menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
LAM MINH CHANH

Ngân hàng đã có nhiều lợi thế, tại sao lại ép bản bảo hiểm nhân thọ cho khách hàng vay tiền?

Hiện tại trên TiTok có một số clip nói về ngân hàng ép bán BHNT cho khách hàng vay tiền tại NH, trái với Chỉ thị của Ngân hàng nhà nước. Vấn nạn này, báo chí, mạng xã hội đã nói rất nhiều, nhưng vẫn tiếp tục xảy ra. 

(Chương trình tài chính Cá nhân dành cho Thiếu niên của chú Ba LMC)

Hai đoạn trên, Chú Ba copy lại phần đầu tiên của bài “Bảo hiểm Nhân thọ: Bảo vệ + Tiết kiệm, Hoặc Bảo vệ + Đầu tư” mà chú đã đăng báo và in trong sách “Tài chính cá nhân dành cho người Việt Nam”, để các cháu đọc và hiểu về bảo hiểm.

Đoạn dưới là ý kiến của chú Ba về việc ngân hàng bán bảo hiểm nhân thọ.

NGUYÊN TẮC CỦA BẢO HIỂM NHÂN THỌ

BHNT được tạo ra để con người có thể bù đắp hỗ trợ lẫn nhau khi rủi ro xảy ra. Tôi lấy 1 ví dụ dễ hiểu: Có 1,000 người, và theo thống kê, thì trong năm sẽ có 3 người chết. Thay vì ngồi chờ sự rủi ro xảy ra, thay vì cầu trời mình không phải là 1 trong 3 người đó, một ngàn người này chủ động bảo vệ trước rủi ro bằng cách mỗi người đóng vào quỹ chung 1 đồng, sẽ được tất cả là 1,000 đồng. Khi rủi ro tử vong xảy ra với 3 người nào đó, thì 1,000 đồng này sẽ được chia đều cho gia đình của 3 người này. Mỗi gia đình của họ sẽ được nhận 333 đồng.

Như vậy 1 đồng đã được bỏ ra để mua sự an tâm. Nếu rủi ro xảy ra thì gia đình được 333 đồng, để qua cơn khó khăn vì mất người lao động chính.

CÁCH VẬN HÀNH CỦA CÔNG TY BHNT

Thay vì 1,000 người tự nguyện hợp tác với nhau để chia sẻ rủi ro như vậy, thì công ty BHNT sẽ thực hiện việc thu mỗi người 1 đồng hàng năm và thực hiện việc đền bù này. Đương nhiên công ty BHNT phải trích từ quỹ chung này 1 phần tiền cho chi phí và lợi nhuận của họ.

Công ty BHNT phải thẩm định tuổi, sức khoẻ, hoàn cảnh sống của những người tham gia bảo hiểm để đảm bảo rằng họ có cùng mức rủi ro. Trong ví dụ trên nếu trong 1,000 người đó, có người cao tuổi hơn, hoặc có sẵn các loại bệnh nguy hiểm… tức là tỷ lệ tử vong không phải ở mức 3/1000, mà là 4/1000, 5/1000 hoặc 6/1000 thì họ phải được đưa vào nhóm 1,000 người khác, có tỷ lệ tử vong và mức phí cao hơn tương ứng.

Hành vi của những người có tỷ lệ, rủi ro tử vong cao mà không “khai báo” thành thật với công ty BHNT nhằm mục đích được mua bảo hiểm ở mức phí thấp hơn, gọi là “Anti Selection”. Công ty BHNT không thích khách hàng Anti Selection, và sẽ không đền bù khi có bằng chứng rõ ràng về hành vi Anti Selection của khách hàng.

Trở lại ví dụ 1,000 người góp 1 đồng.

Sản phẩm đó gọi là sản phẩm Tử kỳ (từ tiếng Anh là Term Life). Gia đình khách hàng được nhận 333 đồng nếu rủi ro xảy ra, và mất 1 đồng nếu rủi ro không xảy ra.

Thế nhưng nhiều khách hàng không thích mất 1 đồng này. Họ muốn được bảo hiểm nhưng lấy lại tiền mà họ đã đóng vào công ty BHNT. Vì thế, ngoài sản phẩm bảo hiểm tử kỳ, các công ty BHNT phát triển thêm các sản phẩm BHNT khác. Thay vì chỉ thu 1 đồng cho Bảo hiểm, họ thu thêm nhiều đồng nữa, giả sử là 20 đồng.

Khi công ty BHNT thu 20 đồng hàng năm và thu trong nhiều năm (10 năm, 15 năm, 20 năm hay trọn đời), thì hàng năm họ sẽ có 1 đồng để lo cho việc rủi ro, x đồng cho chi phí, y đồng cho lợi nhuận, và (19-x-y) đồng để đầu tư dài hạn vào các công cụ đầu tư như trái phiếu chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp, cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư…tùy theo sản phẩm BHN.

Nhờ vào việc đầu tư này mà tổng số tiền vào cuối hợp đồng của khách hàng sẽ lớn hơn so với số phí mà khách hàng đã đóng vào. Và vì thế mà khách hàng cũng thích hơn. Họ không có cảm giác bị mất phí cho bảo hiểm như trường hợp sản phẩm bảo hiểm tử kỳ. Không chỉ được bảo hiểm, họ còn được nhận lại tiền gốc cộng lãi.

Công ty BHNT gọi

các sản phẩm BHNT truyền thống là Bảo vệ + Tiết kiệm,

các sản phẩm BHNT liên kết đầu tư là Bảo vệ + Đầu tư.

NGÂN HÀNG BÁN BẢO HIỂM NHÂN THỌ CHO KHÁCH HÀNG VAY TIỀN TẠI NGÂN HÀNG.

Bảo hiểm nhân thọ, ngoài việc được phân phối bởi các đại lý của công ty bảo hiểm (Agent), còn được phân phối bởi các đại lý không thuộc công ty (oker), các kênh khác, và đặc biệt là kênh ngân hàng (bancassurance). Chú Ba cũng khá rành về việc này. Năm 2005, chú Ba là Giám đốc Kinh doanh của Prudential (công ty BHNT đứng đầu VN lúc đó), phụ trách toàn quốc các kênh ngoài đại lý, trong đó có bancassurance, Prudential hợp tác với ngân hàng VCB và ACB.

Nhân viên ngân hàng hay đại lý bán bảo hiểm của Ngân hàng có lợi thế hơn đại lý thông thường trong việc bán bảo hiểm. Đơn giản là vì họ có thông tin khách hàng và có thể dự đoán tài sản thu nhập của khách hàng, họ có quan hệ với khách hàng, và họ có một tầm ảnh hưởng nhất định đối với khách hàng.

Ngân hàng chỉ cần dựa vào lợi thế đó mà bán BHNT thì đã quá tốt rồi. Thực tế cho thấy các công ty BHNT đang trả tiền khủng cho các ngân hàng để được bán BH của mình độc quyền trong ngân hàng. Tỷ lệ phí BH của bancassurance ngày càng cao.

Tuy vậy một số nhân viên, chi nhánh ngân hàng, chắc vì áp lực của doanh thu, đã ép bán BH cho khách hàng vay tiền.

Thật ra thì trong 3 sản phẩm: Bảo hiểm tử kỳ, Bảo hiểm truyền thống, Bảo hiểm liên kết đầu tư, thì trong trường hợp cho vay tín chấp, ngân hàng có thể “yêu cầu” khách hàng mua bảo hiểm tử kỳ, tức là bảo hiểm trên mạng sống của người vay và người thụ thưởng là nhân hàng. Nếu rủi ro xảy ra, thì ngân hàng nhận được số tiền bảo hiểm thay cho số tiền vay gốc. Sp bảo hiểm tử kỳ tốt sẽ được thiết kế giảm dần theo thời gian giống như số tiền vay gốc. Hồi đó tôi đặt hàng bạn K. Phó Giám đốc Tính phí (Actuary) thiết kế 1 sản phẩm như vậy dành cho khách hàng vay tín chấp của ACB. Bạn K theo nghề BHNT và hiện tại là TGĐ công ty BHHN F.

Còn vay có thể chấp thì cũng không nhất thiết, vì ngân hàng đã nắm cán.

Trong bất cứ trường hợp nào, ngân hàng cũng không có quyền ép người vay mua Bảo hiểm truyền thống hay Bảo hiểm liên kết đầu tư. Khách hàng đã đang kẹt tiền, phải đi vay, còn bắt ép người ta bỏ tiền ra để tiết kiệm hoặc đầu tư theo gói bảo hiểm là không hợp lý. Ngân hàng không được ép bán, không nên chào bán với áp lực ngầm. Làm như vậy là đi ngược Chỉ thị số 01/CT-NHNN, và không chuyên nghiệp, không đạo đức.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành chuyên gia trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
LAM MINH CHANH

Bấm theo dõi để nhận thêm nội dung bổ ích từ chuyên gia này.

Tìm hiểu thêm về chuyên gia.
12 Yêu thích
10 Bình luận 7 Chia sẻ
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải App Tài chính - Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại