menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Kim Liên

Lo ngại khi thu thuế từ chuyển nhượng BĐS tăng đột biến

Dù còn 1 tháng nữa mới kết thúc tháng 12 nhưng, nhiều địa phương thu ngân sách đã vượt dự toán được giao. Trong đó, hoạt động chuyển nhượng bất động sản là một trong những nguồn thu ghi nhận mức tăng đột biến từ đầu năm đến nay.

Thu thuế từ chuyển nhượng BĐS: Nguồn thu ngân sách có bền vững?

Liên quan tới việc thu ngân sách năm nay tăng trưởng đột biến là từ hoạt động ngân hàng, chứng khoán, bất động sản, nhiều ý kiến bày tỏ lo ngại và cho rằng, việc tăng thu ngân sách trong mảng đầu tư tài chính này không bền vững, tiềm ẩn rủi ro ngắn hạn và trung hạn cao.

Lo ngại khi thu thuế từ chuyển nhượng BĐS tăng đột biến
PGS.TS Đinh Trọng Thịnh

Trao đổi với PV Dân Việt, chuyên gia kinh tế, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh cho rằng, khi dịch Covid-19 bùng phát, nhiều địa phương nguồn thu ngân sách giảm nhiều do hoạt động sản xuất kinh doanh gặp khó khăn, do hoãn, miễn giảm thuế phí. Nhiều địa phương đã đẩy mạnh đấu giá, chuyển nhượng, xem xét thu hồi khoản tiền nợ đọng do thuê đất.

Cũng theo ông Thịnh, nhiều địa phương xây dựng nhằm đảm bảo nguồn thu do ảnh hưởng từ dịch Covid-19. Tiền thu từ đấu giá đất hay nợ đọng tăng lên số lượng lớn, góp phần hoàn hoàn thành kế hoạch thu ngân sách 2020, cũng như năm 2021.

"Nguồn thu đấu giá đất, hay truy thu các khoản nợ đọng nó là nhất thời và chỉ có một lần. Nếu nguồn thu thuế đúng phải dựa trên cơ sở doanh thu của các doanh nghiệp thì thu thuế năm 2021 khó mà đạt được kế hoạch. Ví dụ như, Hà Nội đã có khoản tiền thuê đất phát sinh đột biến là 2.997 tỷ đồng tiền thuê đất của Đại sứ quán Mỹ, nhưng nó chỉ 1 lần", PGS.TS Đinh Trọng Thịnh nêu.

Ngoài ra, vị chuyên gia này, các địa phương cần lên kế hoạch làm sao để việc thu thuế, tiền sử dụng đất đều theo các tháng không để dồn cuối năm. Đồng thời, bố trí các nguồn thu tìm cách hỗ trợ doanh nghiệp phát triển để tạo ra nguồn thu lâu dài, bền vững… cho ngân sách nhà nước.

"Đây là một bài toán nhắc đi nhắc lại nhiều lần, chúng ta phải nuôi dưỡng nguồn thu bền vững, tính kế lâu dài tăng thu cho ngân sách nhà nước, chứ không phải tăng thu nhất thời", PGS.TS Đinh Trọng Thịnh

Đồng quan điểm trên, chuyên gia về thuế Nguyễn Ngọc Tú – Giảng viên trường Đại học Kinh doanh và Công Nghệ cũng cho rằng, việc thu ngân sách năm nay tăng trưởng đột biến là từ hoạt động ngân hàng, chứng khoán, bất động sản không có tính bền vững. Trong năm sau, các cơ quan chức năng cần phải có tính toán và đảm bảo cân đối nguồn thu cho phù hợp.

Phát sinh đột biến 2.997 tỷ đồng tiền thuê đất của Đại sứ quán Mỹ

Tại Hội nghị giao ban trực tuyến của Bộ Tài chính đánh giá về việc thực hiện chương trình công tác tháng 11 và triển khai nhiệm vụ tháng 12/2021 diễn sáng ngày 3/12 vừa qua, Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Cao Anh Tuấn cho biết, tính đến thời điểm hiện nay, số thu ngân sách đã đạt 1.182.424 tỷ đồng, bằng 105,9% dự toán (vượt dự toán 65.724 tỷ đồng), bằng 101,3% so với số báo cáo Quốc hội (tương ứng vượt trên 15.000 tỷ đồng).

Nếu loại trừ các yếu tố tăng thu từ thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN); thuế giá trị gia tăng (GTGT) nộp gia hạn, tiền thuê đất nộp gia hạn; xử lý thu tiền sử dựng đất đối với các hồ sơ tồn trong thời gian giãn cách; thu cổ tức và lợi nhuận còn lại... với tổng số khoảng 50.000 tỷ đồng thì số thu tháng 11 đạt khoảng 68.120 tỷ đồng, tăng cao hơn khoảng 8.400 tỷ đồng so với tháng 10.

Lo ngại khi thu thuế từ chuyển nhượng BĐS tăng đột biến
Người dân hoàn thiện các thủ tục để nộp thuế. Ảnh: Vneconomy

Thực tế, thị trường chứng khoán và bất động sản tăng trưởng nóng trong những tháng đầu năm cũng góp phần tăng thu từ lệ phí trước bạ nhà đất, thuế thu nhập cá nhân từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng chứng khoán và chuyển nhượng bất động sản.

Trước đó, theo Tổng Cục thuế, số thu ngân sách tháng 10 tăng cao (ước đạt 121.482 tỷ đồng) so với tháng 8 và tháng 9 là do có thu hồi tiền thuế đã hết thời gian gia hạn khoảng 20.000 tỷ đồng. Đáng chú ý, số thu phát sinh tháng 10 khoảng 55.100 tỷ đồng (tháng 8 là 54.790 tỷ đồng, tháng 9 là 50.772 tỷ đồng). Trong đó thuế TNCN tháng 10 đạt 9.442 tỷ đồng, đáng chú ý riêng thuế TNCN từ chuyển nhượng bất động sản tháng 10 khoảng 1.400 tỷ đồng (tháng 8 chỉ 640 tỷ đồng, tháng 9 là 685 tỷ đồng).

Tương tự, số thu ngân sách nhà nước trong 5 tháng đầu năm tăng thu khá chủ yếu do một số nguồn thu được hưởng lợi từ các chính sách tài khóa, tiền tệ trong năm 2020 và một số ngành tăng trưởng nóng như: ngân hàng, chứng khoán, bất động sản, sản xuất lắp ráp ô tô... Nhiều dự án bất động sản được chuyển nhượng, làm tăng thu đột biến thuế thu nhập doanh nghiệp từ chuyển nhượng bất động sản khoảng 6.000 tỷ đồng tại một số địa phương.

Đáng chú ý, trong năm, ngân sách nhà nước thu tăng lên 7.200 tỷ đồng từ phát sinh của năm 2020 trở về trước như truy thu thuế nhà thầu của Formosa được 2.257 tỷ đồng, xử lý thu chênh lệch giá khí trong bao tiêu sản phẩm 2.457 tỷ đồng, thu ngân sách đối với các khoản khác là 2.500 tỷ đồng và phát sinh đột biến là 2.997 tỷ đồng tiền thuê đất của Đại sứ quán Mỹ.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại