menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Phượng Hồng

Hà Nội ra Chỉ thị, sai phạm có còn ngang nhiên tồn tại?

Nhằm phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý vi phạm pháp luật về đê điều, thủy lợi trên địa bàn gây bức xúc cho dư luận thời gian qua, UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Chỉ thị số 07/CT-UBND…

Hà Nội ra Chỉ thị, sai phạm có còn ngang nhiên tồn tại?

Chỉ thị 07/CT-UBND về công tác phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý vi phạm pháp luật vềđê điều, thủy lợi trên địa bànHà Nộicủa UBND TP. Hà Nội

Theo đó, nội dung Chỉ thị số 07/CT-UBND về công tác phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý vi phạm pháp luật về đê điều, thủy lợi trên địa bàn Hà Nội của UBND TP. Hà Nội, yêu cầu các quận, huyện, thị xã tập trung chỉ đạo, tổ chức kiểm tra, rà soát, đánh giá, tổng hợp các vụ việc vi phạm pháp luật về đê điều, thủy lợi trên địa bàn. Chủ trì, phối hợp với các sở ngành, đơn vị liên quan tổ chức xử lý vi phạm pháp luật về đê điều, thủy lợi.

Xử lý dứt điểm, đúng quy định pháp luật các vụ vi phạm tồn đọng, đặc biệt, các vụ vi phạm nghiêm trọng ảnh hưởng đến an toàn đê điều, công trình thủy lợi, thoát lũ, gây bức xúc trong dư luận.

Hà Nội ra Chỉ thị, sai phạm có còn ngang nhiên tồn tại?

Những vi phạm pháp luật về đê điều vẫn gây nhức nhối dư luận thời gian qua - Ảnh: Gia Nguyễn

Hà Nội cũng chỉ đạo các sở ngành, địa phương tăng cường kiểm tra, rà soát, có phương án quản lý, sử dụng đất tại các khu vực bãi sông, trong phạm vi bảo vệ đê điều, công trình thủy lợi trên địa bàn theo quy định của pháp luật, kiên quyết thu hồi theo thẩm quyền hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý đối với diện tích đất bãi sông, trong phạm vi bảo vệ công trình đê điều, thủy lợi sử dụng sai mục đích, vi phạm pháp luật.

Hà Nội ra Chỉ thị, sai phạm có còn ngang nhiên tồn tại?
Hà Nội ra Chỉ thị, sai phạm có còn ngang nhiên tồn tại?

Khu vực bãi giữa thuộc phường Tứ Liên, quận Tây Hồ bắt đầu xuất hiện thực trạng phân lô, chia thửa ngay trên hành lang thoát lũ - Ảnh: Quốc Tuấn

Các sở ngành, địa phương tập trung chỉ đạo cơ quan chuyên môn, UBND các xã, phường, thị trấn thực hiện đầy đủ trách nhiệm theo quy định của pháp luật, phối hợp chặt chẽ với các hạt quản lý đê, các tổ chức quản lý, khai thác công trình thủy lợi đóng trên địa bàn quận, huyện, thị xã. Thường xuyên kiểm tra, phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời từ khi vi phạm mới phát sinh. Tăng cường xử phạt vi phạm hành chính, buộc các đối tượng vi phạm khôi phục lại hiện trạng ban đầu hoặc tổ chức cưỡng chế theo quy định.

Ngoài ra, UBND thành phố cũng chỉ đạo Thanh tra thành phố Hà Nội chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức thanh tra, làm rõ trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành các quy định của pháp luật về đê điều, thủy lợi, đề xuất xử lý theo quy định của pháp luật khi được UBND thành phố giao…

Hà Nội ra Chỉ thị, sai phạm có còn ngang nhiên tồn tại?
Hà Nội ra Chỉ thị, sai phạm có còn ngang nhiên tồn tại?

Phía sau cột chỉ giới thoát lũ vẫn là các hoạt động vô tư lấn chiếm tại phường Nhật Tân, quận Tây Hồ - Ảnh: Quốc Tuấn

Liên quan đến Chỉ thị của UBND TP. Hà Nội, trước đó, Diễn đàn Doanh nghiệp đã liên tục có loạt bài viết phản ánh về thực trạng nhức nhối “loạn” vi phạm đê điều tại Hà Nội, trong đó, bất chất chỉ đạo của Chính Phủ, chỉ đạo của UBND TP. Hà Nội, thực trạng vi phạm tại nhiều địa phương trên địa bàn thành phố vẫn ngang nhiên tồn tại.

Đáng nói, bên cạnh những chỉ đạo là các văn bản đôn đốc thực hiện từ các cơ quan chuyên môn nhưng các vi phạm “nổi cộm” cần quan tâm xử lý như: vi phạm tại các cuối ngõ 1,5,9 và 11 tập thể F361, An Dương, phường Yên Phụ hay cuối ngõ 76 An Dương, phường Tứ Liên, quận Tây Hồ; Tình trạng đổ phế thải, tập kết, trung chuyển, kinh doanh vật liệu xây dựng với quy mô lớn tại quận Hoàng Mai; Tình trạng đổ đất, phế thải san lấp mặt bằng lấn chiếm lòng sông Cà Lồ tại xã Phù Lỗ, huyện Sóc Sơn;… hay những vi phạm tồn tại ở nhiều quận, huyện như: Phúc Thọ, Thường Tín, Phú Xuyên, Đông Anh, Gia Lâm, Hai Bà Trưng,… Tại báo cáo số 1389/BC-CCĐĐ ngày 24/9/2020 của Chi cục Đê điều Hà Nội đã nêu rõ vẫn ngang nhiên tồn tại.

Hà Nội ra Chỉ thị, sai phạm có còn ngang nhiên tồn tại?
Hà Nội ra Chỉ thị, sai phạm có còn ngang nhiên tồn tại?

Ngoài các vi phạm pháp luật về đê điều, thủy lợi thì hiện trạng chiếm dụng, sử dụng sai mục tích đất nông nghiệp, đất công vẫn diễn ra rầm rộ tại một số địa bàn tại Hà Nội - Ảnh: Gia Nguyễn

Ngoài các vi phạm pháp luật về đê điều, thủy lợi thì một thực trạng cũng vô cùng nhức nhối trên một số địa bàn tại TP. Hà Nội là việc chiếm dụng, sử dụng sai mục đích diện tích đất nông nghiệp, đất công cũng khiến dư luận vô cùng quan ngại.

Trong đó phải kể đến hàng loạt vi phạm đang diễn ra tấp nập tại khu vực phường Quảng An, Nhật Tân, Tứ Liên, quận Tây Hồ, khi nhà xưởng, bãi xe, sân tenis, hàng quán,… mọc trên đất vườn, đất nông nghiệp ngang nhiên tồn tại, hoạt động kinh doanh một cách rầm rộ nhưng chính quyền vẫn “ngó lơ”, hoặc có những địa điểm được cơ quan báo chí chỉ mặt điểm tên thì cũng chỉ qua quýt xử lý theo kiểu “gắp cóc bỏ đĩa” như tại số 50/35/67 An Dương, phường Tứ Liên, quận Tây Hồ.

Vậy, đến bao giờ các sai phạm đã nêu sẽ được xử lý triệt để? Chỉ thị số 07/CT-UBND về công tác phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý vi phạm pháp luật về đê điều, thủy lợi trên địa bàn Hà Nội liệu có lại “chìm xuồng” như các chỉ đạo, đôn đốc trước đó? Sai phạm có còn ngang nhiên tồn tại?

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành chuyên gia trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải App Tài chính - Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại