menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Thúy An

Đề xuất giảm lãi suất thêm 1% năm 2022

Đề xuất giải pháp hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế 2 năm tới, TS. Cấn Văn Lực cho rằng có thể tiếp tục kéo dài thêm thời gian thực hiện Thông tư 14, nỗ lực giảm thêm 0,5-1% lãi suất cho vay bình quân vào năm 2022 và duy trì ổn định trong năm 2023.

Tại Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2021 "Phục hồi và phát triển bền vững" ngày 5/12, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, gần 2 năm qua, đại dịch COVID–19 đã gây thiệt hại nặng nề cả về kinh tế, xã hội trên phạm vi toàn cầu, trong đó có Việt Nam. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến việc thực hiện các mục tiêu của năm 2021 mà còn cho cả nhiệm kỳ 5 năm tới.

Làm rõ chủ đề của diễn đàn lần này, Chủ tịch Quốc hội nói: "Chủ đề của "hai chữ P"phục hồi và phát triển bền vững. Phát triển không phải là mọi giá, mà phải phát triển bền vững, vừa phải chú ý đến những giải pháp cấp bách trước mắt để duy trì các động lực tăng trưởng tác động đến tăng trưởng để kiểm soát dịch bệnh, hỗ trợ cho phục hồi và tăng trưởng kinh tế. Đồng thời những giải pháp ngắn hạn và trung hạn thì phải luôn bám vào mục tiêu dài hạn trong việc cơ cấu lại nền kinh tế, bảo đảm nền kinh tế phát triển nhanh nhưng bền vững".

Đại diện Nhóm nghiên cứu của Thường trực Uỷ ban Kinh tế và các chuyên gia trình bày về một số gợi ý chính sách tài khoá và tiền tệ hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế xã hội, TS. Cấn Văn Lực cho biết: Dịch bệnh COVID-19 tác động mạnh tới kinh tế thế giới, dẫn tới suy thoái sâu năm 2020 (giảm 3,1%). Tuy nhiên, các nền kinh tế cũng phục hồi khá nhanh nhưng tốc độ không đồng đều và còn nhiều rủi ro.

Riêng với kinh tế - xã hội Việt Nam, TS. Cấn Văn Lực nhấn mạnh, tăng trưởng GDP năm 2021 được dự báo ở mức 2% cho thấy chúng ta đang lỡ nhịp với thế giới nếu không có các gói hỗ trợ đột phá. Tỷ lệ thất nghiệp tăng mạnh, tính chung năm 2020 là 2,26%; quý III/2021 là 3,98%, tăng 1,36% so với cùng kỳ năm 2021. Nhiều ngành nghề bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch bệnh.

Theo kinh nghiệm quốc tế về hỗ trợ doanh nghiệp và người dân, các nước đều dùng cả chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ nhưng chính sách tài khoá vẫn là chủ yếu.

Tính đến hết tháng 10/2021 các gói hỗ trợ tài khoá và tiền tệ toàn cầu đã lên tới 18.272 tỷ USD (tương trương 16,4% GDP năm 2020). Trong đó các gói tài khoá chiếm 61,7%; các gói tiền tệ chiếm 38,3%).

Quy mô các gói hỗ trợ tài khoá và tiền tệ của Việt Nam tính đến hết tháng 10/2021 là khoảng 3,99% GDP. Trong đó, gói tài khoá khoảng 7,9 tỷ USD (tương đương 2,94% GDP), gói tiền tệ khoảng 3,3 tỷ USD (tương đương 1,05% GDP), thấp hơn cả các nước thu nhập thấp (4,28% GDP).

Nhóm nghiên cứu cho rằng, nếu không có gói hỗ trợ đặc biệt, kịp thời, Việt Nam sẽ lỡ mất cơ hội, khó có thể hoàn thành kế hoạch 5 năm Quốc hội đã đề ra.

TS. Cấn Văn Lực cho biết, dư địa mở rộng chính sách tài khoá của Việt Nam vẫn còn và có phần thuận lợi hơn chính sách tiền tệ do thu NSNN năm 2021 nhiều khả năng đạt 100% kế hoạch; thâm hụt NSNN và nợ công được kiểm soát tốt.

Về chính sách tiền tệ, hệ thống ngân hàng hiện nay cũng khả quan hơn giai đoạn trước khi lạm phát ở mức khá thấp; đã có kinh nghiệm trong tái cơ cấu, xử lý nợ xấu giai đoạn trước. Tuy dư địa hạ lãi suất và tăng trưởng tín dụng còn nhưng không nhiều.

Gợi ý chính sách tài khoá và tiền tệ hỗ trợ phục hồi và phát triển thời gian tới, Nhóm nghiên cứu đặt mục tiêu, chính sách cần có quy mô đủ lớn, thời gian dài và có trọng tâm, trọng hiểm; cần hỗ trợ cả tổng cung và tổng cầu, có tính khả thi, triển khai nhanh, đảm bảo đa mục tiêu.

Theo đó, Nhóm nghiên cứu đề xuất thời gian gói hỗ trợ nên kéo dài trong 2 năm (2022-2023), với một số hạng mục thì kéo dài khoảng 5-7 năm như đầu tư hạ tầng, y tế.

Năm tiêu chí quan trọng để lựa chọn đối tượng hỗ trợ gồm: Những doanh nghiệp đáp ứng đủ điều kiện tín dụng; Những doanh nghiệp còn thiếu một hoặc một số điều kiện nhưng có khả năng phục hồi; ưu tiên hàng hoá thiết yếu chưa thay được; dự án ưu tiên phát triển hướng đến bao trùm, bền vững (y tế, giáo dục, nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, cơ sở hạ tầng, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn...); cơ sở hạ tầng phải khả thi và có tính lan toả, liên kết vùng; trong danh mục đầu tư công, đã chuẩn bị xong thủ tục đầu tư...

Chương trình hỗ trợ có thể chia thành 3 giai đoạn: Giai đoạn 1 là chuẩn bị kích hoạt chương trình và mở cửa nền kinh tế, phục hồi rõ nét hơn (hết quý II/2022); Giai đoạn 2 là tạo lập nền tảng, phục hồi nhanh và tăng tốc (hết quý III/2023); Giai đoạn 3 là kết thúc chương trình và bước sang quỹ đạo mới (từ quý IV/2023).

Theo đó, Nhóm nghiên cứu đề xuất gói hỗ trợ có quy mô 4,79% GDP (khoảng 389.200 tỷ đồng). Trong đó, tăng đầu tư cơ sở hạ tầng trong 2 năm khoảng 150.000 tỷ đồng (1,84% GDP); giảm thuế VAT từ 1-2% (0,4-0,8% GDP); hỗ trợ lãi suất khoảng 25.000 tỷ (0,31% GDP)...

Đề xuất giảm lãi suất thêm 1% năm 2022

Đề xuất gói hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế từ Nhóm nghiên cứu của Thường trực Uỷ ban Kinh tế và các chuyên gia.

Ngoài ra, TS. Cấn Văn Lực đề xuất, với chính sách tiền tệ cần tiếp tục thực hiện Thông tư 14 (đến tháng 6/2022), có thể phải gia hạn, nếu cần; sử dụng công cụ nghiệp vụ thị trưởng mở (cả tỷ lệ dự trữ bắt buộc phù hợp) hỗ trợ giảm lãi suất thêm 0,5-1% lãi suất cho vay bình quân vào năm 2022 và duy trì ổn định trong năm 2023; nghiên cứu giữ nguyên tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn; linh hoạt chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng ở mức 13-14% trong năm 2022-2023; đề xuát phương thức luật hoá xử lý nợ xấu...

Đánh giá tác động chính sách của gói hỗ trợ nêu trên, Nhóm nghiên cứu cho rằng, GDP sẽ tăng từ 1,8-2% trong năm 2022 và tăng thêm 1,2-1,5% nếu so với không có gói hỗ trợ. Theo đó, GDP sẽ đạt tương ứng từ 6-7,8% năm 2020 và 7,5-7,7% năm 2023. Tuy nhiên, cùng với tăng trưởng cao hơn thì thâm hụt ngân sách cũng sẽ cao hơn, nợ công tăng.

Đề xuất giảm lãi suất thêm 1% năm 2022

Đề xuất một số kiến nghị trong thời gian tới, TS. Cấn Văn Lực cho rằng, cần sự phối hợp nhịp nhàng chính sách (nhất là CSTK và CSTT); Chấp nhận tăng nợ công, thâm hụt ngân sách, nghĩa vụ trả nợ và tín dụng trong tầm kiểm soát; Tăng bảo lãnh phát hành trái phiếu của Chính phủ cho NHCSXH; có giải pháp tăng vốn cho các NHTM; Chú trọng cải tiến hiệu quả, kịp thời khâu thực thi; Đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế; cải cách thể chế, cải thiện môi trường đầu tư – kinh doanh; kiên quyết tháo gỡ rào cản, vướng mắc nhanh nhất có thể.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
9 Yêu thích
5 Bình luận 22 Chia sẻ
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại