menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Vương Nguyên Vũ

Liệu "hồi chuông báo tử" của đồng USD đã điểm?

Các lệnh trừng phạt đóng băng dự trữ ngoại tệ của Nga dường như đã tạo ra động lực cho các quốc gia bỏ qua đồng tiền của Mỹ.

Hai tuần sau khi xung đột Nga-Ukraine nổ ra, Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa đã tổ chức một cuộc điện đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin. Cùng ngày, các nhà lãnh đạo châu Âu nhóm họp tại Versailles cảnh báo nền dân chủ đang bị đe dọa. Tuy nhiên, Tổng thống Ramaphosa lại có một giọng điệu rất khác. “Cảm ơn Tổng thống Vladimir Putin đã nhận cuộc gọi của tôi hôm nay, để tôi có thể hiểu được tình hình đang diễn ra giữa Nga và Ukraine”, ông viết trên Twitter. Tổng thống Ramaphosa, người đã đổ lỗi cho sự bành trướng của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) gây ra cuộc xung đột, cho biết Tổng thống Putin “đánh giá cao cách tiếp cận cân bằng của chúng tôi”.

Tổng thống Nam Phi không đơn độc trong việc theo đuổi một lập trường “cân bằng” đối với cuộc xung đột. Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro nói sau khi xung đột nổ ra: “Chúng tôi sẽ không đứng về phía nào. Chúng tôi sẽ tiếp tục trung lập và giúp đỡ bằng bất cứ điều gì có thể”. Tổng thống Mexico Andres Manuel López Oador cũng từ chối tham gia các lệnh trừng phạt đang được áp đặt đối với Nga. Ông nói: “Chúng tôi sẽ không thực hiện bất kỳ hình thức trả đũa kinh tế nào vì chúng tôi muốn có quan hệ tốt với tất cả các chính phủ trên thế giới.” Trung Quốc, một đồng minh ngày càng thân thiết của Nga và cũng là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, đã nghiêm túc từ chối chỉ trích hành động quân sự của Nga.

Có vẻ như hầu hết thế giới đều thống nhất lên án cuộc xung đột ở Ukraine, nhưng trong khi có một liên minh do phương Tây dẫn đầu chống lại Nga, thì không có liên minh toàn cầu nào tham gia vào hành động này. Điều này có thể có ý nghĩa quan trọng đối với tương lai của hệ thống tài chính quốc tế khi các quốc gia trên thế giới phản ứng với động thái mạnh mẽ của Mỹ và các đồng minh nhằm đóng băng dự trữ ngoại tệ của Nga.

John Smith, người từng là quan chức trừng phạt hàng đầu tại Bộ Tài chính Mỹ và hiện là đồng lãnh đạo bộ phận an ninh quốc gia của công ty luật Morrison & Foerster, thừa nhận: “Các lệnh trừng phạt đã gây kinh hoàng. Phương Tây đã phá vỡ khuôn khổ tài chính toàn cầu”.

Sức mạnh của lệnh trừng phạt đối với Nga dựa trên sự thống trị của đồng USD, đồng tiền được sử dụng rộng rãi nhất trong thương mại, giao dịch tài chính và dự trữ ngân hàng trung ương. Tuy nhiên, bằng cách vũ khí hóa đồng USD một cách rõ ràng theo cách này, Mỹ và các đồng minh có nguy cơ gây ra phản ứng dữ dội, có thể làm suy yếu đồng tiền của Mỹ và tăng vai trò của các đối thủ trong hệ thống tài chính toàn cầu.

Zoltan Pozsar, một nhà phân tích tại Credit Suisse, cho biết: “Các cuộc chiến tranh cũng phá bỏ sự thống trị của tiền tệ và đóng vai trò như một yếu tố thúc đẩy sự ra đời của các hệ thống tiền tệ mới”. Đặc biệt, Trung Quốc có kế hoạch dài hạn để đồng NDT đóng một vai trò lớn hơn trong hệ thống tài chính quốc tế. Bắc Kinh coi vị trí thống trị của đồng USD là một trong những điểm mạnh của quyền lực Mỹ mà họ muốn vượt qua, cùng với quyền kiểm soát các đại dương của Hải quân Mỹ. Xung đột Ukraine sẽ củng cố quan điểm này.

Bà Zhang Yanling, cựu Phó Chủ tịch điều hành của Ngân hàng Trung Quốc, cho biết trong một bài phát biểu vào cuối tháng Ba rằng, các lệnh trừng phạt sẽ “khiến Mỹ mất uy tín và làm suy yếu quyền bá chủ của đồng USD về lâu dài”. Bà gợi ý rằng Trung Quốc nên giúp thế giới “sớm thoát khỏi quyền bá chủ của đồng USD”.

Sự suy yếu của đồng USD đã được dự đoán trong nhiều thời điểm trước đó nhưng đồng tiền của Mỹ vẫn duy trì vị thế. Quán tính là một động lực mạnh mẽ trong tài chính xuyên biên giới: khi một đồng tiền được sử dụng rộng rãi, đồng tiền đó sẽ duy trì vị thế tự tồn tại. Nhưng nếu có một sự thay đổi ổn định khỏi đồng USD trong những năm tới, các biện pháp trừng phạt đối với ngân hàng trung ương Nga có thể được coi là một cách mới, táo bạo để gây áp lực lên đối thủ mà là thời điểm mà sự thống trị của đồng USD bắt đầu suy giảm.

Các nhà phân tích chỉ ra rằng các ví dụ trước đây về chiến tranh tài chính chủ yếu liên quan đến việc chặn tiền cho khủng bố hoặc được triển khai trong các trường hợp cụ thể như chương trình hạt nhân của Iran. Mitu Gulati, một giáo sư luật tài chính tại Đại học Virginia, cho rằng việc nhắm mục tiêu vào một quốc gia có quy mô và sức mạnh chưa từng có, và dù tốt hơn hay tệ hơn thì đây có thể trở thành một kế hoạch chi tiết cho tương lai. Ông nói: “Nếu bạn thay đổi các quy tắc cho Nga, bạn đang thay đổi các quy tắc cho toàn thế giới. Một khi các quy tắc này thay đổi, chúng sẽ thay đổi tài chính quốc tế mãi mãi.”

Với những thay đổi sâu sắc đã diễn ra trong nền kinh tế toàn cầu trong bốn thập kỷ qua, có vẻ như có sự lạc hậu khi các đồng minh phương Tây truyền thống vẫn thống trị thế giới tài chính. Nhưng hiện tại, có rất ít lối thoát khỏi sự kìm hãm khỏi các đồng tiền của phương Tây.

John Smith, cựu quan chức Bộ Tài chính Mỹ, chỉ ra rằng “hồi chuông báo tử của đồng USD trong nền kinh tế quốc tế đã vang lên hàng năm” kể từ khoảng năm 2008, khi Washington lần đầu tiên chặn Iran sử dụng đồng USD cho các giao dịch năng lượng quốc tế. Nhưng không có gì hữu hình xảy ra. Ông John Smith nhấn mạnh: “Đã có rất nhiều ồn ào kể từ khi đồng USD mất vị thế là đồng tiền dự trữ và đồng tiền được lựa chọn trên thị trường năng lượng và trong nền kinh tế quốc tế, nhưng chúng tôi chưa thấy điều đó xảy ra. Đồng USD tiếp tục duy trì sức mạnh như một nguồn ổn định trong các giao dịch tài chính quốc tế, và điều đó có khả năng sẽ tiếp tục, ngay cả sau khi cuộc xung đột Nga-Ukraine chấm dứt”.

Theo Financial Times

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
4 Yêu thích
12 Bình luận 7 Chia sẻ
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại