menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Phan Lê Thanh Toàn

Dòng họ Fn nên làm gì để bắt đầu công việc đầu tư ?

Qua quá trình hành nghề cố vấn sản phẩm bảo hiểm đầu tư, tôi thấy thanh niên ngày nay ngày càng quan tâm đến việc đầu tư vào thị trường tài chính và chứng khoán nhưng loay hoay mãi không biết bắt đầu tư từ đâu. Nhiều bạn biết và hiểu là cần phải làm nhà đầu tư nhưng lại sợ mất tiền và nghe gia đình bạn bè bảo như đánh bạc.

ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN CÓ PHẢI LÀ ĐÁNH BẠC?

Nhớ lại những ngày đầu tham gia thị trường tài chính đầu tư, rất nhiều bạn bè bị gia đình hay vợ cản không muốn chồng đầu tư chứng khoán mặc dù thị trường tăng trưởng, trong khi tôi bắt đầu làm thì cả nhà đều ủng hộ.

Quan sát tôi thấy, bản thân cá nhân ban ngày thực hành, ban đêm chịu khó học và đọc, nghiên cứu, tìm hiểu và bạn bè học được thì trao đổi với nhau. Những người bạn cùng tham gia bị gia đình cản, tôi thấy họ không mấy chịu khó học và thực hành. Tham gia một lĩnh vực rủi ro cao nhưng họ không thấy chồng, hay con ban ngày thì rèn kỹ năng, ban đêm thì chịu khó học và đọc. Nếu bạn làm phụ mẫu hay vợ của những nhà đầu tư như vậy, bạn có lo lắng không? Lo lắng, bạn có cản không?

Vì sao phụ mẫu hay vợ cản, bởi đơn giản: bây giờ, việc đầu tư của bạn sẽ liên quan đến họ, đến gia đình, đến gia tộc và đến con cái, họ lo cho an nguy của cả gia đình trong khi không thấy bạn rèn kỹ năng hay học hành gì cả. Và anh em trong nhóm đôi khi bày nhau “gây” với vợ khi vợ quan tâm hay hỏi đến công việc đầu tư của bản thân.

Thường những nhà đầu tư mới hay theo bạn bè, bạn bè hay nhà môi giới phiếm cho cổ phiếu nào thì mua cổ phiếu đó. Không mấy môi giới giải thích cho bạn về giá trị nội tại cơ bản của cổ phiếu họ “phiếm” hay cũng nói qua loa không dựa vào bất cứ chỉ số nào cả, không mang tính khoa học hay chỉ ra điểm vào và điểm cần ra: vì sao vào và vì sao phải ra? Hỏi bạn bè mua cổ phiếu nào, để mình mua cổ phiếu đó, nếu là tôi, tôi cũng sẽ làm như vậy, càng kéo nhiều người vào mua cổ phiếu tôi mua, thì gía sẽ tăng, tôi sẽ là người được hưởng lợi vì tôi đã mua từ trước rồi. Sau khi mua xong, nếu giá tăng thì vui, giá chưa tăng hay giảm thì thường hay đi tìm hiểu lại nội tại doanh nghiệp, phân tích kỹ thuật và lo lắng. Mọi người thường đùa: “Mua cổ phiếu xong hàng ngày phải thắp nhang khấn là chơi theo hệ tâm linh”.

Những trường hợp trên khi có lãi thì cùng lắm khen nhà môi giới, tặng quà cho nhà môi giới. Khi lỗ thay vì nhận trách nhiệm thì lại đổ lỗi cho nhà môi giới để chạy tội với vợ và gia đình. Nếu bạn đang như thế, bạn nên dừng lại và suy ngẫm: Bạn có đỗ lỗi cho nhà môi giới và không nhận trách nhiệm thì bạn mãi là “đứa trẻ” trong thị trường này và cả đời bạn mãi không học được bài học gì cả. Đừng nói nhà môi giới, ngay cả ngài giám đốc quỹ Dragon Capital cũng không thể biết ngày mai thị trường sẽ ra sao dù ngài ấy có 30 năm kinh nghiệm về đầu tư.

Vì vậy, bạn bè tôi có hỏi, tôi mua cổ phiếu nào, tôi đều không chia sẻ với họ và nếu có nể mặt thì tôi cũng nói nhưng luôn kèm một câu: “Tôi mua từ lâu rồi và đang có lãi” Không khuyến khích họ bu theo.

Nếu bạn đang làm theo những thực tế tôi chia sẻ như trên, bạn đang “đánh bạc” chứ không phải là nhà đầu tư thực thụ.

TÔI NÊN BẮT ĐẦU NHƯ THẾ NÀO?

BƯỚC 1:

Bạn nên đăng ký một khoá học cơ bản về chứng khoá để hiểu về thị trường chứng khoán, có cái nhìn tổng thể, có khái niệm cơ bản, hiểu qua một số chỉ số của thị trường, các đọc bảng điện, cách ra vào lệnh mua, lệnh bán, cách đặt các loại lệnh mục tiêu…

BƯỚC 2:

Bạn học cách tầm soát cổ phiếu, bạn phải lọc ra được những cổ phiếu có phân tích cơ bản doanh nghiệp tốt. Thị trường có 1.700 công ty niêm yết. Bạn cần lọc ra 10 doanh nghiệp tốt nhất hàng quý.

BƯỚC 3:

Đăng ký một công ty để giao dịch chứng khoán để có tài khoản. Lập 1 bảng theo dõi các cổ phiếu đã tầm soát trong một thời gian. Đồng thời học phân tích kỹ thuật để đánh giá thị trường và chọn điểm vào cho cổ phiếu. Giá cổ phiếu cao qua thì cứ cầm tiền, đợi những pha điều chỉnh và thị trường thuận lợi thì vô. Không bao giờ vội để rồi mua giá cao gặp lúc thị trường chỉnh thì sẽ không kịp trở tay.

Nạp tiền vào tài khoản và đợi, nếu chưa có điểm vào của những cố phiếu bạn chọn thì có thể gởi tiền và nhận lãi của công ty chứng khoán và đợi thời cơ.

BƯỚC 4:

Tiền đầu tư chứng khoán của bạn cần nói rỏ như sau:

1. Nếu là tiền nhàn rỗi, bạn cứ kiên nhẫn tìm điểm vào thích hợp của cổ phiếu bởi bạn là nhà đầu tư giá trị.

2. Nếu tiền vay mượn, bạn chỉ nên là trader theo tuần, tháng hay quý. Sẽ không làm được nhà đầu tư giá trị khi bạn đi vay mượn và trả lãi.

Lời khuyên là không nên đi vay tiền để đầu tư hay vay margin.

BƯỚC 5:

Trong những lúc chập chững như vậy, bạn cần thiết lập cho mình những điểm sau:

1. Khoản tiền coi như học phí trên thị trường chứng khoán.

2. Thiết lập lỗ bao nhiêu phần trăm thì cắt để giữ tiền.

3. Lãi bao nhiêu phần trăm, hài lòng thì ra và nên dựa thêm vào phân tích kỹ thuật để có thể ra vào một cổ phiếu và ăn nhiều lần trong năm.

4. Cắt lỗ và chốt lãi để giữ tiền hay chốt lợi nhuận không bao giờ sai.

5. Gồng lãi thì khó chứ không nên gồng lỗ tý nào cả.

BƯỚC 6:

Học tiếp phân tích nội tại doanh nghiệp trong tầm 1, 3, 5, 7 hay 10 năm sắp tới. Đánh giá doanh nghiệp để dần thành nhà đầu tư giá trị. Bớt mua, mua, bán, bán, canh canh, chốt chốt thì bạn mới lâu dài trong nghề đầu tư tài chính, chứng khoán.

CUỐI CÙNG:

Sau tất cả những gì tôi chia sẻ, quý bạn vẫn không thể tự tin để bắt đầu thì bạn có thể chọn những cách sau để từ từ bắt đầu nghề đầu tư của bản thân:

1. Tham gia sản phẩm đầu tư của bảo hiểm nhân thọ để có thời gian học đầu tư với đơn vị quỹ. Khi tham gia, các công ty này sẽ có danh mục cổ phiếu của họ công bố, bạn sẽ có thời gian theo dõi giá đơn vị quỹ, danh mục các cổ phiếu và so sánh trong những nhịp điều chỉnh, bạn sẽ an tâm hơn và có thời gian để học. Tất nhiên, nếu bạn chọn được nhà hành nghề giỏi, bạn sẽ có cơ hội được chia sẻ thêm kiến thức và kỹ năng của nhà hành nghề lão luyện.

2. Nếu bạn không thích sự an toàn của bảo hiểm nhân thọ, bạn có thể tham gia các quỹ ETF, các quỹ này cũng có danh mục, tham khảo danh mục để bạn theo dõi các cổ phiếu các quỹ này đang đầu tư. Bạn phải kiếm được nhà tư vấn, môi giới quỹ lão luyện như nhà hành nghề bảo hiểm nhân thọ để có thể tham khảo và học hỏi.

3. Bạn cũng có thể tham khảo danh mục VN30: 30 công ty trong rỗ VN30 của Việt Nam để chọn điểm vào và ra. Tất nhiên phải chọn đúng: “Phù thịnh, không phù suy”.

4. Bạn cũng có thể theo dõi trong rỗ VNDiamond những công ty ở rỗ này cũng được thay đổi định kỳ như VN30 và qua đó cũng sẽ học hỏi được với thời gian khi theo dõi các cổ phiếu này. Nhưng với VN30 và VNDiamond, bạn phải lựa được một nhà môi giới có tâm với bạn. Nhà môi giới có tâm sẽ muốn bạn phát triển và ngày càng độc lập trong mọi quyết định đầu tư.

Có thể làm theo từng bước như trên, bạn không có nhanh lãi như những người bạn làm cách được phiếm hàng có câu chuyện, có games nhưng đầu tư là câu chuyện cả đời chứ không phải chỉ kiếm tiền vài tháng hay vài năm. Nếu bạn cho rằng công việc đầu tư là cả đời, các bạn không thiếu cơ hội khi các bạn có KASH x B. Đầu tư cổ phiếu có games, có câu chuyện, có thể bạn có ngay rất nhiều nhưng mất cũng không kém. Tỷ lệ mất nhiều hơn là được. Khi bạn mất, bạn sợ, bạn rời xa thị trường, bạn mất toàn bộ cơ hội trọn đời đầu tư và cuối cùng ngay cả con hay cháu bạn có giỏi hơn, tham gia đầu tư, bạn cũng sẽ ngăn cản họ bởi sự yếu kém của bạn khi tham gia thị trường và bị thua thiệt. Cũng không khác mấy câu chuyện nhiều người vợ hay chống ngăn người thân tham gia bảo hiểm hay bố mẹ ngăn con cái tham gia bảo hiểm.

Đầu tư có lợi nhuận thì quá tốt nhưng quan trọng nhất là khi thành công bạn biết bạn được gì và khi thất bại, bạn biết bạn học được gì. Đừng bao giờ ở vị thế được hay thua chỉ do cầu may bởi như vậy, bạn khó trụ lại ở thị trường đầu tư dài hạn.

Nhà đầu tư thường họ rất cô đơn, âm thầm học, âm thầm luyện kỹ năng, âm thầm chọn loại hình đầu tư, có lãi thì hưởng, thua lỗ thì rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân và lần sau. Họ sống một cuộc đời thường không gây sự chú ý, ít nói và kiệm lời, khiêm tốn và giản dị nhưng rất sung túc.

Bài tuần này đã dài, hẹn quý bạn trong bài viết tuần tới. Nếu quý bạn muốn Nhà cố vấn già chia sẻ điều gì, xin hãy để lại trong phần bình luận.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Phan Lê Thanh Toàn

Bấm theo dõi để nhận thêm nội dung bổ ích từ chuyên gia này.

Tìm hiểu thêm về chuyên gia.

Hãy chọn VIP/PRO hàng đầu để nhận kho bài viết chuyên sâu

64 Yêu thích
16 Bình luận 51 Chia sẻ
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại