menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
24HMoney

Tại sao cần phải có một chiến lược?

Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội TP HCM cần đổi mới tư duy và cách làm. Một trong những vấn đề nóng được đặt ra cần làm gì để không vuột mất các cơ hội vàng, đưa đất nước phát triển trong giai đoạn mới.

I. Mục tiêu phấn đấu đến 2025 của TP HCM:

TPHCM phải trở thành đô thị thông minh, thành phố dịch vụ, công nghiệp theo hướng hiện đại, đi đầu trong đổi mới sáng tạo...

II. Các thương hiệu được TP biểu dương Thương Hiệu Vàng TPHCM gần đây.

- Nhóm ngành Bánh kẹo - Thực phẩm được biểu dương nhiều nhất: 7 doanh nghiệp.

- Nhóm ngành Du lịch - khách sạn là nhóm được quan tâm thứ hai: 4 doanh nghiệp.

- Nhóm ngành Thời trang - Giày da: 4 doanh nghiệp

- Nhóm ngành Thiết bị điện - Chiếu sáng: 3 doanh nghiệp

- Nhóm ngành Dịch vụ Cơ khí - Xây dựng: 3 doanh nghiệp

- Nhóm ngành Thương mại - Phân phối: 1 doanh nghiệp

- Nhóm ngành Dịch vụ Vận tải: 1 doanh nghiệp

- Nhóm ngành Giày dép: 1 doanh nghiệp

- Nhóm ngành Trang sức: 1 doanh nghiệp

- Nhóm ngành Tài chính - Ngân hàng: 1 doanh nghiệp

- Nhóm ngành Điện máy - Tiêu dùng: 1 doanh nghiệp

- Nhóm ngành Nhựa công nghiệp: 1 doanh nghiệp

- Nhóm Văn phòng phẩm: 1 doanh nghiệp

- Nhóm ngành Cao su: 1 doanh nghiệp

III. Nhận định.

Qua diễn biến và sự kiện này tôi thấy có một số vấn đề:

1. Hoạt động ghi nhận thành tích, biểu dương cần nhất quán với chiến lược, phản ảnh mức độ ưu tiên của TP.

Nếu nhìn con số doanh nghiệp được công nhận của từng ngành, thì chúng ta dễ dàng thấy rằng TP quan tâm và ưu tiên ngành Bánh kẹo - Thực phẩm NHẤT. Vì có đến 7 doanh nghiệp trong ngành này được biểu dương.

Thứ hai là các ngành Du lịch - Khách sạn, và Thời trang - Giày da, mỗi ngành có 4 doanh nghiệp được công nhận.

Kế đến là các ngành Thiết bị điện-Chiếu sáng và Dịch vụ-Cơ khí Xây dựng khi mỗi ngành có 3 doanh nghiệp được công nhận.

2. Biểu dương thì cần cụ thể và đúng trọng tâm.

Quyết định của TP thì ghi là "Công nhận Thương hiệu Vàng TPHCM cho SẢN PHẨM, NHÓM SẢN PHẨM, HÀNG HÓA, DỊCH VỤ của 30 doanh nghiệp, nhưng qua thông tin từ truyền thông thì thấy đây là công nhận đối với các doanh nghiệp, chứ không phải thương hiệu sản phẩm, thương hiệu dịch vụ.

Tại sao cần phân biệt thương hiệu doanh nghiệp với thương hiệu sản phẩm?

Ví dụ: Một doanh nghiệp có thương hiệu là A, trong đó họ có dòng sản phẩm A, nhưng hoạt động chủ yếu của họ là cung cấp dịch vụ lắp ráp sử dụng chủ yếu là sản phẩm nước ngoài. Ngoài ra, đầu tư phát triển BĐS cũng là một mảng lớn của họ. Dòng sản phẩm A chỉ chiếm một phần rất khiêm tốn trong tổng doanh thu của doanh nghiệp.

Theo tôi, cái mà chính quyền cần động viên là dòng sản phẩm A gắn liền với hoạt động R&D của doanh nghiệp, nhằm mục đích khuyến khích phát triển sản phẩm, thương hiệu Việt hướng đến thay thế dần sản phẩm ngoại.

Không nên động viên chung chung bao gồm hoạt động cung cấp dịch vụ sử dụng sản phẩm nước ngoài, hoạt động kinh doanh phát triển BĐS.

Câu hỏi của tôi là liệu việc biểu dương các doanh nghiệp thuộc các ngành trên có giúp thành phố đạt được mục tiêu chiến lược phát triển như đã nêu ra ở đầu bài (thành phố thông minh, dịch vụ công nghiệp hiện đại, đi đầu về đổi mới sáng tạo)?

Tôi e là TP đã biểu dương không đúng trọng tâm, không đi đúng định hướng chiến lược phát triển của TP.

Dưới đây là đề xuất của tôi.

1. Nên biểu dương, ghi nhận cụ thể thương hiệu sản phẩm, dịch vụ cụ thể. Chỉ ghi nhận thương hiệu doanh nghiệp nếu doanh nghiệp đó chỉ kinh doanh một sản phẩm, dịch vụ. Tránh tình trạng ăn theo.

2. Với chương trình "Công nhận Thương hiệu Vàng" thì ngoài việc ghi nhận đích danh, cụ thể sản phẩm, dịch vụ, thì cũng nên phản ánh sự ưu tiên thể hiện qua con số doanh nghiệp trong từng ngành. Ngành được ưu tiên về mặt chiến lược thì con số thương hiệu được công nhận nên là nhiều nhất.

