menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Thạch Thảo

Kinh tế toàn cầu sẽ phục hồi trong năm 2020?

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) dự báo nền kinh tế toàn cầu sẽ phục hồi nhẹ trong năm nay nhờ các mức lãi suất thấp và cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung hạ nhiệt.

Bức tranh thương mại toàn cầu sẽ sáng sủa hơn

Hôm 20-1, IMF công bố báo cáo cập nhật Triển vọng Kinh tế Thế giới, trong đó, dự báo GDP toàn cầu sẽ tăng trưởng 3,3% trong năm 2020. Mức tăng trưởng này giảm nhẹ do mức dự báo 3,4% mà IMF đưa ra hồi tháng 10 nhưng cải thiện so với mức 2,9% trong năm 2019. Bước sang năm 2021, tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ tiếp tục nhích lên mức 3,4%.

Kinh tế toàn cầu sẽ phục hồi trong năm 2020?
IMF nhận định tăng trưởng kinh tế Trung Quốc sẽ tiếp tục suy yếu về mức 6% trong năm 2020 và 5,8% trong năm 2021. Ảnh: CNBC

Theo báo cáo, triển vọng kinh tế toàn cầu sáng sủa hơn chủ yếu nhờ chính sách nới lỏng định lượng mạnh mẽ của các ngân hàng trung ương trên toàn cầu trong năm 2019 và thỏa thuận thương mại giai đoạn một Mỹ-Trung được ký kết hồi giữa tháng 1 vừa qua, giúp giải tỏa bớt các căng thẳng trong cuộc chiến tranh thương mại kéo dài gần 2 năm giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Một trong những bất ngờ lớn nhất vào năm ngoái sự sụp đổ của doanh số dịch vụ và hàng hóa toàn cầu, khiến hoạt động động thương mại và đầu tư toàn cầu trì trệ. Tăng trưởng thương mại toàn cầu giảm về mức 1% trong năm 2019 so với mức 3,7% trong năm 2018.

IMF dự báo bức tranh thương mại toàn cầu sẽ sáng sủa hơn trong năm 2020 với doanh số thương mại tăng trưởng 2,9%.

“Về mặt tích cực, tâm lý thị trường đã được củng cố nhờ các dấu hiệu tạm thời cho thấy hoạt động sản xuất và thương mại toàn cầu đã chạm đáy cũng như xu hướng rộng rãi hướng đến chính sách nới lỏng tiền tệ, tin tức tích cực về đàm phán thương mại Mỹ-Trung và nỗi lo về việc Anh rời Liên minh châu Âu mà không đạt được thỏa thuận đã dịu lại”, báo cáo nêu rõ.

Tuy nhiên, đơn vị này cũng cho xem các dấu hiệu ổn định của nền kinh tế toàn cầu chỉ là tạm thời và cho rằng nếu các căng thẳng thương mại tái bùng phát. Điều này có thể làm tổn hại quá trình tạo đáy của hoạt động sản xuất và thương mại toàn cầu, khiến tăng trưởng toàn cầu không đạt mục tiêu dự báo.

Phần lớn hy vọng kinh tế toàn cầu phụ thuộc tính bền vững của thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung giai đoạn một, đang giúp hai nền kinh tế lớn nhất thế giới xuống thang các vòng áp thuế mới nhằm vào hàng hóa của nhau.

Trong bài phát biểu tại Viện Kinh tế Quốc tế Peterson ở Washington hôm 17-1, Kristalina Georgieva, Giám đốc điều hành IMF, cho rằng thỏa thuận Mỹ-Trung chắc chắn là tin tức tốt lành nhưng không giúp dàn xếp tất cả những vấn đề phức tạp giữa hai nền kinh tế lớn này.

