menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Hoàng Tư Giang Pro

Nói thêm về CPI "thấp kỷ lục"

10 tháng đầu năm nay, CPI tăng 1,81% so với cùng kỳ năm trước, mức tăng thấp nhất kể từ năm 2016.

Hôm nay mới đọc lại chỉ số CPI như trên. Điều đáng mừng là chúng ta đã may mắn giữ được CPI thấp nhất kể từ năm 2016. Tuy vậy, 5 nguyên nhân chính được viện dẫn dưới đây lý giải CPI “thấp nhất” lại gợi lên nhiều băn khoăn.

Đó là 1) lưu thông, vận chuyển hàng hóa thuận lợi; 2) nhu cầu tích trữ hàng tiêu dùng của người dân giảm; 3) nguồn cung hàng hóa được đảm bảo khiến giá lương thực, thực phẩm trong tháng giảm; 4) nhu cầu sử dụng điện, nước sinh hoạt giảm; và 5) giá thuê nhà tiếp tục xuống thấp.

Trong các yếu tố trên, 1) là hợp lý vì các tỉnh dỡ bỏ giãn cách, nhưng chắc chắn lưu thông vẫn còn rất khó khăn, chưa thể trở lại trạng thái như trước. Số liệu của GSO cũng chứng tỏ: Vận tải hành khách giảm 27,1%, vận tải hàng hóa giảm 6,7% trong 10 tháng đầu năm nay so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó 4) lại mâu thuẫn với chính GSO vì tiêu dùng điện lại tăng hơn 4%.

Mới chỉ nói về 2 trong 5 nguyên nhân trên thì đã thấy có điều gì đó không chuẩn với thực tế.

Tuy nhiên, trực tiếp hay gián tiếp, các nguyên nhân trên đều có điểm chung: cầu của nền kinh tế đã kiệt quệ, hay nói cách khác, sức mua của dân xuống thấp chưa từng có.

Bằng chứng là tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng - 19,8%, - 33,7%, - 28,4% và - 19,5% trong các tháng 7, 8, 9, 10 vừa qua so các tháng tương ứng năm ngoái. Đây là mức giảm rất lớn trong bối cảnh chỉsố này luôn tăng 10% trong các năm bình thường.

Vì thế, CPI “thấp nhất” là do chúng ta nhập khẩu lạm phát, mà sức ép lạm phát đang hiển hiện khi giá xăng, giá gas, giá logistics, giá nguyên vật liệu đã lồ lộ ra rồi.

Tháng 4 năm nay, IMF dự báo, trong năm 2021, giá dầu thô tăng 41,7%, hàng nông sản thô tăng 12,9%, thép tăng 32,1%, thức ăn tăng 13,9% và giá cả hàng công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 2%. Trong nửa đầu năm, giá hàng hóa phi năng lượng tăng 35% so với cùng kỳ năm 2020.

Chi phí đẩy sắp tác động vào nền kinh tế vừa thức dậy nhưng còn mơ màng ngái ngủ trong tháng qua sau khi đã ngủ đông gần 4 tháng trước.

Cầu yếu kéo không nổi, chi phí đẩy đang lồng lộng bung toang. Chúng ta có nhìn vào thực tế này hay lại ngó lơ như cách giải thích PCI cho đến khi bóng ma lộ nguyên hình thành con quỷ?

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành chuyên gia trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Hoàng Tư Giang Pro

Bấm theo dõi để nhận thêm nội dung bổ ích từ chuyên gia này.

Tìm hiểu thêm về chuyên gia.
5 Yêu thích
2 Bình luận
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải App Tài chính - Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại