menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
PGS.TS Phạm Thế Anh

Loạn giá máy xét nghiệm, vaccine Covid-19 cần phân biệt giá

Hơn một năm trước, ở Việt Nam xảy ra hiện tượng loạn giá máy xét nghiệm Covid-19. Hiện tượng loạn giá lại đang xảy ra với vắc-xin Covid-19 trên thế giới.

Hơn một năm trước, ở Việt Nam xảy ra hiện tượng loạn giá máy xét nghiệm Covid-19. Hà Nội trả hơn 7 tỉ đồng cho một máy xét nghiệm; Hải Phòng ban đầu định trả 10 tỉ nhưng rồi công bố là máy đi mượn sau khi có thông tin thanh kiểm tra; Quảng Ninh đã kí hợp đồng và nhận máy về dùng với giá 8,4 tỉ nhưng vẫn tiếp tục đàm phán để giảm giá sau khi làm việc với Bộ Công An; Thái Bình và Quảng Nam ban đầu cũng cho rằng hệ thống xét nghiệm có giá 10 tỉ đồng; Quảng Trị tuyên bố mua hệ thống xét nghiệm chỉ hết 1,45 tỉ đồng; Cường đôla tặng Gia Lai hệ thống tương tự với giá gần 2 tỉ đồng…

Cán bộ CDC Hà Nội đen nhất khi bị khởi tố, còn các tỉnh khác sau những ầm ĩ ban đầu thì không thấy báo chí và cơ quan chức năng nhắc đến nữa.

Hiện tượng loạn giá lại đang xảy ra với vắc-xin Covid-19 trên thế giới. Thị trường vắc-xin dự kiến sẽ rơi vào khoảng 67 tỉ USD trong năm nay, và 61 tỉ USD trong năm 2022. Các loại vắc-xin đã đưa vào sử dụng hiện nay chủ yếu phải tiêm 2 mũi, trừ loại của Johnson & Johnson. Theo nhiều nguồn thông tin khác nhau, các loại vắc-xin hiện có giá như sau:

Pfizer của Mỹ (tỷ lệ miễn dịch 95%) có giá 19,5 USD/mũi;

Moderna của Mỹ (tỷ lệ miễn dịch 95%) có giá 25-37 USD/mũi;

AstraZeneca của Anh (tỷ lệ miễn dịch 70%) có giá 2.15 USD/mũi ở châu Âu, 3-4 USD/mũi ở Anh và 5.25 USD/mũi ở Nam Phi;

Johnson & Johnson của Mỹ (tỷ lệ miễn dịch 66-72%) có giá 10 USD nhưng chỉ cần tiêm 1 mũi;

Sputnik V của Nga (tỷ lệ miễn dịch 91,4%) có giá 10 USD/mũi;

Sinovac Biotech của Trung Quốc (tỷ lệ miễn dịch 51-91,25%) có giá 60 USD/mũi ở Trung Quốc.

Sinopharm của Trung Quốc (tỷ lệ miễn dịch khoảng 73%) có giá thay đổi và là loại đang được chào bán/tặng dùng thử cho nhiều nước trong đó có Việt Nam.

Trung Quốc đang áp dụng chiến lược định giá rất khác nhau với các đối tác. Bangladesh được cho là chi trả 10 USD/mũi, trong khi Sri Lanka phải trả 15 USD/mũi cho Sinopharm đã làm dấy lên những tranh cãi ở hai quốc gia này. Đặc biệt, Reuters đưa tin Hungary đã phải trả tới 37,5 USD/mũi cho cùng loại vắc-xin.

Khi số lượng nhà sản xuất hạn chế và công suất không đủ đáp ứng nhu cầu thì người bán đang là bên có sức mạnh thị trường (market power) trong việc định giá vắc-xin. Để tối đa hóa lợi nhuận, các chiến lược phân biệt giá (price discrimination), tức là bán với giá khác nhau cho các khách hàng khác nhau hoặc theo các điều kiện khác nhau, có thể được áp dụng.

Với sản phẩm liên quan đến sức khỏe và tính mạng con người như vắc-xin Covid-19 thì hệ số co dãn của cầu theo giá là rất thấp (cầu hầu như không thay đổi khi giá thay đổi). Đây là điều kiện tiên quyết để chiến lược phân biệt giá thành công. Ngoài ra, thu nhập của của người mua cũng là một yếu tố rất quan trọng trong việc định giá. Thu nhập không chỉ phản ánh khả năng chi trả, mà còn là gợi ý về mức độ thiệt hại kinh tế của người mua nếu như hoạt động kinh tế bị ngưng trệ do không có vắc-xin.

GDP bình quân đầu người của Bangladesh hiện là 1856 USD và họ trả 10 USD/mũi, của Sri Lanka là 3853 USD và họ trả 15 USD/mũi, của Hungary là 16730 USD và họ trả 37,5 USD/mũi Sinopharm (Dữ liệu năm 2019 của Ngân hàng Thế giới, giả sử năm 2020 thu nhập các nước không tăng). Mô hình dự báo đơn giản cho thấy nếu Việt Nam mua Sinopharm và sử dụng mức GDP cũ (khoảng 2700 USD/người) thì có thể đàm phán mức giá 12.5 USD/mũi.

PS1: Khuyến cáo: Mô hình dự báo chỉ có tính tham khảo. Trong các thị trường kém minh bạch, việc định giá sản phẩm chủ yếu được quyết định bởi tỷ lệ hoa hồng được trích lại.

PS2: Việt Nam đang rất minh bạch trong việc công bố số tiền ủng hộ vào Quỹ vắc-xin. Hi vọng việc sử dụng sau này cũng minh bạch như vậy.

PS3: Câu hỏi dành cho các sinh viên kinh tế: Tại sao Quỹ vắc-xin lại phải minh bạch như vậy trong khi các quỹ khác (ví dụ như quỹ bình ổn xăng dầu, quỹ bảo vệ môi trường,…), hay rộng hơn là ngân sách nhà nước, cũng là tiền thu từ dân mà lại không cần minh bạch như Quỹ vắc-xin?

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
PGS.TS Phạm Thế Anh

Bấm theo dõi để nhận thêm nội dung bổ ích từ chuyên gia này.

Tìm hiểu thêm về chuyên gia.

Hãy chọn VIP/PRO hàng đầu để nhận kho bài viết chuyên sâu

1 Bình luận
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại