menu
24hmoney

Bài của Nguyễn Trung Thu

Ký hợp đồng BOT cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo trị giá 8.925 tỷ đồng

Ngày 30/7, Tập đoàn Đèo Cả cùng liên danh nhà đầu đã ký hợp đồng BOT dự án thành phần đầu tư xây dựng đoạn Cam Lâm - Vĩnh Hảo thuộc dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020.
Như vậy, cả 3 dự án thành phần cao tốc Bắc – Nam đầu tư theo hình thức PPP đã được ký kết hợp đồng để bước sang giai đoạn thu xếp tín dụng, triển khai thi công.
Dự án Cam Lâm - Vĩnh Hảo có tổng chiều dài 78,5km, điểm đầu tại km54+00, phía sau nút giao Cam Ranh (điểm cuối dự án thành phần đầu tư xây dựng đoạn Nha Trang - Cam Lâm) thuộc địa phận xã Cam Thịnh Tây, TP. Cam Ranh, tỉnh Khánh Hoà.
Điểm cuối Dự án tại KM134+00, phía trước nút giao Vĩnh Hảo, trùng điểm đầu dự án thành phần đầu tư xây dựng đoạn Vĩnh Hảo - Phan Thiết thuộc xã Vĩnh Hảo, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận.
Dự án có tổng vốn đầu tư 8.925 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn nhà đầu tư khoảng 3.786 tỷ đồng (vốn chủ sở hữu khoảng 1.030 tỷ đồng, vốn vay khoảng 2.756 tỷ đồng); nguồn vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án khoảng 4.199 tỷ đồng.

7 tháng đầu năm 2021, Bộ GTVT giải ngân trên 19.000 tỷ đồng

Trong tháng 7/2021 ngành giao thông giải ngân khoảng 2.078 tỷ đồng và lũy kế 7 tháng đầu năm, dự kiến giải ngân 19.093 tỷ đồng, đạt 44,6% kế hoạch đã phân bổ và đạt 44,4% kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ giao.
Như vậy, Bộ GTVT là đơn vị đạt tỷ lệ giải ngân cao hơn so với mức bình quân chung cả nước (theo ước tính của Bộ Tài chính, tỷ lệ giải ngân bình quân chung khối các bộ, ngành trung ương đến hết tháng 7/2021 là 28,6%).
Bên cạnh đó, Bộ GTVT tiếp tục đẩy mạnh đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng. Cụ thể như phối hợp với các tỉnh, thành phố cơ bản hoàn thiện hồ sơ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi 6 dự án quan trọng quốc gia.
Đó là các dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông, dự án TP. HCM - Chơn Thành, dự án vành đai 4 TP. Hà Nội, dự án vành đai 3 TP. HCM, dự án Châu Đốc - Cần Thơ - Trần Đề, dự án Buôn Ma Thuột - Vân Phong.

6 dự án giao thông được thi công trong thời gian giãn cách Hà Nội

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội đã chấp thuận cho phép 6 công trình lĩnh vực giao thông tiếp tục triển khai trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội trên địa bàn thành phố.
Cụ thể, 6 công trình giao thông trọng điểm được tiếp tục triển khai trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội, gồm: dự án xây dựng cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 (quận Long Biên). Hiện đang thi công trụ, bệ trụ, đúc dầm để vượt lũ 2021. Các nhà thầu đang chia nhiều mũi thi công, đồng loạt triển khai 6 gói thầu. Trên công trường có khoảng 500 cán bộ, công nhân.
Dự án xây dựng hầm chui Lê Văn Lương (trên địa bàn các quận Thanh Xuân và Nam Từ Liêm), hiện đang thi công phần hầm, tường chắn, hệ thống thoát nước và các hạng mục cần vượt tiến độ mùa mưa lũ 2021. Trên công trường hiện có 187 người.
Dự án xây dựng đường Vành đai 3 đi thấp qua hồ Linh Đàm (quận Hoàng Mai), hiện đang triển khai thi công khoan cọc nhồi và làm trụ tạm để lao lắp dầm thép, dự kiến hoàn thành vào dịp10/10/2021. Hiện trên công trường có 37 người.
Dự án xây dựng tuyến đường bộ trên cao dọc đường Vành đai 2 đoạn từ cầu Vĩnh Tuy đến Ngã tư Sở, kết hợp mở rộng theo quy hoạch phần đi bằng đoạn từ Vĩnh Tuy đến Ngã tư Vọng (trên địa bàn các quận Hai Bà Trưng, Thanh Xuân, Đống Đa). Đến nay, dự án đã hoàn thành 70,3%, khối lượng còn lại là 29,7%. Các nhà thầu đang triển khai nhiều mũi thi công đồng loạt nhằm đáp ứng tiến độ dự án. Hiện trên công trường có 534 người.
Dự án đầu tư xây dựng cầu Sông Lừ (quận Đống Đa), hiện đang triển khai thi công trong nội bộ công trường với 14 người.
Dự án xây dựng cầu Trí Thủy (huyện Chương Mỹ), hiện đang thi công cầu và đường dẫn đầu cầu với 25 người trên công trường.

'Mỗi bộ kít vài chục nghìn nhưng xét nghiệm nhanh doanh nghiệp phải trả 200.000 đồng/lần'

Ông Trần Đức Nghĩa, Uỷ viên Ban chấp hành Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam cho hay, tại châu Âu và Bắc Mỹ đều bán bộ kit ra thị trường, nhưng tại sao trong nước lại đang bị cấm? Chi phí mỗi bộ kit vài chục nghìn, trong khi thực hiện xét nghiệm nhanh tại các bệnh viên, trung tâm y tế ít nhất doanh nghiệp phải chi 200.000 đồng/lần"
Vì thế, ông Trần Đức Nghĩa kiến nghị: "Nên cho doanh nghiệp tự mua bộ xét nghiệm để chúng tôi tự thực hiện cho lái xe của mình. Thực tế, năng lực của ngành y tế không thể đảm bảo xét nghiệm cho hàng triệu lái xe. Làm được điều này vừa giúp dành nguồn lực cho hoạt động chống dịch khác, vừa giúp doanh nghiệp vận tải giảm chi phí".
Ông Nghĩa cũng ví dụ, từ năm 2020, khi dịch bệnh mới bùng phát, chúng ta còn chưa có kinh nghiệm ứng phó, đã có mô hình từ Lạng Sơn hay Lào Cai để đảm bảo lưu thông hàng hoá xuất nhập khẩu, tránh gây đứt gãy nguồn cung.
Hay gần đây kinh nghiệm tại Bắc Giang cũng rất tốt, nhằm tháo gỡ, lưu thông hàng hoá, đặc biệt là nông sản đã tiêu thụ nhanh. Cũng tại Bắc Giang, UBND tỉnh đã thực hiện hướng dẫn cho người dân tự thực hiện bộ kit để tự xét nghiệm cho mình. Kinh nghiệm này cần được triển khai diện rộng trên toàn quốc.

Thanh tra Chính phủ: Dự án buýt nhanh BRT tại Hà Nội sai phạm hơn 43,5 tỷ đồng

Thanh tra Chính phủ vừa có thông báo kết luận thanh tra một số dự án đầu tư xây dựng từ nguồn vốn ngân sách, nguồn vốn vay, việc chuyển đổi, chuyển nhượng, nhà đất của cơ quan nhà nước, doanh nghiệp nhà nước, nhà đất có vị trí đắc địa sang mục đích khác tại thành phố Hà Nội (giai đoạn 2003-2016). Trong đó, Thanh tra Chính phủ chỉ rõ những sai phạm gây lãng phí ngân sách nhà nước tại dự án BRT.
Theo đó, hợp phần I - xe buýt nhanh BRT thuộc dự án phát triển giao thông đô thị Hà Nội, gói thầu BRT CP04a (xây dựng đường trạm xe buýt từ Bộ Y tế đến Khuất Duy Tiến) và gói thầu BRT CP4b (xây dựng đường trạm xe buýt từ Khuất Duy Tiến – bến xe Yên Nghĩa), chủ đầu tư, đơn vị tư vấn khi lập bước thiết kế đường đã thay thế mặt đường bê tông nhựa bằng mặt đường bê tông xi măng.
Trong khi đó, theo hồ sơ báo cáo kháo sát nền mặt đường dự án phát triển giao thông đô thị Hà Nội, hợp phần xe buýt nhanh BRT1 ngày 25/2/2009 do Công ty Cổ phần tư vấn Việt Delta lập, kết quả đo mặt đường tại các tuyến đường này đều có kết quả đo cường độ mặt đường tốt, gây lãng phí ngân sách nhà nước hơn 15 tỷ đồng.
Về công tác đấu thầu, Thanh tra Chính phủ cho biết hợp phần I - xe buýt nhanh BRT thuộc dự án phát triển giao thông đô thị Hà Nội, gói thầu 04/BRT-TB (BRT CP08) - đoàn xe BRT, chủ đầu tư thực hiện một sổ thủ tục chưa tuân thủ theo mẫu hồ sơ mời thầu và hướng dẫn cùa Ngân hàng Thế giới như: không lập dự toán Nhóm A và B theo nhóm xe sản xuất, lắp ráp trong nước; lấy báo giá xe nhập khẩu nguyên chiếc để làm căn cứ mời thầu cho cả 3 nhóm A, B và C (nhóm xe nhập khẩu).
Nói về hiệu quả đầu tư tại dự án BRT, Thanh tra Chính phủ nhấn mạnh việc đầu tư chưa đồng bộ, chưa tạo ra các lợi ích nhằm khuyến khích người dân chuyển từ phương tiện cá nhân sang sừ dụng phương tiện vận tải công cộng, như các nhà chờ, cầu vượt cho người đi bộ chưa thuận tiện cho người sử dụng, một số nhà chờ chưa có cầu vượt đi bộ để tiếp cận, cẩu vượt đi bộ chưa hồ trợ cho người khuyêt tật.
Nhà đầu tư lưu ý
1 Bình luận
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