'Không dám rẽ phải đèn đỏ, mất tiếng rưỡi mới về đến nhà'
Trước giờ, tiện lợi giao thông với nhiều người được dựa trên sự xuề xòa, biết sai vẫn phạm.
Tôi là tác giả bài viết Tiền phạt cao răn đe 'đi đúng luật mất tiếng rưỡi mới về đến nhà'.
Từ khi mức xử phạt giao thông mới được áp dụng theo Nghị định 168/2024, tôi đã bắt đầu thấy rõ những thay đổi trên đường phố Sài Gòn. Những hành vi như leo lề, vượt đèn đỏ... dường như biến mất, nhường chỗ cho một trật tự mới.
Nhưng cùng với sự quy củ ấy, kẹt xe lại trở thành vấn đề khiến không ít người phải băn khoăn.
Bạn tôi kể, trước đây đi từ nhà đến chỗ làm chỉ mất khoảng 45 phút, nhưng bây giờ, với việc tuân thủ nghiêm ngặt các quy định, thời gian đó tăng lên gấp đôi. Không còn cảnh phi xe lên vỉa hè để tránh ùn tắc, cũng chẳng ai dám rẽ phải khi đèn đỏ.
Sự thay đổi lớn nào cũng không nhất thiết phải đi kèm tiện lợi, nhất là từ trước đến giờ, cái tiện lợi đi kèm với xuề xòa, biết sai nhưng vẫn phạm.
Nhìn chung, câu chuyện này đã khơi lên hai luồng ý kiến rõ rệt trong cộng đồng. Một bên cho rằng mức phạt cao là cần thiết để răn đe, để giao thông không còn hỗn loạn. "Đi đúng luật thì không sợ bị phạt", nhấn mạnh rằng trật tự là nền tảng cho một xã hội văn minh.
Không ít người cho rằng với cơ sở hạ tầng hiện tại, việc áp dụng các mức phạt nghiêm khắc cần đi kèm với những điều chỉnh linh hoạt hơn. Những con đường chật hẹp, dòng phương tiện đông đúc, cộng với ý thức giao thông chưa đồng đều, đã khiến tình trạng ùn tắc càng thêm trầm trọng.
Những thay đổi này, dù tốt hay xấu, đều phản ánh một thực tế: Giao thông không thể chỉ dựa vào ý thức tự giác mà cần được điều chỉnh bằng các chế tài. Mức phạt cao tạo ra sự răn đe, nhưng để duy trì hiệu quả lâu dài, cần phải có những giải pháp cân bằng.
Điều này bao gồm việc điều chỉnh các quy định sao cho phù hợp với điều kiện thực tế, như cho phép rẽ phải khi đèn đỏ tại một số ngã tư phù hợp hoặc áp dụng đèn tín hiệu thông minh để điều phối luồng xe linh hoạt hơn.
Bên cạnh đó, cần đầu tư mạnh mẽ hơn vào cơ sở hạ tầng: mở rộng đường sá, xây thêm cầu vượt, hầm chui để giải quyết vấn đề tắc nghẽn. Và quan trọng hơn cả, là giáo dục ý thức giao thông một cách bền vững, không chỉ thông qua mức phạt mà còn qua các chiến dịch truyền thông giúp người dân hiểu rằng tuân thủ luật là bảo vệ chính mình và cộng đồng.
Những thay đổi mà chúng ta chứng kiến chỉ là bước đầu trong hành trình dài để xây dựng một môi trường giao thông văn minh. Đó là sự kết hợp giữa quản lý nhà nước và ý thức cộng đồng. Khi cả hai yếu tố này đồng điệu, giao thông sẽ văn minh hơn mà không còn ai kêu ca, phàn nàn.
Tùy đặc thù tuyến đường, nút giao, ngành giao thông thành phố sẽ rà soát, lắp đặt biển chỉ dẫn cho phép xe rẽ phải khi đèn đỏ nhằm hạn chế ùn tắc.
Thông tin được ông Nguyễn Xuân Vinh, Giám đốc Trung tâm quản lý hạ tầng giao thông đường bộ (Sở Giao thông Vận tải TP HCM), cho biết chiều 8/1 nhằm tổ chức giao thông phù hợp theo đặc thù các tuyến đường ở thành phố.
Động thái trên được đưa ra sau khi Nghị định 168 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự, an toàn giao thông đường bộ hiệu lực từ đầu năm 2025, một số tuyến đường ở thành phố ùn ứ vì nhiều người không dám rẽ phải khi đèn đỏ ở nút giao.
Nêu thực tế tình hình quản lý giao thông ở địa bàn, ông Vinh cho biết các đường ở thành phố có mật độ xe rất lớn, lâu nay nhiều người có thói quen rẽ phải ở nút giao khi đèn đỏ dù quy định không cho phép. Quy định mới hiện mức phạt cao, người dân chấp hành tốt hơn khi dừng đèn đỏ, hạn chế rẽ phải. Tuy nhiên việc này cũng kéo theo ùn tắc nhiều hơn tại một số giao lộ.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bàn tán về thị trường