Tìm mã CK, công ty, tin tức


Đọc nhiều
Bình luận nhiều
Khủng hoảng tài chính Mỹ 2008 là cuộc khủng hoảng lớn nhất kể từ Đại suy thoái 1929, bắt nguồn từ (a) bong bóng bất động sản, (b) nợ dưới chuẩn và (b) sự sụp đổ của hệ thống ngân hàng đầu tư. Đây là khủng hoảng mang tính hệ thống, gây ra tổn thất lớn cho nền kinh tế Mỹ và toàn cầu.
1. Nguyên nhân chính của khủng hoảng
Bong bóng bất động sản và nợ dưới chuẩn (Subprime Mortgage Crisis).
Từ năm 2000 - 2006, giá nhà tại Mỹ tăng trung bình 120%, tạo ra bong bóng bất động sản.
Ngân hàng thương mại và đầu tư cho vay nợ dưới chuẩn (subprime loans), tức là cho vay mua nhà với rủi ro cao.
Các khoản vay này được "đóng gói" thành chứng khoán MBS (Mortgage-Backed Securities) và bán trên toàn cầu.
Tác động của chứng khoán hóa và phái sinh tài chính
Ngân hàng đầu tư phát triển các sản phẩm phái sinh CDO (Collateralized Debt Obligations) và CDS (Credit Default Swaps) để tối đa hóa lợi nhuận từ nợ xấu.
Khi giá nhà giảm từ 2006 - 2007, nợ xấu (NPL) tăng mạnh, làm sụp đổ hệ thống tín dụng.
Rủi ro hệ thống và đòn bẩy tài chính cao
Các ngân hàng đầu tư dùng đòn bẩy tài chính rất lớn (30:1, 40:1) để đầu cơ MBS và CDO.
Khi thị trường sụp đổ, họ không có đủ vốn để bù lỗ, dẫn đến khủng hoảng thanh khoản.
2. Các sự kiện lớn trong khủng hoảng tài chính 2008
a) Bear Stearns bị mua lại (Tháng 3/2008)
Bear Stearns là một trong năm ngân hàng đầu tư lớn nhất Mỹ, nắm giữ 50 tỷ USD tài sản phái sinh liên quan đến MBS.
Đầu năm 2008, giá trị tài sản giảm mạnh, dẫn đến mất thanh khoản.
Ngày 14/3/2008, FED và Bộ Tài chính Mỹ đứng ra hỗ trợ J.P. Morgan Chase mua lại Bear Stearns với giá 2 USD/cổ phiếu (trước đó Bear Stearns từng có giá 172 USD/cổ phiếu năm 2007).
Đây là dấu hiệu đầu tiên cho thấy hệ thống ngân hàng Mỹ đang rơi vào khủng hoảng.
b) Quốc hữu hóa Fannie Mae & Freddie Mac (Tháng 9/2008)
Fannie Mae (FNMA) và Freddie Mac (FHLMC) là hai tổ chức tài chính lớn nhất Mỹ bảo lãnh 5.2 nghìn tỷ USD khoản vay thế chấp, chiếm 50% tổng thị trường vay mua nhà ở Mỹ.
Khi giá nhà giảm mạnh, họ bị mất thanh khoản, không thể tiếp tục hoạt động.
Ngày 7/9/2008, chính phủ Mỹ quốc hữu hóa hoàn toàn hai tổ chức này, bơm 200 tỷ USD để ngăn chặn đổ vỡ hệ thống.
c) Bank of America mua lại Countrywide Financial (Tháng 7/2008)
Countrywide Financial là công ty cho vay thế chấp lớn nhất Mỹ.
Do có quá nhiều khoản nợ dưới chuẩn, công ty này mất thanh khoản nghiêm trọng.
Ngày 1/7/2008, Bank of America mua lại Countrywide với giá 4,1 tỷ USD, một phần để bảo vệ danh mục đầu tư của mình.
Sau thương vụ này, Bank of America chịu lỗ hàng chục tỷ USD vì tài sản xấu từ Countrywide.
d) Lehman Brothers chính thức phá sản (Ngày 15/9/2008)
Lehman Brothers là ngân hàng đầu tư lớn thứ tư Mỹ, sở hữu hơn 600 tỷ USD tài sản.
Do nắm giữ quá nhiều MBS và CDO, Lehman bị mất thanh khoản trầm trọng.
Chính phủ Mỹ từ chối cứu trợ, khiến Lehman phá sản vào ngày 15/9/2008 – vụ phá sản lớn nhất trong lịch sử Mỹ.
Tác động:
TTCK Mỹ sụp đổ, chỉ số Dow Jones mất 500 điểm ngay trong ngày 15/9.
AIG, Merrill Lynch, Morgan Stanley rơi vào nguy cơ phá sản.
Tín dụng toàn cầu bị đóng băng.
3. Vai trò của các tổ chức tài chính
a) FED (Cục Dự trữ Liên bang Mỹ)
Giảm lãi suất từ 5% xuống 0% để kích thích tín dụng.
Bơm hàng nghìn tỷ USD để cứu trợ hệ thống ngân hàng.
Mua lại trái phiếu xấu (QE - Quantitative Easing) để hỗ trợ thanh khoản.
b) Bộ Tài chính Mỹ & Chính phủ
Thực hiện gói cứu trợ TARP (Troubled Asset Relief Program) trị giá 700 tỷ USD để cứu ngân hàng.
Quốc hữu hóa AIG, Fannie Mae, Freddie Mac để ngăn chặn hệ thống sụp đổ.
Tại Vietnam:
Các ngân hàng yếu kém trong nước cũng gặp vấn đề về nợ xấu, đặc biệt liên quan đến bất động sản, sở hữu chéo và quản trị rủi ro yếu. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã phải vào cuộc để tái cấu trúc hệ thống.
NHNN cũng áp dụng mô hình tương tự khi thực hiện mua lại 0 đồng đối với một số ngân hàng yếu kém (OceanBank, CBBank, GPBank) và khuyến khích sáp nhập các ngân hàng nhỏ vào ngân hàng lớn để bảo vệ hệ thống.
Ngân hàng Số Vikki (Vikki Bank) trước đây là Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đông Á (DongA Bank). Vào ngày 17-1-2025, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã công bố quyết định chuyển giao bắt buộc DongA Bank cho Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phát triển TP.HCM (HDBank). Sau đó, DongA Bank trở thành Ngân hàng TNHH một thành viên do HDBank sở hữu 100% vốn điều lệ.
Nguồn: Báo Tuổi trẻ.
Mỹ: Chính phủ Mỹ bơm hàng ngàn tỷ USD để giải cứu, nhưng cũng để Lehman Brothers phá sản nhằm tránh "moral hazard" (rủi ro đạo đức - tức là không cứu trợ mọi ngân hàng).
Việt Nam: NHNN chọn phương án "bảo vệ hệ thống bằng mọi giá", không để ngân hàng nào phá sản nhằm duy trì niềm tin vào hệ thống tài chính.
Khác với Mỹ, Việt Nam có hệ thống ngân hàng chịu sự kiểm soát chặt của Nhà nước, nên khả năng "vỡ trận" như 2008 là rất thấp. Tuy nhiên, nếu xử lý không khéo, việc tái cấu trúc có thể khiến nền kinh tế rơi vào tình trạng tăng trưởng chậm.
Hiểu quá khứ, sâu chuỗi dữ kiện, đoán biết ... tương lai; ra quyết định mua/bán tài sản.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bàn tán về thị trường