menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Trưởng Vũ - Người Share Kèo Pro

Lãi suất ngân hàng và chính phủ in tiền tác động thế nào đến thị trường BĐS?

1. Chỉ số lãi suất của ngân hàng trung ương

Ngân hàng trung ương có trách nhiệm điều chỉnh tăng hoặc giảm lãi suất để vận hành nền kinh tế, hãy cùng tìm hiểu các trường hợp sau đây:

1.1 Khi ngân hàng trung ương giảm lãi suất để tăng trưởng tín dụng

Lúc này ngân hàng sẽ tăng lượng tiền cho người dân và các doanh nghiệp vay, điều này dẫn đến tình trạng BĐS tăng giá do khi lãi suất thấp mọi người sẽ có xu hướng đi vay tiền nhiều hơn (trả lãi ít hơn), theo quy luật thì chi tiêu người dân sẽ tăng lên. Chi tiêu sẽ thúc đẩy kinh tế tăng trưởng do hàng hóa trong nước sẽ được sản xuất nhiều hơn, chi tiêu của người này sẽ là thu nhập của người khác.

Và nếu thu nhập của bạn tăng lên thì ngân hàng cũng sẽ sẵn sàng cho bạn vay mức cao hơn do bạn đã đáp ứng các điều kiện về thu nhập và tài sản đảm bảo. Sự gia tăng này được tạo ra từ tín dụng nên nó sẽ kích thích tiêu dùng nhanh hơn, nhưng khi tiêu dùng tăng nhanh hơn vượt năng suất sản xuất hàng hóa dẫn đến cầu cung, lúc này giá hàng hóa sẽ tăng, trong đó có BĐS.

Nguồn cung và dòng tiền từ thị trường đổ vào đổ vào là những yếu tố làm tăng giá BĐS. Theo kinh tế vĩ mô, trên thị trường thì dòng tiền (gồm tín dụng, FDI, tiền trong dân, CP,...) sẽ đổ vào 1 trong 1 nhóm sau: BĐS, doanh nghiệp (các hoạt động sản xuất kinh doanh), hàng hóa - dịch vụ (vàng, dầu, vật liệu xây dựng), tài chính (trái phiếu, cổ phiếu, quỹ,..) trong đó BĐS và chứng khoán luôn được đổ vào nhiều hơn.

Cũng trong giai đoạn này khi chỉ số GDP tăng trưởng tốt, lãi suất ngân hàng thấp, tín dụng tăng trưởng cao nhưng kéo dài 1 thời gian sẽ dẫn đến hiện tượng lạm phát tăng lên, và nếu đủ hiểu biết thì đầu tư BĐS thời điểm này cũng rất dễ kiếm lời, nếu ai cũng đi đầu tư thì có khả năng bong bóng BĐS, hay được hiểu là giá BĐS tăng quá mức so với giá trị thực của nó, nếu vay nợ ngân hàng quá nhiều để mua BĐS đến lúc mất thanh khoản, giá lao dốc sẽ làm nhiều người “ngậm trái đắng” .

1.2 Tại sao lãi suất thấp lại gây ra tình trạng này?

Vì trong giai đoạn này đa số có xu hướng vay nhiều hơn để tiêu dùng và đầu tư, đồng nghĩa mắc nợ nhiều hơn (dù cho phải trả lãi ít hơn), nếu thiếu kinh nghiệm và do hiệu ứng tâm lý khiến họ cảm thấy mọi thứ đang diễn ra tốt đẹp thì rất có thể sẽ mắc bẫy. Khi có nhiều người cùng vay, cùng đầu tư vào 1 lĩnh vực nào đó sẽ tạo thành 1 bong bóng = ngân hàng phải tăng lãi suất, siết chặt tín dụng dẫn đến bong bóng vỡ, bước vào thời kỳ suy thoái.

Vì nếu để tình trạng này kéo dài, lạm phát tăng cao sẽ gây ra hậu quả lớn đối với nền kinh tế, Lý giải: khi giá hàng hóa tăng quá cao, ngân hàng trung ương sẽ tăng lãi suất gửi tiết kiệm, lúc này có ít người đủ khả năng đi vay hơn, chi tiêu giảm, thu nhập giảm và giá hàng hóa giảm = đây gọi là giảm phát.

Như vậy, để điều tiết nền kinh tế thì mỗi giai đoạn ngân hàng trung ương sẽ có sự điều chỉnh phù hợp. Mỗi lần hạ lãi suất sẽ khiến giá BĐS tăng và ngược lại. Khoảng thời gian điều chỉnh có thể từ 5 - 8 năm.

Có nhiều trường hợp dù NHTW đã điều chỉnh lãi suất nhưng nền KT vẫn không thể phục hồi dẫn đến đại suy thoái, có thể diễn ra trong chu kỳ lớn kéo dài từ 70 - 100 năm. Lúc này chính phủ sẽ phải áp dụng các biện pháp như: cắt giảm chi tiêu, tăng thuế người giàu, tái cơ cấu nợ, in thêm tiền.

Đến thời điểm hiện tại thì nền kinh tế VN cũng đã ảnh hưởng theo nền kinh tế thế giới do đã gia nhập nhiều tổ chức KTTG và chuyển hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Nếu Mỹ xảy ra khủng hoảng vỡ nợ thì VN cũng ảnh hưởng.

2. Chính phủ im thêm tiền tác động thế nào đến nền kinh tế và thị trường BĐS?

2.1 Trường hợp 1: Nền kinh tế tăng trưởng và giá BĐS tăng theo. Nó xảy ra khi chính phủ in thêm tiền và bơm tiền vào nền KT bằng hoạt động tiêu dùng và sản xuất, kích thích KT phát triển, tăng năng suất và tạo ra giá trị thặng dư (VD: thúc đẩy đầu tư công, chính phủ luôn chỉ đạo các địa phương đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công).

2.2 Trường hợp 2: Làm cho thị trường BĐS tăng rất nhanh và dẫn tới bong bóng. Xảy ra khi lượng tiền bơm ra rơi vào các hoạt động không tạo ra giá trị, làm cho hàng hóa (BĐS) tăng giá quá cao. Thế nên ngân hàng cũng có những quy định hạn chế tín dụng cho BĐS, chứng khoán.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành chuyên gia trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Trưởng Vũ - Người Share Kèo Pro

Bấm theo dõi để nhận thêm nội dung bổ ích từ chuyên gia này.

Tìm hiểu thêm về chuyên gia.
3 Yêu thích
4 Chia sẻ
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải App Tài chính - Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại