menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Lê Nguyễn Trường Giang

Những bỏ sót của GDP: Đo lường hiệu suất kinh tế bỏ sót về hiệu suất kinh tế – Phần I

Các phương tiện truyền thông và cộng đồng kinh tế thường xuyên sử dụng Tổng sản phẩm trong nước (GDP), tổng sắp của tất cả các hàng hóa và dịch vụ sản xuất trong một quốc gia trong một khoảng thời gian cụ thể, như một đo lường về hoạt động kinh tế.

Tuy nhiên, GDP là một cách tương đối mới được dùng để đánh giá các nền kinh tế. Trong thực tế, khái niệm này chưa được phát minh ra cho đến đầu thế kỷ XX, khi cuộc Đại khủng hoảng và sau đó chiến tranh thế giới lần II đã đẩy Washington phải tính đến chi tiêu của Chính phủ về các dịch vụ và chiến tranh (trước khi được xem như là một tai họa cần thiết làm giảm thu nhập quốc dân) như một đo lường tốt cho nền kinh tế.

Việc xây dựng các số liệu thống kê GDP là không đơn giản, ngay cả trong những ngày đầu tiên khi nền kinh tế ít phức tạp hơn bây giờ. Phải mất nhiều thập kỷ trong một số ít các quốc gia mới tạo ra các tài khoản quốc gia và cho các nhà kinh tế và thống kê tạo ra các phương pháp so sánh GDP theo thời gian và giữa các quốc gia. Và công việc tiếp tục cho đến ngày nay. Một minh họa ở đây là việc hiệu chỉnh tổng mức USD lạm phát để có được GDP “thực tế”. Song việc không ngừng cải tiến chất lượng sản phẩm, và sự ra đời của hàng hóa và dịch vụ mới theo thời gian, đã làm khó khăn hơn cho việc tính toán sự thay đổi của giá. Ví dụ, một máy tính xách tay năm 2013 là một máy rất khác so với một máy tính xách tay năm 2004, ngay cả khi bảng giá của chúng là gần như nhau. Một vài thập kỷ trước đây, khi đó, giá của máy tính là vô giá, bởi vì máy tính không tồn tại. Thật khó để nắm bắt sự chuyển đổi này trong một chỉ số giá duy nhất.

Hơn nữa, mặc dù có những tiến bộ, vẫn còn khó khăn để thực hiện so sánh quốc tế, với sự khác biệt đáng kể trong cấu trúc kinh tế trên thế giới và trong những gì mà người tiêu dùng chi tiêu thu nhập của họ. Mặc dù các nhà kinh tế không ngần ngại để tổng quát hóa, ấn tượng của chúng ta về tăng trưởng trong nền kinh tế khác nhau vào những thời điểm khác nhau phụ thuộc vào các phương pháp thống kê. Ví dụ, việc đưa ra những điều chỉnh để cải thiện chất lượng của các máy tính trong những năm 1990 đã làm tăng trưởng kinh tế Mỹ mạnh hơn rất nhiều so với các nước khác.

Có những cái mà GDP đã bỏ sót hoàn toàn. GDP không nói gì về những thiệt hại môi trường mà sản xuất hàng hóa và dịch vụ gây ra. Và, mặc dù tăng trưởng GDP được lấy làm đại diện cho sự tiến bộ, nó không bao giờ có ý định để đo lường hạnh phúc hay phúc lợi. Cuối cùng, khi các quốc gia thoát ra khỏi suy thoái toàn cầu năm 2007 – 2008, một số câu hỏi nghiêm túc được đặt ra liệu mô hình có ước tính vượt trội đóng góp của các dịch vụ tài chính cho nền kinh tế.

Tính đa dạng thông qua đổi mới liên tục có thể được coi là một trong những chỉ tiêu quan trọng của phát triển kinh tế.

Với tất cả những vấn đề này, một số người đề xuất mổ xẻ GDP hoàn toàn ủng hộ các đo lường mới, chẳng hạn như chỉ số hạnh phúc quốc gia. Họ không nhận được sự cần thiết phải có một đo lường về hoạt động kinh tế. Nhưng sự thật là đặc trưng của nền kinh tế – và cái người dân định giá trị vượt quá GDP – đang thay đổi, và rằng cách chúng ta đo lường nền kinh tế sẽ phải bắt kịp nó. Đặc biệt, các nhà kinh tế sẽ phải vật lộn với ba vấn đề. Đầu tiên là sự phức tạp về kinh tế, được định hướng bởi sự đổi mới, sự ra đời liên tục của các sản phẩm và dịch vụ mới, và toàn cầu hóa của chuỗi sản xuất ngày càng tăng. Thứ hai là phần đóng góp ngày càng tăng trong các nền kinh tế tiên tiến của dịch vụ và tài sản vô hình, bao gồm cả các hoạt động trực tuyến không có giá. Thứ ba là câu hỏi cấp bách của sự phát triển bền vững – cho dù sự suy giảm của các nguồn tài nguyên và tài sản sẽ làm suy yếu tăng trưởng GDP tiềm năng trong tương lai.

Tính đa dạng

Năm 1998, Hoa Kỳ đã cung cấp 185 kênh truyền hình, 141 loại thuốc giảm đau, và 87 nhãn hiệu nước giải khát. Vào năm 1970, chỉ có năm kênh truyền hình, năm loại thuộc giảm đau, và 20 loại nước giải khát. Nổi bật hơn, trong khi đó có 400 loại máy tính và gần năm triệu trang web trong năm 1998, mà thập kỷ trước đó đã không có. Tất cả điều này là tuyệt vời: tính đa dạng thông qua đổi mới liên tục có thể được coi là một trong những chỉ tiêu quan trọng của sự phát triển kinh tế. Song, khó khăn lớn để tìm kiếm số liệu thống kê kinh tế có tính đến số lượng sản phẩm khác nhau sẵn có. (Báo cáo thường niên năm 1998 của Ngân hàng Dự trữ Liên bang Dallas, ở đó các số liệu này được thực hiện, là một trong số ít các nguồn có sẵn ngay bây giờ). Chỉ đơn giản là bởi cơ quan chính thống không yêu cầu. Trong các cuộc điều tra, họ hỏi các nhà sản xuất giày về khối lượng – số lượng các đôi giày được làm – và giá cả, nhưng không phải là số liệu về kiểu dáng. Họ đếm các đôi bối đi bộ công nghệ cao, các đôi giàu chạy đệm đầu gối và mắt cá nhân, giày dép thuần chủng, giày định hình bắp đùi khi đi bộ, giày cao gót màu đỏ đẹp, dép cực kỳ thoải mái nhưng xấu xí, và giày thể thao được thiết kế trực tuyến chỉ đơn giản là “giày”.

Nhưng tại sao điều này ảnh hưởng đến GDP? Do không nắm bắt đầy đủ các phạm vi ngày càng tăng của các sản phẩm trong nền kinh tế, GDP thiếu báo cáo về đổi mới. Nó cũng không tính đến phúc lợi của người tiêu dùng. Ví dụ, xe ô tô không người lái. Một chiếc xe không người lái sẽ làm tăng GDP bởi có cùng một số tiền như bất kỳ loại xe khác, hoặc có thể hơn một chút. Các nhà thống kê có thể tính toán chỉ số giá hưởng thụ để tính đến một thực tế là chủ sở hữu của chiếc xe có thể ngồi và thư giãn khi lái xe. Nhưng GDP sẽ không bao giờ nắm bắt những gì xe ô tô không người lái đóng góp vào sự an toàn – giảm số vụ tai nạn như xe không người lái truyền dẫn.

Các đo lường cũng bỏ qua các giá trị được đưa ra bởi đặc chế (những đôi giày được cá nhân thiết kế trực tuyến): Như nhà kinh tế Dallas Fed đã viết vào năm 1998: “Chúng ta có thể không thấy tốc độ tăng trưởng nhanh hơn hoặc sự tăng vọt về năng suất, nhưng đa số các đặc chế sẽ thanh toán hết cho nước Mỹ. Các nguồn lực bị lãng phí đang phỏng đoán cái mà khách hàng muốn. Khi nhiều sản phẩm được đặc chế, chúng ta sẽ không lãng phí tiền bạc và các bộ quần áo cất trong tủ vì chúng không phù hợp hay các đãi compact nhỏ gọn chỉ với một hoặc hai bài hát mà chúng ta thực sự yêu thích. Và hàng hóa sẽ không bị lãng quên trên các kệ đại lý. Đạt được một tiêu chuẩn cao hơn của cuộc sống với nhu cầu ít hơn về nguồn lực tự nhiên và lao động sẽ giúp giảm bớt áp lực giá cả và tiếp tục tin tốt lành về lạm phát trong thập niên này”. Những hứa hẹn về “đa số các đặc chế” treo lửng lơ trước mắt độc giả trong năm 1998 đang sắp phải vượt qua, bao gồm các chương trình truyền hình theo yêu cầu và quần áo được đo may tại các chợ, không chỉ cho những người giàu.

Tính phức tạp vượt ra ngoài phạm vi số lượng sản phẩm. Hầu hết các mặt hàng hiện nay đều được sản xuất thông qua các chuỗi cung ứng toàn cầu. Các linh kiện thành phần được sản xuất tại một số quốc gia, được vận chuyển trên toàn thế giới để được lắp ráp ở một nơi, và sau đó vận chuyển đến thị trường tiêu thụ chúng. Điều này đúng với hàng giản đơn, chẳng hạn như áo sơ mi, và của những hàng hóa tinh vi, chẳng hạn như iPhone. Chỉ số giá, và do đó GDP, không nắm bắt được sự giảm giá lớn đi kèm với gia công thuê ngoài. Đổi lại, giá nhập khẩu đã bị phóng đại rất nhiều và khối lượng nhập khẩu được ghi thấp. Ngoài ra, thống kê thương mại truyền thống không kết nối các giá trị tăng thêm theo từng giai đoạn trung gian: số liệu cán cân thanh toán của Mỹ chỉ ghi lại toàn bộ giá trị cuối cùng của iPhone khi nó được nhập khẩu từ Trung Quốc. Theo Yuqing Xing, một giáo sư tại Viện nghiên cứu quốc gia về nghiên cứu chính sách ở Tokyo, “Phương pháp truyền thống ghi chép thương mại đã không phản ánh sự phân bố chuỗi giá trị thực tế và vẽ ra một bức tranh bị bóp méo về quan hệ thương mại song phương. Sự mất cân bằng thương mại song phương Trung – Mỹ đã được thổi phồng rất nhiều”. Thống kê giá trị tăng thêm của thương mại sẵn có vừa mới có, và nghiên cứu chúng có thể thay đổi những gì chúng ta nghĩ về trạng thái của các nền kinh tế thế giới.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Lê Nguyễn Trường Giang

Bấm theo dõi để nhận thêm nội dung bổ ích từ chuyên gia này.

Tìm hiểu thêm về chuyên gia.

Hãy chọn VIP/PRO hàng đầu để nhận kho bài viết chuyên sâu

3 Yêu thích
2 Bình luận 2 Chia sẻ
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại