menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Jennie

Đường cong lợi tức trái phiếu chính phủ Mỹ đảo ngược có lan toả xấu đến chứng khoán Việt Nam?

Dù tốc độ tăng trưởng GPD và chỉ số Vn-Index không chịu ảnh hưởng nhưng lại có xu hướng giảm khi nền kinh tế Mỹ bước vào giai đoạn suy thoái sau một khoảng thời gian đường cong lợi tức trái phiếu chính phủ Mỹ đảo ngược.

Trong phiên giao dịch ngày 28/3 vừa qua, đường cong lợi suất giữa trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 5 năm và 30 năm đã đảo ngược. Đây là lần đầu tiên đường cong này đảo ngược kể từ năm 2006 – thời điểm trước khi xảy ra khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu. Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Hoa Kỳ đã thấp hơn kỳ hạn 2 năm lần đầu tiên từ tháng 9/2019 vào 29/3 vừa qua.

TÍN HIỆU ĐÁNG LO NGẠI CHO KINH TẾ MỸ VÀ TOÀN CẦU

Lợi tức trái phiếu có kỳ hạn dài thông thường sẽ có lợi tức cao hơn so với các trái phiếu có kỳ hạn ngắn điều này cho thấy các nhà đầu tư kỳ vọng vào một khoản lợi nhuận lớn hơn trong tương lai. Tuy nhiên khi lợi tức trái phiếu ngắn hạn trả mức lợi tức cao hơn trái phiếu dài hạn, đường cao lợi tức đảo ngược,hàm ý cho thấy thị trường đang rơi vào trạng thái bất ổn và có thể dẫn đến suy thoái kinh tế.

Đường cong lợi suất đảo ngược không châm ngòi cho suy thoái kinh tế và cũng không đảm bảo chắc chắn suy thoái sẽ xảy ra. Thay vào đó, hiện tượng này cho thấy nhà đầu tư trái phiếu đang lo ngại về triển vọng kinh tế trong dài hạn.

Thống kê từ BSC cho thấy, từ năm 1970 đến nay, nền kinh tế Mỹ đã trải qua 6 đợt đường cong lợi tức trái phiếu đảo ngược giữa kỳ hạn 10 năm và 2 năm.

Trong 05 đợt suy thoái gần nhất, thời gian trung bình các đợt đảo ngược lợi tức là 21,2 tháng và nền kinh tế bước vào trạng thái suy thoái trung bình sau 20,4 tháng kể từ khi đường cong có dấu hiệu đảo ngược với thời gian các cuộc suy thoái trung bình là 11,2 tháng.

Đường cong lợi tức trái phiếu chính phủ Mỹ đảo ngược có lan toả xấu đến chứng khoán Việt Nam?
Thống kê từ BSC.

Đơn cử, lần thứ nhất, giai đoạn đường cong lợi tức trái phiếu Mỹ đảo ngược bắt đầu từ ngày 18/8/1978 kéo dài 21 tháng, kết thúc vào ngày 25/4/1980. Sau 17 tháng kể từ ngày đường cong lợi tức trái phiếu Mỹ đảo ngược, kinh tế Mỹ rơi vào giai đoạn suy thoái từ tháng 1/1980 kéo dài đến tháng 7/1980, tổng cộng 6 tháng. Tỷ lệ thất nghiệp cao nhất ghi nhận đến 7,8%.

Lần thứ hai đường cong lợi tức trái phiếu Mỹ đảo ngược từ 12/9/1980 đến 16//7/1982. Kinh tế Mỹ suy thoái kéo dài 16 tháng từ tháng 7/1981 đến tháng 11/1982.

Trong giai đoạn này, cuộc cách mạng tại Iran và căng thẳng giữa Iran - Ỉaq đã đẩy giá dầu thế giới tăng với tốc độ chóng mặt. Đây chính là tiền đề cho cuộc khủng hoảng kéo dài 30 tháng tại Mỹ và được coi là lần suy thoái tồi tệ nhất kể từ đại khủng hoảng 1930. Ngày 30/3/1981, Tổng thống Ronald bị bắn kéo theo bất ổn chính trị tại Mỹ. Đây là lần suy thoái kinh tế kéo dài qua hai nhiệm kỳ Tổng thống Mỹ.

Lần gần đây nhất đường cong lợi tức trái phiếu Mỹ đảo ngược là năm 2019. Thời gian kéo dài trong vòng 1 tháng từ 30/8/2019 đến 6/9/2019. Đến tháng 12/2019, đại dịch Covid bắt đầu bùng phát tại Vũ Hán Trung Quốc khiến thế giới bước vào giai đoạn đầy căng thẳng.

Thống kê cũng cho thấy, trong 5 lần đảo ngược đường cong lợi tức, thị trường chứng khoán Mỹ đều giảm nhẹ với mức giảm trung bình là 7,91%.

Tuy nhiên, khi bước vào giai đoạn khủng hoảng, thị trường chứng khoán đã chịu tác động mạnh hơn với mức giảm trung bình 23,52% đồng thời nền kinh tế Mỹ cũng chứng kiến sự giảm tốc khi tốc độ tăng trưởng GDP có sự sụt giảm trung bình lần lượt là 2,56% và 5,46% trong giai đoạn đường cong đảo ngược và thời kỳ suy thoái.

Đường cong lợi tức trái phiếu chính phủ Mỹ đảo ngược có lan toả xấu đến chứng khoán Việt Nam?
Thống kê từ BSC.

Đối với đợt đảo ngược lợi tức lần 6 với thời gian khá ngắn một tháng là do Chính phủ và các Ngân hàng Trung ương trên thế giới thực hiện các biện pháp mạnh mẽ để kích thích nền kinh tế nhằm hạn chế sự ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.

CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM ẢNH HƯỞNG RA SAO?

Đối với thị trường Việt Nam, nền kinh tế Việt Nam nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng kể từ khi chính thức giao dịch từ ngày 28/07/2000 đã trải qua 3 đợt đường cong lợi tức Mỹ đảo ngược.

Tốc độ tăng trưởng GDP và chỉ số VN-Index hầu như không chịu ảnh hưởng trong giai đoạn đường cong đảo ngược nhưng có chung xu hướng giảm khi nền kinh tế Mỹ bước vào giai đoạn suy thoái. Đặc biệt là cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu giai đoạn 2007-2009 và giai đoạn dịch bệnh Covid-19 bùng phát đã chứng kiến mức sụt giảm sâu của nền kinh tế và chỉ số VN-Index.

"Trước tín hiệu đường cong lợi tức trái phiếu Chỉnh phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm và 2 năm đang có dấu hiệu đảo chiều bên cạnh hành động nâng lãi suất điều hành của các Ngân hàng trung ương trên thế giới đặc biệt là FED trong bối cảnh giá cả hàng hóa các mặt hàng đang ở mức cao và những bất ổn, xung đột chính trị vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt sẽ khiến triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu và Việt Nam nói riêng đứng trước những thách thức không nhỏ trong thời gian tới khi độ mở của nền kinh tế lớn và Mỹ là một trong những thị trường xuất khẩu quan trọng hàng đầu của Việt Nam", các chuyên gia phân tích của BSC nhấn mạnh.

Đường cong lợi tức trái phiếu chính phủ Mỹ đảo ngược có lan toả xấu đến chứng khoán Việt Nam?

Kim ngạch thương mại song phương giữa Việt Nam và Mỹ đã tăng khoảng 250 lần, từ 450 triệu USD năm 1995 lên hơn 111 tỷ USD năm 2021 (tăng gần 21 tỷ USD so với năm 2020), bất chấp đại dịch Covid-19 kéo dài và diễn biến phức tạp ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng toàn cầu.

Mỹ trở thành đối tác thương mại thứ hai, có kim ngạch thương mại vượt mốc 100 tỷ USD với Việt Nam. Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, trong khi Việt Nam trở thành đối tác thương mại lớn thứ 9 của Mỹ.

Nhiều năm qua, Mỹ luôn là một trong những đối tác có đầu tư lớn nhất tại Việt Nam, với gần 1.150 dự án đang hoạt động, tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 10,3 tỷ USD, xếp thứ 11/141 nền kinh tế có đầu tư tại Việt Nam.

Thương mại Việt Nam - Mỹ tiếp tục tăng trưởng mạnh trong những tháng đầu năm 2022.

Số liệu từ Tổng cục Thống kê cho thấy, Mỹ tiếp tục là thị trường xuất khẩu hàng hoá lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 18,3 tỷ trong hai tháng đầu năm, tăng 32,3% trong hai tháng đầu năm. Ngược lại, Việt Nam nhập khẩu 2,1 tỷ USD từ Mỹ, giảm 9,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Tổng giá trị thương mại của Mỹ - Việt Nam trong 2 tháng đầu năm 2022 là 20,4 tỷ USD.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành chuyên gia trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Mã liên quan
Giá
Biểu đồ

12.00

(0.00%)

Biểu đồ mã BSC

1,284.09

-6.09 (-0.47%)

Biểu đồ mã VN-INDEX
2 Yêu thích
3 Chia sẻ
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải App Tài chính - Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại