menu
24hmoney

Bài của Nhung ONeil

Pro
Những thông tin chính diễn ra trong tháng 3 và nhóm ngành nào sẽ duy trì mức độ tăng trưởng?
Những thông tin chính diễn ra trong tháng 3 và nhóm ngành nào sẽ duy trì mức độ tăng trưởng?. Các thông  ...
Các thông tin chủ yếu ảnh hưởng tới thị trường tháng 3/2022:
Tháng 3, Đảo danh mục ETF quý 1/2022: các CTCK nhận định, nhận định VND và NLG có thể được thêm vào rổ FTSE ETF, rổ quỹ VNM ETF sẽ bổ sung PVD.
+ VNM ETF sẽ công bố review danh mục sau FTSE 1 tuần, vào ngày 11/03 và giao dịch từ 14-18/03.
+ FTSE ETF sẽ công bố kết quả review vào ngày 04/03 và giao dịch trong khoảng 07-18/03.
+ FTSE ETF sẽ công bố kết quả review vào ngày 04/03 và giao dịch trong khoảng 07-18/03.
Tháng 3, Phiên đáo hạn phái sinh sẽ diễn ra vào ngày 17/3/2022
Tháng 3, thị trường kỳ vọng FED có thể nâng lãi suất điều hành ít nhất 125 điểm cơ bản vào năm 2022, từ T3/2022
Tháng 3, khủng hoảng Nga-Ukraina có thể gây nên áp lực về giá dầu, gây giảm nguồn cung, khả năng dao động quanh 105USD/thùng và có thể hạ nhiệt từ cuối tháng 3. Bên cạnh đó, áp lực từ cuộc khủng hoảng cũng gây căng thẳng lên giá hàng hoá: thực phẩm, than, phân đạm,…
Tháng 3, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có văn bản gửi Sở du lịch địa phương toàn quốc về công tác chuẩn bị phục vụ mở cửa lại hoạt động du lịch từ 15/3. Điều này sẽ tác động tích cực đến nhóm cổ phiếu Hàng không/Du lịch/Dịch vụ và thu hút đầu tư nước ngoài.
Tháng 3, nhóm ngành nhiều triển vọng sẽ tăng trưởng trong tháng 3: Dầu khí, Cảng biển, Phân đạm – Hoá chất, Bán lẻ.
Nhóm ngành nào sẽ duy trì mức độ tăng trưởng?
Ngành chứng khoán: Thanh khoản toàn thị trường sụt giảm, một lượng tiền sẽ được dịch chuyển từ chứng khoán sang sản xuất, lưu thông hàng hoá. Thị trường ngắn hạn bị ảnh hưởng bởi các thông tin: lạm phát, căng thẳng Nga – Ukraina, các kênh đầu tư khác kém hấp dẫn, dòng tiền quay lại kênh đầu tư chính. Số lượng tài khoản cá nhân mở mới cũng đang giảm. Ngành chứng khoán sẽ bị chi phối của nhiều yếu tố, khó có mức độ tăng trưởng tốt như quý I/2021. Cổ phiếu kỳ vọng: VND (câu chuyện tăng vốn: VND), VCI, SHS.
Ngành Ngân hàng: Tiêu dùng trong nước phục hồi, sau dịch nền kinh tế phục hồi sẽ mở ra cho các ngân hàng nhiều dư địa tăng trưởng, trong đó mảng tăng trưởng đột phá được nhiều ngân hàng kỳ vọng là tín dụng bán lẻ. Ngân hàng Nhà nước đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng 14% trong năm 2022, điều này sẽ thục đảy hoạt động Ngân hàng phát triển. Tháng 3, kỳ vọng các Ngân hàng có tốc độ tăng trưởng nhanh, chuyển đổi số, kết quả kinh doanh ấn tượng như VIB, TPB, VPB
Ngành bất động sản: Giai đoạn này, Thị trường bất động sản nhà ở vẫn chịu áp lực tăng giá vì nguồn cung thấp, giá đất tăng. Các chính sách của Nhà nước tập trung giải ngân vốn đầu tư công Bên cạnh đó, lạm phát cũng là nguyên nhân khiến giá đất tăng, do vậy các DN có quỹ đất sạch, rộng vẫn được kỳ vọng nhiều tiềm năng tăng trưởng trong quý I/2022. Dòng tiền trên thị trường liên lục dịch chuyển từ Ngân hàng sang Chứng khoán, và sang Bất động sản – 3 kênh hy động vốn lớn nhất trên thị trường. Việc dòng tiền linh hoạt dịch chuyển như vậy, các DN có nền tảng cơ bản tốt sẽ vẫn có mức tăng trưởng hấp dẫn trong tháng 3 này, tiềm năng với DXG, NLG, KDH, HTN, LDG.
Ngành Dầu khí: căng thẳng tại khu vực Đông Âu được xem là động lực tăng trưởng chính của giá dầu trong thời gian này. Giá dầu được dự báo sẽ tiếp tục tăng mạnh lên 105-110 USD/thùng nếu những căng thẳng chưa được giải quyết. Xu hướng ngắn hạn, tiếp tục nắm giữ với nhóm được hưởng lợi là Dầu khí với các cổ phiếu: GAS, PLX, PVD, PVS, PVT
Nhóm ngành Xuất khẩu: Kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 2/2022 ước đạt 3.3 tỷ USD, tăng 13.2% so với cùng kỳ năm 2021 với các ngành như nông-lâm-thuỷ sản.
+ Dệt may: Tốc độ tăng trưởng cùa ngành dệt may tăng mạnh nhất, ước tính 2 tháng đầu năm tăng 30.9% so với cùng kỳ năm 2021. Nhiều doanh nghiệp dệt may có đơn hàng đến hết quý III/2021. Kỳ vọng tăng với các doanh nghiệp: TNG, VGT, STK.
+ Thuỷ sản: từ ngày 13-15/3/2022, diến ra Hội chợ triển lãm Thuỷ sản Bắc Mỹ, thu hút 15 DN Việt tham gia. Xuất khẩu tôm của VN đang có lợi thế nhất trong xuất khẩu thuỷ sản, bên cạnh đó, giai đoạn này, giá cá tra nguyên liệu đang tăng mạnh. Thúc đẩy nhóm các Doanh nghiệp nuôi trồng và xuất khẩu tôm, cá được hưởng lợi. Đánh giá cao nhóm này, tiềm năng tăng trưởng trung hạn với các cổ phiếu: FMC, VHC, ANV.
+ Gỗ, đá: ngành xuất khẩu gỗ tiếp tục tăng trưởng ở thị trường thế giới, đặc biệt là Mỹ. Tính chung 2 tháng đầu năm đạt gần 3 tỷ USD. Năm 2022 nhiều thuận lợi để ngành gỗ tăng trưởng bứt phá, nhờ kinh tế toàn cầu dần phục hồi tăng trưởng sau đại dịch Covid-19, ngành xây dựng tại nhiều thị trường hoạt động mạnh thúc đẩy nhu cầu về đồ nội thất tăng. Giá gỗ nguyên liệu cũng đang tăng mạnh. Kỳ vọng trong ngành có PTB
Ngành bất động sản khu công nghiệp: giá thuê đất sẽ tiếp tục đà tăng 6-10% so với cùng kỳ năm 2021, khi nhu cầu thuê cao và nguồn cung hạn chế. Trong tháng 3, Chính phủ nối lại các đường bay thương mại, kỳ vọng nhu cầu thuê đất của NĐT nước ngoài tăng trở lại. Tiềm năng với KBC, SZC
Ngành cảng biển: Tháng 2/2022, sản lượng hàng hóa thông qua cảng biển ước khoảng 53 triệu tấn, tăng 7% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, hàng xuất khẩu có tỷ lệ tăng cao nhất, đạt 13%. Kỳ vọng nhóm này với GMD, HAH, SGP
Ngành du lịch – Hàng không: Bộ VHTTDL đề nghị các địa phương lên phương án mở cửa lại hoạt động du lịch từ 15/3, điều này góp phần thúc đẩy ngành du lịch phát triển. Nắm giữ với ACV, VJC, SCS
Nhung ONeil
Cao Thị Hồng Nhung - CTCP Chứng khoán Vndirect - Zalo/SĐT: 0964285799 - Tik tok/Facebook: Nhung Oneil
Nhà đầu tư lưu ý
14 Yêu thích
3 Chia sẻ
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