3. TP cũng có thể ghi nhận đóng góp của doanh nghiệp vào thành tích chung của phố, cụ thể là qua số tiền thuế, qua con số lao động sử dụng. Nhưng nên tổ chức một chương trình riêng.

VI. Đề Xuất về Chiến lược Phát triển Ngành của TP

Theo tôi, để phát triển đúng hướng như nghị quyết của TP đã đề ra thì TP nên quan tâm và động viên những ngành dưới đây:

- Nhựa tiêu dùng

Mảng này VN có tiềm năng cạnh tranh, có nhà máy lọc dầu, có cao su ... nhưng đang bị thương hiệu nước ngoài đe dọa. Các doanh nghiệp trong mảng này cần được nhà nước khuyến khích để họ đầu tư vào R&D và design nhiều hơn.

- Ứng dụng CNTT

Ứng dụng CNTT các loại, IoT là tương lai của nền kinh tế và hoạt động xã hội, kể cả games online ...) mảng này mang lại doanh thu cao và sử dụng nội hàm chất xám cao, phù hợp với một thành phố trung tâm kinh tế, khoa học và giáo dục như TP. HCM.

- Thương mại điện tử. Một phần lớn giao dịch mua bán hiện đã và đang được chuyển từ cửa hàng, chợ truyền thống sang chợ online. TP HCM là một trung thâm kinh tế, là một đầu mối thương mại của cả nước, thì phải phát triển thương mại điện tử, phải có chợ điện tử của riêng TP.

Không nên để các doanh nghiệp nước ngoài kiểm soát kênh chợ, cửa hàng online, vì sẽ tạo ra sự bất lợi cho các doanh nghiệp của TP. Đó là chưa muốn nói sự lệ thuộc vào kênh chợ sẽ dẫn đến sự chèn ép, thua thiệt trong kinh doanh, như đã từng xảy ra với kênh TTTM.

- Cơ khí Nông Lâm Thủy

VN trong vài chục năm đến vẫn phụ thuộc vào các ngành này. TP HCM lại là nơi tập trung chất xám đông nhất nước về lĩnh vực này với đội ngũ kỹ sư tốt nghiệp từ các trường đại học của TP. Cơ khí nói chung vẫn là một yếu tố nền tảng của công nghiệp hóa, hiện đại hóa, và IoT. Vậy TPHCM cần phát huy mặt mạnh của mình về mặt này. Ít nhất là về hoạt động R&D, còn sản xuất thì có thể để cho các tỉnh.

- Tự động hóa

Không cần phải nói nhiều, Robotics - tự động hóa là một xu hướng tất yếu của thế giới. TPHCM lại đặt mục tiêu xây dựng TP Thông minh, thì phải quan tâm động viên, phát triển các doanh nghiệp trong mảng này thôi.

- Thiết bị điện tử cầm tay

Đây cũng là một mảng theo xu thế chung của thế giới, mọi thứ rồi sẽ trở nên di động. Mọi hoạt động sẽ được điều khiển từ xa bằng thiết bị cầm tay, từ thiết bị trong nhà cho đến thiết bị sản xuất, trồng trọt. VN không nên đứng ngoài xu thế này, và ngoài TPHCM thì không tỉnh nào đủ nguồn lực để phát triển mảng này.

- Camera kỹ thuật số và cảm biến

Muốn biết tiềm năng và sức mạnh của việc làm chủ công nghệ này như thế nào thì hãy nhìn sang Trung Quốc. Đây cũng là một yếu tố không thể thiếu trong Thành phố Thông minh, và là yếu tố mang tính sống còn về mặt an ninh quốc gia. TP cần quan tâm ghi nhận tiến bộ để động viên các doanh nghiệp hoạt động trong mảng này.

- Dịch vụ viễn thám

Một mảng nghe lạ tai? Dịch vụ vệ tinh là một ứng dụng hiện đại ngày càng phổ biến trong mọi mặt đời sống. Từ việc hỗ trợ đánh bắt ngoài khơi, cho đến hỗ trợ trồng trọt của nông nghiệp, dẫn đường cho phương tiện, và an ninh quốc gia. Có quan trọng không? Có xứng đáng để khuyến khích các doanh nghiệp trong mảng này hình thành và phát triển không?

Tôi cho là chính các doanh nghiệp đang và sẽ khởi nghiệp hoạt động trong các mảng trên mà tôi giới thiệu mới cần được nhà nước quan tâm ghi nhận để động viên và tạo điều kiện cho họ phát triển.

Trong số 30 slot kia, TP có thể dành 15 chỗ cho các thương hiệu lớn đã thành công, và dành 15 còn lại cho các thương hiệu mới, tuy qui mô còn nhỏ, nhưng đó là những mảng, ngành có tiềm năng, và sẽ đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của TP và đất nước.

Chứ nói thật, các sản phẩm như bánh kẹo, mì gói, khách sạn, dịch vụ xây dựng ... không thể xuất khẩu mang ngoại tệ về mà làm giàu cho đất nước được, cũng không giúp Việt Nam phát triển theo hướng hiện đại hóa, công nghiệp hóa được.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
24HMoney

Bấm theo dõi để nhận thêm nội dung bổ ích từ chuyên gia này.

Tìm hiểu thêm về chuyên gia.

Hãy chọn VIP/PRO hàng đầu để nhận kho bài viết chuyên sâu

1 Bình luận
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại