menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Vicente Nguyễn (Quân Sư Cá Mập)

Kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ!

Mấy bữa bận rộn quá, nay mới có chút thời gian xem lại số liệu kinh tế vĩ mô. Như tôi đã phân tích rất nhiều trong các tút trước, bất chấp nền kinh tế phương Tây đang gặp rất nhiều khó khăn, từ lạm phát cho đến lãi suất cao thậm chí là suy thoái thì Việt Nam vẫn là một điểm sáng hiếm hoi trên bầu trời kinh tế toàn cầu. Kết quả kinh tế tháng 5.2022 có thể thấy các điểm sáng sau:

1. Tiêu dùng phục hồi mạnh mẽ

Đây chính là điểm nổi bật nhất trong báo cáo kinh tế xã hội T5.2022. Nếu năm 2021 là một năm tối mù tối mịt của tiêu dùng khi tổng cầu lao dốc, khiến cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh đều bị ngừng trệ, trong đó phải kể đến du lịch. Thì đến nay, nhờ kiểm soát triệt để Covid19, tiêu dùng đã phục hồi mạnh mẽ. Cụ thể tổng doanh thu bán lẻ tăng 22.6% so với cùng kỳ một mức tăng khủng khiếp. Tính tổng 5 tháng, doanh thu bán lẻ tăng 9.7%. Có thể nói, doanh thu bán lẻ tăng trưởng là thể hiện sự bền vững. Với dân số 100tr dân, chỉ có tiêu dùng mạnh mẽ, hàng quán bán buôn khắp nơi, kinh tế hồi sinh thì chúng ta mới có thể thấy sự đi lên của đất nước. Nếu đất nước hẩm hiu, hàng quán đóng cửa thì tương lai sẽ mù mịt. Do đó, đây là một trong những chỉ số quan trọng nhất mà tôi nhận thấy.

2. Xuất khẩu tiếp tục tăng mạnh hơn 2 con số

Xuất khẩu tiếp tục gia tăng mạnh mẽ hơn 2 con số, đạt 152.8 tỷ $, tăng trưởng 16.3%. Điều này thể hiện rằng, bất chấp sự suy thoái hay khó khăn của thị trường nước ngoài, Việt Nam vẫn tăng trưởng mạnh mẽ. Tôi đã phân tích rất nhiều về vấn đề này, tại sao chúng ta vẫn xuất khẩu mạnh dù lạm phát gia tăng, lãi suất gia tăng. Bởi hầu hết các mặt hàng XK tăng mạnh đều là sp thiết yếu, nhu cầu cơ bản. Các nước nhập khẩu buộc phải cơ cấu nguồn cung hàng, khi đó với lợi thế giá và các hiệp định thương mại tự do, Việt Nam là ngôi sao sáng giá nhất.

3. Sản xuất công nghiệp tăng trưởng mạnh

Điều này thể hiện rất rõ đây là tăng trưởng bền vững, bởi nó đến từ mảng sản xuất chứ không phải từ đầu cơ. Sản xuất CN tăng hơn 10.4% so với cùng kỳ, 5 tháng tăng 8.3%. Có thể nói, đây là mức tăng cao nhất kể từ khi đại dịch Covid19 bùng phát. Tốc độ tăng trưởng này được hỗ trợ bởi sự hồi sinh của tiêu dùng và đà tăng của xuất khẩu giúp cho nền kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ và bền vững. Nếu nhìn lại các năm 2020-2021, khi tiêu dùng giảm sút, xuất khẩu cũng yếu đi thì sản xuất công nghiệp cũng giảm đi tương ứng, từ đó làm GDP growth cũng rớt thảm. Do đó, khi hai yếu tố này quay lại với mức cũ, thậm chí vượt xa mức cũ thì chúng ta hoàn toàn có quyền kỳ vọng rằng, sản xuất công nghiệp sẽ tăng mạnh và GDP growth sẽ bứt phá. Một trong những chỉ số quan trọng nữa củng cố cho điều này chính là PMI. Trong tháng 5.2022, chỉ số PMI đạt 54.7 điểm là một trong những mức cao nhất trong hơn 2 năm qua. Điều này hỗ trợ cho sự lạc quan của nhà sản xuất qua đó thúc đẩy gia tăng sản xuất.

4. Du lịch dần hồi sinh

Du lịch trong nước thực sự hồi sinh mạnh mẽ trong khi đó du lịch quốc tế mới dù bức tốc những vẫn còn rất thấp so với 2019. Nhưng bước đầu cho thấy khách quốc tế đã bắt đầu quay lại Việt Nam. Khi khách quốc tế tăng dần lên, sẽ hỗ trợ mạnh mẽ cho tiêu dùng và nguồn thu ngoại tệ sẽ cải thiện đáng kể. Khi đó tăng trưởng kinh tế sẽ được thúc đẩy vượt bậc.

Việt Nam đã tổ chức thành công SEAGAME31 với những khán đài đầy ắp khán giả, điều này sẽ đem lại hình ảnh tốt và ấn tượng đẹp với du khách qua đó sẽ hỗ trợ lớn cho ngành du lịch trong những tháng cuối năm.

Ngoài những điểm sáng thì còn đó những lo ngại:

1. Lạm phát

Chúng ta thấy giá xăng tăng mạnh, giá sản xuất tăng mạnh nhưng duy chỉ CPI là còn thấp. Bất chấp chỉ số CPI thấp nhưng tôi tin rằng, người dân đã cảm nhận được sức nóng của lạm phát tạo ra, các nhà sản xuất cũng bị ảnh hưởng đáng kể. Tuy lạm phát sẽ tăng nhưng có lẽ vẫn sẽ trong tầm kiểm soát (< 10%) bởi trong rổ CPI lương thực và thực phẩm chiếm hơn 30% nếu kiểm soát được yếu tố này thì chỉ số CPI vẫn sẽ khá ok.

2. Kiểm soát dòng vốn đầu tư

NHNN và Chính Phủ đang làm rất tốt công tác kiểm soát dòng vốn đầu tư vào những kênh đầu tư mạo hiểm, nhiều rủi ro để giảm thiểu sự ảnh hưởng cho nền kinh tế. Siết trái phiếu doanh nghiệp với tín nhiệm kém và gò dòng vốn vào trong sản xuất kinh doanh chính là một liệu pháp sáng suốt và hoàn toàn chính xác trong dài hạn. Tuy nhiên trong ngắn hạn nó có khả năng tạo ra những căng thẳng trong thanh khoản đối với hệ thống ngân hàng, khi đó vai trò bơm hút dòng vốn của NHNN sẽ đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Tôi tin rằng kết thúc tháng 6, thanh khoản của hệ thống ngân hàng sẽ ổn định trở lại và hỗ trợ dòng vốn cho nền kinh tế.

Tóm lại, dù cho bạn có bi quan tới cách mấy, tưởng tượng siêu thần kỳ đến mấy thì nền kinh tế trẻ này vẫn sẽ tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2022. Với những bước tiến mạnh mẽ này tôi tin rằng GDP growth của Việt Nam hoàn toàn có thể đạt mốc 7% trong năm nay, mức cao nhất trong nhiều năm. Việt Nam sẽ trở thành một cường quốc sản xuất trong tương lai.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Vicente Nguyễn (Quân Sư Cá Mập)

Bấm theo dõi để nhận thêm nội dung bổ ích từ chuyên gia này.

Tìm hiểu thêm về chuyên gia.

Hãy chọn VIP/PRO hàng đầu để nhận kho bài viết chuyên sâu

11 Yêu thích
2 Bình luận 3 Chia sẻ
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại