm.

Trong khi đó, nhà đầu tư dài hạn vẫn có thể tìm kiếm cơ hội ở các cổ phiếu đang có mức định giá hấp dẫn hơn so với mặt bằng chung trên thị trường và vẫn còn tiềm năng tăng trưởng tích cực trong quý 4/2021 cũng như năm 2022.

Tôi cho rằng là sóng bán tháo tài sản rủi ro cao khó có khả năng tác động đến thị trường chứng khoán Việt Nam thời điểm đầu tuần này. Mặc dù thị trường diễn biến không tích cực ở nhiều nhóm cổ phiếu trong phiên cuối tuần, nhưng VN-Index vẫn giữ được trên vùng hỗ trợ 1.480 -1.490 điểm, nhờ đà tăng của cổ phiếu VIC và VPB.

Tôi cho rằng trong tuần này VN-Index sẽ tiếp tục được hỗ trợ tại vùng 1.480 - 1.490 điểm và chờ đợi sự đồng thuận của các dòng cổ phiếu để vượt qua mốc 1.500 điểm. Do vậy, nhà đầu tư tạm thời nên chậm lại và chờ tín hiệu tại vùng hỗ trợ 1.480 – 1.490 để đánh giá lại trạng thái thị trường. Đồng thời cũng nên giữ danh mục ở mức cân bằng, tránh ở mức quá mua, để không gặp phải rủi ro bất ngờ.

Về khối ngoại, trên sàn HoSE họ vẫn bán ròng mạnh nhất mã VPB với giá trị 340 tỷ đồng. Tiếp sau đó, HPG, MSN và TCH đều bị bán ròng trên 100 tỷ đồng. Trong khi đó, STB được mua ròng mạnh nhất với 73 tỷ đồng. CTG và VCB đều được mua ròng trên 50 tỷ đồng. Trong khi sàn HNX, khối ngoại tiếp tục bán ròng gần 22 tỷ đồng (gấp 4 lần phiên trước), tuong ứng khối lượng bán ròng là 487.984 cổ phiếu. Tôi cho rằng việc khối ngoại bán ròng mạnh khi thị trường chạm đến vùng đỉnh là việc hoàn toàn bình thường và đã diễn ra thường xuyển kể từ khi thị trường vượt 1.200 điểm.

Đối với nhóm Dầu khí, tôi cho rằng đã có 1 giai đoạn tăng mạnh khi giá dầu thế giới được neo cao do vậy khi giá dầu thế giới điều chỉnh thì các mã cổ phiếu dầu khí sẽ có sự sụt giảm mạnh để đưa thị giá các cổ phiếu này về đúng giá trị thực. Nhà đầu tư muốn bắt đáy nhóm cổ phiếu này có thể chờ đợi để nhóm cổ phiếu này có thời gian tích lũy trở lại và thị giá được đưa về mức giá hợp lí thì có thể xem xét bắt đáy.

Cuối năm, tôi đánh giá ngành Vận tải, Săm lốp, Điện, Nhựa sẽ hưởng lợi từ việc giá dầu giảm, trong khi ngành Phân bón được đánh giá trung lập và ngành Dầu khí sẽ chịu tác động tiêu cực.

Với ngành Vận tải, giá xăng Jet A1 và dầu DO/FO để vận hành máy bay và tàu biển có tương quan thuận chiều với giá dầu thô. Theo ước tính, chi phí nhiên liệu chiếm 30 - 50% giá vốn của các doanh nghiệp vận tải 2 loại hình này.

Ngành Phân bón được đánh giá trung lập do giá dầu giảm giúp các doanh nghiệp phân bón được hưởng lợi theo hai hướng: giá khí đầu neo theo giá dầu FO giảm sẽ cùng giảm ngay lập tức và giá xăng dầu giảm giúp chi phí vận chuyển, chi phí bán hàng giảm.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
2 Yêu thích
2 Chia sẻ
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại