menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Vương Tiến Thành

Tại sao các nhà đầu tư lo ngại về nguy cơ suy thoái kinh tế ở Mỹ?

Theo The Economist (Anh), thị trường chứng khoán Mỹ năm nay biến động đến mức chả ai muốn đưa ra dự đoán vào giữa tuần (hoặc thậm chí giữa thứ Sáu) rằng giá sẽ tăng hay giảm vào cuối tuần.

Vào lúc thị trường đóng cửa phiên ngày 25/5, chỉ số S&P 500 dẫn đầu cổ phiếu của Mỹ dường như đã phá vỡ chuỗi giảm bảy tuần thay vì kéo dài chuỗi này lên tám tuần. Cho đến nay, chỉ số trên ít nhất đã tránh được mức giảm 20% từ đỉnh đến đáy, vốn là định nghĩa không chính thức của thị trường giá xuống. Tuy nhiên, có những dấu hiệu cho thấy thị trường của Mỹ đang bước vào một giai đoạn mới, đáng lo ngại hơn.

Từ tháng Một đến đầu tháng Năm, giá cổ phiếu giảm có thể do ảnh hưởng bởi lợi suất trái phiếu tăng, khi các thị trường có thu nhập cố định phản ứng với hướng dẫn của Cục Dự trữ liên bang (Fed) rằng lãi suất sẽ tăng nhanh và nhiều hơn trong năm nay. Lãi suất cao hơn làm giảm giá trị hiện tại của dòng lợi nhuận của công ty trong tương lai.

Tuy nhiên, trong những tuần gần đây, giá cổ phiếu liên tục giảm, ngay cả khi lợi suất trái phiếu giảm trở lại. Diễn biến này cho thấy nỗi lo về khả năng suy thoái kinh tế. Sự kết hợp giữa việc Fed thắt chặt chính sách tiền tệ, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng chậm lại và chi phí sản xuất tăng cao mang tới cảm giác đáng ngại về giai đoạn sau của chu kỳ kinh doanh. Việc tăng chi phí sản xuất chỉ mới diễn ra được hai năm, nhưng các nhà đầu tư đã lo lắng rằng lợi nhuận của công ty đang bị đe dọa.

Nền kinh tế thế giới đã phải đối mặt với một số cú sốc lớn. GDP của Trung Quốc có thể sẽ giảm mạnh trong quý hiện tại, do các đợt phong tỏa phòng dịch COVID-19 được gia hạn. Người tiêu dùng châu Âu đang phải chịu sức ép lớn do giá khí đốt cao ngất. Nền kinh tế Mỹ từng có vẻ phục hồi, nhưng các bộ phận nhạy cảm với việc lãi suất tăng đang chững lại dù Fed hầu như chưa hành động nhiều.

Số liệu công bố vào ngày 24/5 cho thấy doanh số bán nhà mới tại Mỹ đã giảm gần 17% trong khoảng thời gian từ tháng 3-4/2022. Bất cứ dấu hiệu nào từ báo cáo của các công ty về nhu cầu khách hàng suy giảm cũng gây ảnh hưởng đáng lo ngại. Khi Snap, công ty đứng sau mạng truyền thông xã hội Snapchat, cho biết trong tuần này rằng doanh số bán hàng của công ty sẽ yếu hơn so với dự kiến công bố gần đây nhất vào tháng Tư, giá cổ phiếu của họ đã giảm 43%. Giá cổ phiếu của Walmart và Target cũng giảm khi hai nhà bán lẻ báo cáo họ đang phải chật vật xử lý hàng đống hàng tồn kho sau khi đánh giá sai nhu cầu của người tiêu dùng.

Tăng trưởng chậm lại là một trong những yếu tố khiến lợi nhuận thu hẹp. Hệ quả của việc chi phí cơ sở chủ yếu ổn định của các doanh nghiệp lớn là khi doanh số tăng hoặc giảm, lợi nhuận sẽ tăng và giảm nhiều hơn thế. Điều này đã thúc đẩy lợi nhuận đáng kể trong năm ngoái, nhưng khi GDP tăng chậm lại thì điều ngược lại sẽ xảy ra.

Yếu tố khác chèn ép lợi nhuận là chi phí cao hơn. Một loạt các nút thắt đã đẩy giá của các nguyên liệu đầu vào chính, đặc biệt là năng lượng tăng cao. Chi phí trả nợ cũng đang tăng cùng với lãi suất. Nhưng nỗi lo chính là tiền lương khi thị trường việc làm ở Mỹ đang bị thắt chặt. Do đó, việc tăng lương trở nên hào phóng hơn. Doanh nghiệp Mỹ nhận thấy mình có một ràng buộc kép trong vấn đề này. Nếu họ chuyển mức lương tăng thành giá bán cao hơn, điều này sẽ giữ lạm phát ở mức cao và buộc Fed phải tăng lãi suất mạnh mẽ hơn. Nếu doanh nghiệp tự chịu phần chi phí tăng, điều đó sẽ gây sức ép lên lợi nhuận.

Liệu có bất kỳ sự giải thoát nào cho các nhà đầu tư trong thời gian tới hay không? Lý thuyết của nhà đầu tư là nếu nhiều nhà giao dịch đã bán cổ phiếu, thì sẽ có ít người bán tiềm năng hơn để đẩy giá xuống trong tương lai. Nhưng một đợt tăng dựa trên vị thế cân bằng hơn sẽ không làm thay đổi nhiều nền tảng kinh tế vĩ mô vốn đã khá đáng ngại đối với cổ phiếu.

Điều an ủi có thể được tìm thấy trong thời điểm hiện tại là thực tế rằng các thị trường tài chính đã giúp giảm bớt rất nhiều công việc khó thực hiện cho Fed. Kể từ đầu năm, lợi tức trái phiếu đã tăng mạnh; lãi suất thế chấp tăng đáng kể; chênh lệch trái phiếu doanh nghiệp mở rộng; đồng USD tăng và giá cổ phiếu giảm.

Trong một thế giới phản thực tế, trong đó các thị trường tài chính bỏ qua hai đợt tăng lãi suất gần nhất của Fed, thì có một nghịch lý là rủi ro “hạ cánh cứng” đối với nền kinh tế sẽ lớn hơn. Giữa những ngày tồi tệ đối với thị trường chứng khoán, đây không phải là một điều mang tới nhiều sự an ủi. Nhưng mọi yếu tố lạc quan dù nhỏ hay lớn đều sẽ giúp ích thị trường phần nào./.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
1 Bình luận 1 Chia sẻ
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại