menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Nguyễn Hà Ngọc Linh

Giá xăng dầu hôm nay 18/5: Dầu WTI lên hơn 114 USD/thùng, lo điều hành giá xăng dầu trong nước

Giá xăng dầu hôm nay 18/5: Giá dầu thô biến động trái chiều trong phiên giao dịch sáng nay, với dầu Brent tiếp đà giảm, dầu WTI tăng lên hơn 114 USD/thùng.

Giá xăng dầu hôm nay 18/5: Giá dầu thô biến động trái chiều trong phiên giao dịch sáng nay

Cập nhật lúc 6 giờ ngày 18/5 (giờ Việt Nam), giá dầu thô WTI của Mỹ giao tháng 6 được giao dịch ở mức 114,1 USD/thùng, tăng 1,72 USD, tương đương 1,53 %.

Cùng thời điểm, giá dầu thô Brent giao tháng 7 được giao dịch ở mức 111,9 USD/thùng, giảm 2,31 USD, tương đương 2,02%.

Giá xăng dầu hôm nay 18/5: Dầu WTI lên hơn 114 USD/thùng, lo điều hành giá xăng dầu trong nước

Giá xăng dầu hôm nay 18/5: Giá dầu thô biến động trái chiều trong phiên giao dịch sáng nay.

Giá dầu ngày 18/5 tăng lên chủ yếu do kỳ vọng nhu cầu tiêu thụ dầu ở Trung Quốc sẽ phục hồi mạnh khi các lệnh phong toả được gỡ bỏ, đặc biệt là tại các thành phố, trung tâm kinh tế, công nghiệp lớn.

Thượng Hải, thành phố đông dân nhất của Trung Quốc với 26 triệu dân cư và chiếm tới 4% nhu cầu nhiên liệu của nước này, dự kiến sẽ mở cửa trở lại trên diện rộng vào ngày 1/6 tới.

Bên cạnh Thượng Hải, hơn 40 thành phố khác của Trung Quốc hiện đang bị phong toả nhằm kiểm soát dịch bệnh cũng dự kiến sẽ sớm mở cửa trở lại.

Giá dầu hôm nay tăng mạnh còn do đồng USD suy yếu trong bối cảnh Chủ tịch Fed Jerome Powell tuyên bố sẽ có biện pháp cứng rắn hơn trong việc thắt chặt chính sách tiền tệ nếu như lạm phát không được kiểm soát và hạ nhiệt.

Bên cạnh các thông tin xoay quanh việc Trung Quốc nới lỏng phong tỏa, thị trường sẽ dành nhiều sự chú ý đến việc Hungary đang phản đối lệnh cấm nhập khẩu dầu Nga của khối EU. Nhiều quốc gia kêu gọi liên minh châu Âu EU bỏ qua Hungary để sớm thông qua lệnh cấm, nhưng lãnh đạo EU chưa có dấu hiệu sẽ thực hiện lời kêu gọi này ngay lập tức.

Trước đó, Hungary đã đưa ra những yêu cầu được coi là “khó chấp nhận” để nước này thông qua lệnh cấm nhập khẩu dầu từ Nga. Nếu EU không thể áp dụng một biện pháp cụ thể nào trong việc giảm lượng nhập khẩu dầu từ Nga, nghĩa là yếu tố “bullish (thúc đẩy)” nhất trên thị trường trong suốt 2 tháng vừa qua sẽ trở nên yếu đi và dần dần có thể tạo ra 1 làn sóng bán tháo trên thị trường năng lượng. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn quá sớm để khẳng định điều gì và nhiều chuyên gia cho rằng việc EU có cấm nhập khẩu dầu của Nga hay không sẽ quyết định việc giá dầu có thể lên tới 150 USD/thùng hay sẽ giảm lại vùng 70 USD/thùng trong năm nay.

Cũng trong nhóm năng lượng, giá xăng RBOB của Mỹ đã tăng lên mức cao nhất mọi thời đại trước đó. Dù giá hiện đang điều chỉnh giảm nhẹ, nhưng các chuyên gia cho rằng giá cao sẽ không ảnh hưởng nhiều tới nhu cầu sử dụng vốn sẽ bước vào giai đoạn cao điểm trong vài tuần tới. Nếu giá xăng Mỹ tiếp tục tăng lên, chắc chắn sẽ có những tác động nhất định lên thị trường dầu thô, đặc biệt là dầu WTI. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến khoảng cách giữa giá dầu Brent và dầu WTI thu hẹp lại trong vài ngày trở lại đây.

Thị trường có lẽ sẽ trải qua 1 – 2 ngày biến động với khoảng hẹp khi cần thời gian để các thông tin mới được tung ra. OPEC+ sẽ “án binh bất động” và sự chú ý về nguồn cung sẽ tập trung vào câu chuyện Nga – EU, còn nhu cầu sẽ xoay quanh chính sách "Zero Covid" của Trung Quốc. Với diễn biến như hiện tại, giá dầu có thể sẽ có sự điều chỉnh trái chiều tiếp trong ngày hôm nay, nhưng mức tăng-giảm không lớn và giá sẽ vẫn neo ở các vùng cao trên 110 USD/thùng trong ít nhất 1 – 2 ngày tới.

Trước đó, trong phiên 17/5, giá dầu thô giảm khi thị trường xuất hiện thông tin Mỹ đang cân nhắc “mở cửa” cho dầu thô Venezuela và EU đang gặp khó trong việc triển khai kế hoạch cấm vận dầu thô Nga.

Sau khi lên cao nhất trong 7 tuần, giá dầu thô giảm 2% trong phiên giao dịch ngày thứ ba (17/5), vì Reuters báo cáo rằng Mỹ có thể nới lỏng một số hạn chế đối với chính phủ Venezuela, làm tăng triển vọng thị trường có thêm nguồn cung.

Giá cũng giảm sau khi Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell cảnh báo nền kinh tế có thể bị tổn hại bởi những nỗ lực giảm lạm phát.

Lần đầu tiên kể từ tháng 5/2020, giá dầu Brent quốc tế thấp hơn giá dầu thô WTI của Mỹ.

Các nhà máy lọc dầu trên toàn thế giới đã tranh giành để tìm nguồn cung cấp năng lượng thay thế sau khi Nga tấn công Ukraine. Dự trữ của Mỹ đang giảm và điều đó đã làm tăng giá dầu thô tại Mỹ.

Giá dầu nhìn chung đang tăng vì nguồn cung của Nga bị siết chặt bởi lệnh cấm từ một số quốc gia, và suy thoái kinh tế do các lệnh trừng phạt rộng rãi đối với Moscow do Mỹ và các đồng minh áp đặt.

Sản lượng của Nga đã giảm 9% trong tháng 4 và quốc gia này, một phần của OPEC+, đã sản xuất thấp hơn nhiều so với mức yêu cầu của thỏa thuận nhằm nới lỏng mức giảm sản lượng kỷ lục được thực hiện trong thời kỳ đại dịch năm 2020.

Trong nước, một số doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu cho hay, trong kỳ điều hành tới (ngày 21/5), giá xăng trong nước có khả năng vượt mức 30.000 đồng/lít nếu giá dầu thế giới tiếp tục tăng lên.

Theo quy định, ngày 21/5 tới đây sẽ là kỳ điều chỉnh tiếp theo của giá xăng dầu. Nhiều dự báo cho thấy, trong kỳ điều chỉnh tới, giá xăng có thể còn tiếp tục tăng. Bởi theo các doanh nghiệp, hiện với giá cơ sở trong nước, doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đang lỗ khoảng 300-600 đồng với mỗi lít xăng, còn dầu lỗ khoảng 400-700 đồng. Song từ này tới kỳ điều hành còn khoảng 4 ngày nữa và với giá xăng dầu thế giới biến động mạnh như hiện nay, việc điều chirnh giá xăng dầu trong nước vẫn rất khó dự báo.

Chỉ trong vòng 2 tháng, giá bán lẻ xăng trong nước đã hai lần lập đỉnh. Gần nhất, hôm 11/5, mỗi lít xăng RON95 tăng lên mức 29.980 đồng, cao nhất lịch sử. Giá xăng lên sát 30.000 đồng/lít và còn có thể tăng thêm nếu giá thế giới vẫn xu hướng đi lên, sẽ ảnh hưởng tới tiêu dùng, phục hồi kinh tế và lạm phát. Nếu giá xăng dầu tăng 10% sẽ làm lạm phát tăng 0,36 điểm phần trăm và tăng trưởng giảm 0,5 điểm phần trăm.

Với đà tăng hiện nay, các chuyên gia nhận xét, giá xăng dầu bình quân sẽ tăng khá cao, ảnh hưởng trực diện tới vận tải, khai thác thuỷ sản và tiêu dùng. Nhà điều hành cần rà soát và tính toán lại các mức chi phí trong cơ cấu tính giá cơ sở xăng dầu và các loại thuế, phí để kìm đà tăng của loại nhiên liệu này.

Giá xăng dầu hôm nay 18/5: Giá bán lẻ xăng dầu trong nước ngày 18/5 cụ thể như sau: Xăng E5 RON 92 không quá 28.959 đồng/lít; xăng RON 95 không quá 29.988 đồng/lít; dầu diesel không quá 26.650 đồng/lít; dầu hỏa không quá 25.168 đồng/lít và dầu mazut không quá 21.560 đồng/kg.

Mức giá nói trên đã được điều chỉnh tăng tại kỳ điều hành giá của liên Bộ Tài chính - Công Thương ngày 11/5 với giá xăng tăng hơn 1.400 đồng/lít, giá dầu tăng hơn 1.000 đồng/lít, và giá dầu mazut giữ nguyên.

Đây là lần tăng thứ 3 liên tiếp của giá xăng trong nước.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Mã liên quan
Giá
Biểu đồ

83.35

+0.62 (+0.75%)

Biểu đồ mã Crude Oil WTI
2 Chia sẻ
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại