menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Phạm Việt Anh

Tái phân phối ngược

Việc tái phân phối của cải xã hội lẽ ra phải được chia sẻ xuống tầng dưới xã hội, nhưng hiện nó đi ngược lên trên, tích tụ qua cái gọi là "bong bóng giá tài sản tài chính" do hệ quả của việc thừa mứa cung tiền, nhưng không được ưu tiên đưa vào sản xuất.

Tình cảnh xã hội người giàu thì càng giàu thêm, người nghèo thì nghèo thêm được nhìn nhận như là hiện tượng tái phân phối ngược (Upward re-distribution), là hệ quả của chủ nghĩa tư bản tiền tệ, hậu tư bản công nghiệp.

Tái phân phối ngược
Giá nhà bình quân ở Mỹ, Úc, Canada…hiện cũng tăng cao hơn nhiều lần mức thu nhập bình quân.

Tình cảnh thu nhập không theo kịp giá nhà và các khoản nợ tiêu dùng khác cũng như chi phí thuê nhà đắt đỏ là vấn đề chung của nhiều người vô gia cư có việc làm ở Mỹ, Anh và những quốc gia tư bản phát triển khác (Vô gia cư nhưng vẫn có việc làm, tức là thu nhập không đủ chi dùng, là khác với vô gia cư do thất nghiệp + đói nghèo)

Tài sản tài chính thì bao gồm cổ phiếu, trái phiếu, BĐS cũng như cái loại sản phẩm tài chính phái sinh khác nhau. Tổng giá trị thị trường trái phiếu các loại toàn cầu hiện ước tínhđã vượt 100 ngàn tỷ USD, còn giá trị thị trường phái sinh hiện gấp hơn 8 lần GDP toàn cầu.

Dẫu vậy, thực tế cũng khó đưa thêm nhiều vốn vào sản xuất bởi thành tựu công nghệ, công nghiệp trong 50 năm qua đã khiến năng suất của nền kinh tế tư bản đã đạt đến mức sản xuất dư thừa (thừa cung). Chính vì vậy mà Kinh tế học từ lâu đã chuyển từ quản trị khan hiếm sang quản trị dư thừa. Hơn nữa, hệ quả của năng suất vượt trội cũng khiến nền kinh tế tư bản rơi vào giảm phát và tăng thất nghiệp, thành ra chính sách tiền tệ ở những thị trường này phải tìm ra chỗ để lạm phát sinh sôi, qua đó mới tiêu hoá được số lượng tiền tệ được gia tăng liên tục. Toàn cầu hoá là tiến trình Âu Mỹ hoá thị trường toàn cầu, cũng để đạt mục đích cốt lõi là mở rộng thị trường tiêu thụ được hết năng lực sản xuất công nghiệp tư bản và tối đa hoá lợi nhuận vốn.

Liệu vấn đề dư thừa vốn có ngưng được không? Câu trả lời trước mắt là không, bất chấp việc đã có quá nhiều cảnh báo lý thuyết, bởi tiền là máu, nếu ngưng thì nền kinh tế tư bản thị trường sẽ sụp đổ và như vậy, thay vì ngưng lại các gói nới lỏng định lượng và thậm chí là siêu nới lỏng sẽ tiếp tục được gia tăng. Lạm phát chỉ là sự lựa chọn giữa lạm phát giá tiêu dùng hay lạm phát giá tài sản của giới chính khách. Mà lạm phát vào đâu thì số đông người lao động luôn là chịu thiệt thòi trước hết, số 1% giàu có vẫn luôn giàu thêm. Như vậy, để hài hoà lợi ích xã hội, chính phủ ở các nơi này phải xây dựng các cơ chế bù đắp cho sự hy sinh của số đông người lao động phổ thông, như tài trợ thêm các gói chính sách an sinh xã hội.

Cuộc đua CMCN 4.0, 5.0…thiếu đi sự hài hoà và cân bằng vĩ mô toàn cầu, có khi lại tạo thêm nhiều bất ổn và xung đột cho nhân loại.

Nhưng dường như cho đến thời điểm này thì đó là một tương lai tiền định, liệu có con đường nào khác?

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành chuyên gia trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Phạm Việt Anh

Bấm theo dõi để nhận thêm nội dung bổ ích từ chuyên gia này.

Tìm hiểu thêm về chuyên gia.
1 Yêu thích
8 Bình luận 1 Chia sẻ
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải App Tài chính - Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại