Tìm mã CK, công ty, tin tức


Đọc nhiều
Bình luận nhiều
Sau một ngày giảm lịch sử của chứng khoán toàn cầu, quá nhiều người inbox cho tôi hỏi về thị trường ngày mai ra sao. Ở đây tôi chỉ có thể chia sẻ quan điểm cá nhân như sau:
NỖI LO SUY THOÁI
Nỗi lo suy thoái toàn cầu lan rộng, còn từ "khủng hoảng" có chạm đến hay không thì chưa dám nói. Lúc này đừng có nghĩ Fed giảm vài % lãi suất là lại hưng phấn, hãy nhớ tôi nói driver chính của chứng khoán là EPS và khi suy thoái EPS đều giảm mạnh.
Khi này, mọi dự phóng đều khá vô nghĩa, các con số tính toán ảnh hưởng GDP bao nhiêu % sẽ có sai số rất lớn, đặc biệt câu chuyện thuế quan này đã không xuất hiện gần 1 thế kỉ rồi - hiện tai làm sao mà đánh giá được tác động. Chủ yếu Trump có biết "quay đầu là bờ" không, có quay lại kịp thời không hay đợi tàu chìm như Titanic mới muốn quay đầu - tôi nghĩ sẽ quay đầu sớm thôi.
VIỆT NAM CHƯA SẴN SÀNG
Trong cơn nguy biến này thì kinh tế Việt Nam có độ mở cao, với động lực tăng trưởng dựa vào xuất nhập khẩu và FDI như Việt Nam suốt 2 thập kỉ qua thì ảnh hưởng là sẽ lớn và rộng. Trong khi đó, động lực chính cho kinh tế Việt Nam trong 2025 là sự hồi phục nội địa cần nhiều điều kiện và thời gian để tạo đà (không phải mấy nhận định Q1 quá là tốt của mấy chiên gia đâu haizzz).
Nhìn thấy rõ nhất là tổng đầu tư và tích lũy tài sản Q1.25 chỉ tăng 7.24% (YoY) trên cái nền thấp của 2024 - một trong những cấu phần đi trước (leading) trong GDP. Bạn phải biết là các chu kỳ kinh tế mới của Việt Nam thì tích lũy tài sản đầu chu kỳ sẽ đủ mạnh tạo động lực cho nền kinh tế, ví dụ giai đoạn 2014-2017 đều trên 9% để tạo đà cho kinh tế và tiêu dùng. Khi tích lũy tài sản này chưa đủ mạnh thì quá trình phục hồi chưa tạo được một "đà" đủ vững - quan điểm tôi là vậy.
GDP Q1.25 tăng 6.93% là thấp hơn khá xa so với mục tiêu phấn đấu 7.7% để đạt được mục tiêu cả năm 2025 ở mức 8% (theo NQ 25), hay tổng bán lẻ hàng hóa và dịch vụ chỉ tăng 9.9% (so với NQ 25 ở mức 12% cho năm 2025).
Tôi thì thấy đà phục hồi chưa vào "guồng" mà đối mặt ngay thách thức lớn.
VNINDEX ĐÃ PHẢN ÁNH?
Sau khi thị trường giảm mạnh 2 phiên liên tiếp thì thị trường đã có phiên rút chân khi thị trường giảm về vùng nhạy cảm của định giá P/B (tương ứng vùng VNIndex 1140-1170), mức P/B tương đương Covid và khủng hoảng 2022. Như trước đây tôi có đã nêu quan điểm vùng này sẽ dễ có độ nhạy nhưng độ tin cậy phụ thuộc vào diễn biến tốt lên không - trước mắt chẳng hạn như trì hoãn thời gian áp dụng đã.
Nếu mọi thứ không được như kỳ vọng thì phải xem những lần P/E đủ rẻ thể hiện sự panic tột độ, hiện nay P/E vẫn tương đối cao (12.01). Nếu ở các thời điểm panic nhất của VNIndex thì P/E của market thường giảm về vùng thấp hơn nhiều mà tương ứng với chỉ số có khi thấp hơn hiện nay nhiều, mức 10.x hoặc thấp hơn của P/E là thường thấy trong panic của VNIndex.
Ở đây tôi muốn nói, với định giá tương đối, market chưa chuẩn bị cho các cơn panic như những gì đã từng trong lịch sử cả - đừng vội vàng bắt da-o. Việc có đi dự đoán đáy là rủi ro.
SỰ BÌNH TĨNH VÀ NHÌN DÀI HẠN
Đi dự phóng là điều gần như rất khó hay có thể nói là không thể. Điều nhà đầu tư cần làm là điều chỉnh tỷ lệ an toàn và không sợ hãi. Tại sao tôi nói như vậy:
Bao giai đoạn tâm tối cả thế kỉ qua của thị trường chứng khoán nơi không thấy ánh sáng đều tiêu cực như vậy nhưng sau đó thì sẽ đâu lại vào đấy. Hiện tại, bạn sợ Trump "crazy" nhưng bạn cần biết nếu suy thoái xảy ra thì cũng phải quay xe thôi - sớm hay muộn mà thôi. Vậy nếu nhìn đủ dài hạn thì dù tăm tối nhưng nó không phải là câu chuyện dài của 3 hay 5 năm.
Khi bạn càng sợ hãi, bạn càng hành động theo cảm tính mà không phải lý trí - lý do đa số nhà đầu tư thất bại. Ví dụ rõ nhất là cuối 2022 đa số NĐT thua lỗ nặng nhưng đa số bị sự lo sợ lấn át và bị quá khứ "kéo lại" với hội chứng "chim sợ cành cong". Lúc trên đỉnh thì dồn hết tiền vào, về vùng rẻ thì sợ và thường phân bổ rất thấp dẫn đến khi thua lỗ thì nặng, khi thị trường hồi phục thì lại tỷ trọng không đáng kể.
Với nhà đầu tư dài hạn thì thực sự các hành động vẫn cần lý trí lúc này, đưa tỷ trọng về vùng hợp lý (chứ không dự đoán) và cũng không bán bất chấp hay mua vội - về lâu dài bạn sẽ cho bạn đủ bản lĩnh và có hiệu suất đủ tốt. Còn với tích sản, khi bạn lo sợ nhất thì mới đúng là thời gian phù hợp nhất để tích sản.
Hãy sẵn sàng cho mọi thứ có thể xảy ra bằng tỷ trọng và kế hoạch hành động chứ không phải bằng "cảm xúc" - đặc biệt Trump là khó đoán. Mọi người có thể xem thêm các dữ liệu tôi cung cấp dưới cmt.
Lưu ý: các phân tích của tôi chỉ mang tính tham khảo không phải khuyến nghị gì cả. Mọi người có câu hỏi/thắc mắc có thể cmt bên dưới.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bàn tán về thị trường