menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Hiểu Minh

Gói kích thích nào cho năm 2020?

Khởi phát từ đầu năm 2020, đến nay dịch Covid-19 đã lan rộng ra trên 200 quốc gia và khiến hơn 17 triệu người nhiễm bệnh.

Trọng tâm chính sách và chỉ đạo điều hành của Chính phủ lúc này là tập trung toàn lực ngăn chặn dịch bệnh lây lan, hạn chế tới mức thấp nhất ảnh hưởng của dịch bệnh, cả ảnh hưởng vật chất, tài chính lẫn tinh thần; đồng thời đẩy mạnh khôi phục phát triển kinh tế để đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế cao nhất. Theo đó, những giải pháp trọng tâm nhằm khôi phục, phát triển kinh tế cần hướng đến là:

Thứ nhất, dịch Covid-19 tác động trực tiếp đến các ngành dịch vụ, nhất là du lịch, vận tải, dịch vụ ăn uống và thương mại. GDP quý II/2020 khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 1,72%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 1,38%, song khu vực dịch vụ lại giảm 1,76%. Nhìn lại cuộc khủng hoảng năm 2009 khu vực dịch vụ là “cứu cánh” cho tăng trưởng kinh tế, thì năm nay cuộc khủng hoảng do dịch Covid-19, khu vực dịch vụ lại chịu tác động nặng nề nhất, theo đó chính khu vực dịch vụ (chiếm trên 42% GDP) cần hỗ trợ nhiều nhất để vượt qua khó khăn và phục hồi tăng trưởng.

Thứ hai, dịch Covid-19 không tác động trực tiếp và nặng nề tới khu vực công nghiệp và nông nghiệp như đối với khu vực dịch vụ, song ảnh hưởng tiêu cực là không thể phủ nhận. Trước hết là sự đình trệ sản xuất do dịch bệnh khiến cho chuỗi cung ứng toàn cầu bị gián đoạn nghiêm trọng và chưa biết đến bao giờ được phục hồi trở lại, theo đó thương mại và sản xuất kinh doanh toàn cầu nói chung, kinh tế Việt Nam nói riêng chịu tác động chưa từng thấy kể cả từ thời khủng hoảng châu Á 1997 - 1999 hay khủng hoảng toàn cầu 2008 - 2009. Dịch Covid-19 chính là “phép thử” khắc nghiệt đối với tuyệt đại đa số nhà sản xuất Việt Nam, không kể thuộc ngành công nghiệp hay nông nghiệp. Biến động dữ dội của các yếu tố đầu vào lẫn thị trường đầu ra sẽ chỉ bộc lộ khi các doanh nghiệp sử dụng hết hàng hóa vật tư dự trữ sản xuất hay thực hiện hết các đơn hàng đã ký kết. Vì vậy, việc phân tích đánh giá chính xác toàn bộ các yếu tố đầu vào, đầu ra của nền kinh tế và của từng nhà sản xuất là đặc biệt cần thiết và quan trọng.

Thứ ba, mặc dù ở Việt Nam mới có hơn 500 ca dương tính với Covid-19 nhưng nguồn lực và chi phí để phòng chống dịch không thể tách rời với cân đối tổng thể phân bổ nguồn lực của quốc gia năm 2020, thậm chí cân đối theo dự toán ngân sách nhà nước năm 2020 cũng cần được xem xét điều chỉnh cho phù hợp, cả phần chi ngân sách cũng như phần thu ngân sách, nhất là khi diễn biến dịch Covid-19 trên thế giới nói chung, ở Việt Nam nói riêng vẫn rất phức tạp và khó lường.

Thứ tư, nội dung cơ bản của mỗi kịch bản phát triển kinh tế - xã hội ứng phó với dịch Covid-19 là hệ thống các chính sách để giảm thiểu thiệt hại do dịch Covid-19 gây ra, sớm phục hồi sản xuất kinh doanh, ổn định việc làm và đời sống nhân dân.

Thứ năm, cần xem xét sớm ban hành một gói kích thích kinh tế mới đủ liều lượng và đúng trọng tâm, trọng điểm để vực dậy nền kinh tế, vừa tránh tạo ra đáy tăng trưởng mới, vừa không rơi vào mô hình tăng trưởng nhiều đáy. Trọng tâm của kích thích kinh tế và đầu tư năm 2020 là khu vực ngoài nhà nước. Tăng đầu tư công là cần thiết song tăng đầu tư của khu vực kinh tế ngoài nhà nước còn quan trọng hơn, vì đó mới thật sự là cứu cánh vững chắc nhất và hiệu quả nhất cho phục hồi và vượt qua đáy tăng trưởng kinh tế. Theo đó, khu vực kinh tế ngoài nhà nước cần được ưu đãi hỗ trợ đến mức cao nhất về vốn tín dụng, về thuế phí nói riêng và về điều kiện môi trường đầu tư kinh doanh nói chung.

Tóm lại, dịch Covid-19 chính là thử thách đối với khả năng quản trị quốc gia của chúng ta, cả quản trị kinh tế, tài chính lẫn văn hóa và xã hội. Gói kích thích kinh tế năm 2020 có trọng tâm cần kích thích là khu vực dịch vụ và kích cầu đầu tư khu vực ngoài nhà nước là quan trọng nhất.

Link Nguồn
Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành chuyên gia trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải App Tài chính - Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại