menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Lê Hàn Tuệ Lâm

Làm sao để bán khống một con kỳ lân khi thị trường không còn màu hồng?

Đối với những ai chưa hiểu về hình thức “short” (bán khống): đây là việc nhà đầu tư do nhìn thấy những rủi ro nhất định dẫn đến xu hướng down trend phía trước nên họ sẽ bán khống: bán khi không sở hữu chứng khoán trong tay và mua trả lại khi giá xuống thấp để hưởng phần chênh lệch.

Giả sử cổ phiếu A đang có giá thị trường là $30, Tuệ Lâm thấy nhiều khả năng giá sẽ giảm về $25 liền “mượn” sàn giao dịch chứng khoán đó và bán luôn lúc giá $30, và khi giá về $25 Lâm sẽ mua trả lại sàn, vậy là Lâm thu được lợi nhuận $5/ cổ phiếu. Hình thức bán khống này được các quỹ phòng hộ (Hedge fund) sử dung khá thường xuyên, linh hoạt và tạo ra rất nhiều tỷ phú trong những đợt khủng hoảng, suy thoái, tiêu biểu là sự kiện 2008. (Mọi người có thể tìm đọc cuốn The Big Short của Michael Lewis).

Bán khống là phát minh vĩ đại của những bộ óc thiên tài phố Wall nhằm bảo vệ nhà đầu tư khi thị trường đi xuống. Trong các cuộc trò chuyện của giới tài chính, nếu ta nghe thấy “Đến lúc short rồi” là lúc thị trường bước vào down trend. Giờ đây, một câu hỏi lớn được đặt ra: Làm sao để bán khống một con kỳ lân khi thị trường không còn màu hồng?

Theo CB Insights, vào năm 2015 có 190 công ty private (chưa IPO) có định giá trên 1 tỷ đô. Đến tháng 6/2020 con số này đã “jump to” 400 công ty (link), và phân nửa số đó nằm ở Silicon Valley. Quả là một bầy kỳ lân đông đúc, thu hút hàng loạt VC từ lớn đến bé, từ kỳ cựu đến lính mới đổ về chinh phục giấc mộng “unicorn hunting”. Nhưng liệu mấy chú kỳ lân này có giữ vững được mức “price tag” tỷ đô trong thời kỳ hỗn loạn và một vài quả bóng bắt đầu nổ?

Làm sao để bán khống một con kỳ lân khi thị trường không còn màu hồng?

Để thực hiện được việc bán khống, thị trường buộc phải có 3 bên: kẻ bán, người mua, người ở giữa ôm stock và distribute. Thị trường này cần có tính thanh khoản lớn và được chuẩn hóa. Đây dường như là điều không tưởng với sản phẩm là cổ phần các công ty chưa niêm yết. Vậy làm thế nào để các VC “short” những chú kỳ lân không lớn?

Hoặc là họ phải tìm được người mua, (thông thường là các quỹ PE), hoặc thống nhất với nhau đưa tất cả các kỳ lân lên trên một sàn giao dịch và biến tất cả cổ phần tại các công ty kỳ lân này thành chứng khoán phái sinh, ở đó các quỹ được tự do mua bán và đăt cược vào khả năng scale của mỗi công ty. Tìm được sự thống nhất này và một “anh lớn” đứng ra thầu cuộc chơi xem ra cũng là điều không tưởng.

Tuy nhiên, trong mọi Term sheet luôn có một điều khoản “protect investor” trong trường hợp down round. Bạn biết đó là gì rồi đấy: anti-diluttion (chống pha loãng). Giờ đây, điều khoản này sẽ không “nice” như trước nữa, nếu các VC quay ra dùng Full-ratchet anti-dilution thì cũng không có gì đáng ngạc nhiên lắm, dù trước giờ Tuệ Lâm luôn cho rằng như vâỵ sẽ không fair với Founder và Công ty.

Với một vài VC lém lỉnh hơn, nếu không bán khống được unicorn, họ sẽ bán khống cổ phiếu của các quỹ đầu tư vào các unicorn, như trong bài viết trên FT ở trên, một tay quản lý quỹ đã tránh rủi ro trong thời lỳ “lạm phát gọi vốn” bằng cách bán khống cổ phần GSV Capital, một công ty trading trên sàn Nasdaq. Danh mục đầu tư của GSV bao gồm Palantir, Dropbox và Coursera.

Mặc dù vậy, việc apply điều khoản anti-dilution hay bán khống kỳ lân vốn là điều chẳng ai muốn làm. Hơn lúc nào hết, chúng ta cần nhận ra cuộc chơi sẽ chỉ thành win-win game khi công ty phát triển mạnh, đem về nguồn lợi nhuận dồi dào. Nhà đầu tư không phải đối mặt với rủi ro về đạo đức khi sang nhượng cổ phần nhưng bị gán mác “tìm cách đẩy quả bom sang cho kẻ khờ khác”.

Với các CEO/ Founder, giờ đây đừng để giấc mơ kỳ lân ám ảnh nữa. Chúng ta cần build một business lành mạnh, công ty tự chủ về tài chính, khách hàng đánh giá cao sản phẩm.

Thành công lớn nhất không phải trở thành một thứ gì đó (unicorn), mà là tìm được version tốt nhất của mình, khi đó kỳ lân, hay rồng, phượng cũng chỉ là tên gọi mà thôi.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Lê Hàn Tuệ Lâm

Bấm theo dõi để nhận thêm nội dung bổ ích từ chuyên gia này.

Tìm hiểu thêm về chuyên gia.

Hãy chọn VIP/PRO hàng đầu để nhận kho bài viết chuyên sâu

1 Yêu thích
5 Bình luận
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại