" HY VỌNG " " KHÔNG MUỐN BÁN " THỨ GIẾT CHẾT CÁC NHÀ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN.
Thị trường chứng khoán đang trải qua 1 con sóng giảm trung hạn, và bây giờ thì tất cả đều đang thua lỗ, từ các nhà đầu tư chứng khoán cá nhân, tới các tay to, cá mập.
Và cũng có rất nhiều quan điểm khác nhau về sự vận động hiện tại của thị trường: Sóng tăng sẽ bắt đầu, chỉ là sóng hồi...
Chủ đề hôm nay, Ngọc muốn chia sẽ đó là tâm lý " hy vọng " trong quá trình đầu tư, thứ mà phần lớn đều mang tới kết quả là " thất vọng ", nếu không sáng suốt và tuân thủ kỷ luật cao.
Câu hỏi đặt ra là: gần đây nhất, trong con sóng giảm này, Bạn đã bao nhiêu lần tham gia bắt đáy, trung bình giá giảm, và hy vọng về một con sóng tăng sớm trở lại để gỡ gạc ?
Soi lại kết quả thì sao ? trải qua những nhịp hồi như vậy ? Bạn không bán chốt lời phần bắt đáy đó, vì danh mục vẫn đang lỗ quá nhiều, để rồi Thị trường lại tiếp tục đi xuống và Bạn tiếp tục lâm vào thua lỗ, và sự thất vọng lại tìm tới.
Trong con sóng giảm, lỗ càng thêm lỗ.
Câu hỏi tiếp theo : Trong con sóng tăng, sự hy vọng cũng đã làm Bạn bao nhiêu lần mất lãi rồi ? Chiến lược ban đầu lãi 10% bạn chốt, bạn hy vọng lãi thêm chút nữa 20% mới chốt. Lên 20% lại không chốt, khi mức lãi giảm về 15% rồi 10%, Bạn lại tiếp tục hy vọng mức lãi trở lại 20% chắc chắn sẽ chốt....
Rồi cuối cùng, đã bao lần như vậy, mức lãi về 0%, thậm chí lỗ ngược, Bạn lại trở thành cổ đông dài hạn bất đắc dĩ của công ty...
HY VỌNG KHÔNG CÓ GÌ LÀ SAI ? NHƯNG HY VỌNG MÀ KHÔNG CÓ SỰ KỶ LUẬT, SỰ PHÂN TÍCH KỸ LƯỠNG VÀ ĐÁNH GIÁ CHÍNH XÁC THÔNG TIN VÀ BỐI CẢNH HIỆN TẠI, KHÔNG TUÂN THEO KẾ HOẠCH MUA BÁN BAN ĐẦU CỦA BẢN THÂN THÂN, THÌ HY VỌNG LÀ THỨ LUÔN GIẾT CHẾT CÁC NHÀ ĐẦU TƯ, LOẠI BỎ BẠN NHANH NHẤT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN.
Câu chuyện gắn liền với chủ đề này chính là
Là một câu chuyện điển hình, diễn tả chính xác tâm lý khi muốn " bán cổ phiếu " của đa phần các nhà đầu tư cá nhân chúng ta.
Một cậu bé gặp ông lão đang tìm cách bắt lũ gà tây hoang. Ông ta có một cái bay gà tây, thiết bị thô sơ bao gồm một cái hộp lớn có cửa gắn bản lẻ ở trên đỉnh. Cánh cửa này được giữ mở lên bằng một thanh chống có cột đoạn dãy nối dài khoảng hơn 30 mét về phía sau tới chỗ người canh gác cái bẫy. Một ít hạt bắp được rải dọc theo đường đi để nhử lũ gà tây vào bẫy. Sau khi đã vào trong, lũ gà sẽ phát hiện ra rằng ở trong đó còn có nhiều bắp hơn nữa. Khi thấy số gà chui vào bẫy đã đủ, ông lão sẽ giật thanh chống ra để cánh cửa sập xuống. Một khi cánh cửa đã sập xuống, ông ta sẽ không thể mở nó trở lên mà không phải đi ra chỗ cái hộp và điều này đương nhiên sẽ làm lũ gà còn ẩn nấp bên ngoài bẫy sợ hãi và chạy mất. Thời điểm giật thanh chống ra là khi có nhiều gà tây nhất chui vào bẫy theo như mong đợi của người đi săn.
Một ngày kia có 12 con gà chui vào bẫy của ông ta. Sau đó một con bước ra, còn lại 11. “Uổng quá, phải chỉ mình giật sợi giây khi còn đủ 12 con ở trong đó," ông lão nghĩ. “Mình sẽ chờ thêm một phút, có thể con kia sẽ quay trở vào.”
Trong khi ông lão dạng chờ con gà tây thứ 12 quay trở lại, thêm hai con nữa bước ra khỏi cái bẫy. “Đáng lẽ mình phải biết hài lòng với 11 con,” người đặt bẫy nghĩ. “Ngay khi một con nữa quay trở lại, mình sẽ giật sợi giây”
Thêm ba con nữa bước ra ngoài, và người đàn ông vẫn chờ đợi. Đã từng chứng kiến 12 con gà tây trong bẫy của mình, ông không muốn về nhà với ít hơn 8 con gà. Ông không thể từ bỏ ý nghĩ rằng một vai con gà ban đầu sẽ quay trở lại. Đến khi cuối cùng chỉ còn lại một con gà tây duy nhất ở trong bẫy, ông ta nghĩ, “Minh sẽ đợi tới khi nào nó đi ra hoặc một con khác bước vào, rồi mình sẽ về” Con gà tây cô độc còn lại chạy vội theo dàn, và ông lão trở về tay trắng.
Tâm lý của một nhà đầu tư thông thường cũng không khác nhiều so với ông lão bẫy gà tây kia. Họ hy vọng nhiều gà tây hơn sẽ quay trở lại chiếc hộp trong khi lẽ ra họ phải lo sợ rằng tất cả lũ gà còn lại sẽ bước ra hết và họ sẽ trắng tay.
Chia sẻ thông tin hữu ích