Bà Georgieva cho rằng căng thẳng thương mại toàn cầu vẫn đang hiện hữu và có thể khiến GDP toàn cầu tổn thất 0,8 điểm phần trăm. Điều này có nghĩa là GDP toàn cầu có thể tăng thêm 700 tỉ đô la Mỹ nếu như chiến tranh thương mại Mỹ-Trung không xảy ra.

IMF ước tính trong con số tổn thất này, các biện pháp áp thuế hàng hóa chiếm 1/3 và phần tổn thất còn lại là do các công ty trì hoãn đầu tư.

“Bất ổn thương mại toàn cầu đã suy giảm nhưng chưa bị loại bỏ hoàn toàn. Kinh tế toàn cầu vẫn chưa đến thời điểm tạo ra bước ngoặt. Hiện thực là tăng trưởng toàn cầu vẫn trì trệ”, bà Georgieva nhận định

Kinh tế Mỹ và Trung Quốc sẽ tăng trưởng chậm lại

Theo báo cáo của IMF, cả nền kinh tế Mỹ lẫn Trung Quốc đều tăng trưởng chậm lại trong năm nay. Các nhà kinh tế của IMF dự báo kinh tế Mỹ sẽ tăng trưởng 2% trong năm 2020, giảm so với mức 2,3% trong năm 2019.

Trong khi đó, tăng trưởng của Trung Quốc sẽ rơi về mức 6% trong năm nay so với mức 6,1% trong năm ngoái. Sang năm 2021, tăng trưởng của Mỹ và Trung Quốc sẽ giảm tiếp, lần lượt về mức 1,7% và 5,8%.

Đơn vị này cho rằng tăng trưởng kinh tế Trung Quốc có thể suy giảm mạnh hơn nếu như Bắc Kinh không đạt được thỏa thuận thương mại giai đoạn một với Washington. Trước đây, IMF cũng đã dự báo hai nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ tăng trưởng chậm lại vì các yếu tố không liên quan đến chiến tranh thương mại.

Kinh tế Mỹ được dự báo tăng trưởng chậm lại như là điều tất yếu sau khi tác dụng của đợt giảm thuế doanh nghiệp vào năm 2017 yếu dần. Trong khi đó, xu hướng tăng trưởng suy yếu của Trung Quốc đã diễn ra trong nhiều năm qua do dân số nước này ngày càng già hóa và Trung Quốc đang giảm vay nợ để chi tiêu xây dựng hạ tầng cũng như các yếu tố khác.

Theo IMF, sự cải thiện tăng trưởng đáng chú ý nhất sẽ diễn ra ở nhiều nền kinh tế mới nổi như Brazil, Ấn Độ, Nga, Mexico. Tăng trưởng của các nước này được dự báo tăng tốc trong năm 2020 với mức tăng khoảng 1 điểm phần trăm cho mỗi nước.

Trong khi đó, tăng trưởng của khu vực ASEAN-5 (bao gồm Philippines, Singapore, Indonesia, Malaysia và Thái Lan) được dự báo sẽ giảm nhẹ về mức 4,8% trong năm nay so với mức 4,9% hồi năm ngoái nhưng sẽ bật lên mức 5,1% trong năm 2021.
“Triển vọng tăng trưởng được điều chỉnh giảm nhẹ đối với Indonesia và Thái Lan vì xuất khẩu tiếp tục suy yếu, gây áp lực cho nhu cầu trong nước”, báo cáo của IMF nhận định.

Dù tăng trưởng thương mại toàn cầu suy giảm mạnh vào năm ngoái nhưng phần nào được ngăn chặn nhờ động thái điều chỉnh chính sách của các cơ quan quản lý tiền tệ trên toàn cầu bao gồm ba lần hạ lãi suất của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) vào năm 2019. IMF cho rằng nếu không động thái nới lỏng tiền tệ đó, mức tăng trưởng toàn cầu trong năm 2019 và năm 2020 sẽ mất 0,5 điểm phần trăm mỗi năm.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Bạn có muốn trở thành chuyên gia trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải App Tài chính - Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại