menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Phan Lê Thanh Toàn

Đầu tư quỹ ETF và chứng chỉ quỹ nên như thế nào?

Thân gởi quý đọc giả! Năm cũ sắp đi qua, một năm đầy những biến cố của đất nước và con người Việt Nam với bệnh dịch hoành hành. Chúng ta bị cách ly trong nhà nhưng ở đời cái gì không giết được chúng ta sẽ làm cho chúng ta mạnh mẽ hơn. Chính những bài đăng, bài viết đã đưa chúng ta lại gần nhau hơn và trong đó vẫn còn những lời hứa với nhau chưa kịp thực hiện.

Hôm nay ngày cuối cùng của một năm, nhà cố vấn già trước khi nghỉ lễ sẽ trả cho quý đọc giả, fan hâm mộ bài viết về: “Cách đầu tư quỹ ETF và quỹ mở sao cho hiệu quả?”.

Quỹ ETF, quỹ đóng, quỹ mở…?

Các bạn cứ Google thôi nhé. Để dành phần bài còn loại để nghe những điều có lợi cho bản thân nhà đầu tư yếu thế.

NHÀ TƯ VẤN & QUỸ?

Bạn để dành được ít tiền. Bạn mong muốn học để làm nhà đầu tư đường dài. Nhà tư vấn có tâm sẽ cho bạn lời khuyên nên đầu tư quỹ để trải nghiệm. Khi bạn đầu tư quỹ bạn vừa trải nghiệm và vừa có thời gian để học về đầu tư.

Vừa học vừa làm là một trong những trải nghiệm tốt nhất. Các nhà đầu tư họ F thường muốn giàu nhanh nên nhảy vào đầu tư cổ phiếu ngay. Việc này giống như bạn muốn tập bơi nhưng lại tìm đến phần sâu nhất của cái hồ và cắm đầu nhảy xuống.

Kết quả thế nào thì bạn cũng hiểu rồi nhé.

Ngan đây thôi, không được cười người ta?ư

Việc đâu tư quỹ giống như đi học bơi, bạn ra hồ và nhúng bàn chân xuống hồ để cảm giác về cái hồ và xem nhưng nhà đầu tư họ Fn đang bơi bên dưới mà thôi. Không phải lo uống no nước đâu mà sợ.

QUỸ LIỆU CÓ AN TOÀN?

Đã đầu tư là khó có thể an toàn chắc chắn được. Vẫn có những rủi ro và đặt biệt là những quỹ đầu tư vào cổ phiếu nhưng cũng không quá rủi ro đâu mà bạn lo lắng.

Ví dụ:

1 quỹ đầu tư đầu tư vào danh mục gồm những cổ phiếu trong rỗ VN30 như sau: VCB, VHM, VIC, FPT, HPG, MSN, VPB, TCB, ACB và GAS… (danh mục này từ tháng 11/2021)

Bạn nhìn vô danh mục này thử, toàn là những công ty hay ngân hàng lớn tại Việt Nam.

Nguyên tắc của các quỹ là:

“Định kỳ họ tái cơ cấu danh mục của quỹ để đa dạng hoá đầu tư và tối ưu hoá lợi nhuận. Thêm vào những mã cổ phiếu tăng trưởng và bỏ ra danh mục cổ phiếu kém tăng trường. Tất nhiên là dự trên nhiều KPI về phân tích cơ bản và thời điểm ra hay vào cổ phiếu.”

Vậy thì đâu cần phải đến phá sản thì quỹ mới “nghỉ chơi” với các công ty này?

Bạn nhìn vào danh sách đi! Có cổ phiếu tăng và giảm. Tăng thì giữ, giảm thì quỹ cũng bán ra thôi. Còn nhiều công ty tăng mà tôi du theo anh làm chi? Chính vì vậy quỹ tăng không nhanh như cổ phiếu và tất nhiên giảm cũng không thể nhanh như cổ phiếu. Tóm lại là bạn kịp tái cơ cấu danh mục đầu tư của bạn.

Và cuối cùng, lỡ có chuyện là 1 công ty nào đó trong danh mục sau 1 đêm, sáng hôm sau công ty đó được xác nhận phá sản thì sao?

Thời buổi này sẽ gần như không có việc đó! Hãy nhìn Lehman Brothers, AIG, Evergrande đi, có nguy cơ thì vẫn chưa thể ngay được và nếu có phá sản ngay, quỹ vẫn còn 9 công ty còn lại mà?

Trong tình huống trên, giá trị đơn vị quỹ có giảm chứ không thể về ngay và luôn bằng không chỉ vì 1 công ty “ất ơ” nào đó.

Ngan đây đã đủ an toàn cho bạn an tâm đầu tư chưa?

AN TÂM RỒI, TÔI THAM GIA ĐẦU TƯ ĐÂY!

Tốt, nhưng sao vội vậy? Bạn tham gia có giàu liền ngay đâu. Bạn cần phải làm những việc sau:

1. Bạn phải được các nhà hành nghề: bán, kinh doanh, tư vấn, cố vấn hay tham mưu về quỹ chia sẻ trước về: cách xác định mức độ chấp nhận rủi ro, đánh giá rủi ro, cách phân loại các quỹ, đặt tính của các quỹ, loại quỹ cho phù hợp với khả năng chấp nhận rủi ro của bạn.

Nếu bạn có tý hiểu biết, các bạn lên các trang web của quỹ để tìm hiểu mà không cần hỏi chuyên gia nào cả.

Ví dụ:

https://dragoncapital.com.vn/

Tôi thấy khá nhiều thông tin hữu ích và cho người mới.

Dragon Capital có uy tín và có lịch sử đầu tư khác ấn tượng tại Việt Nam trong hơn 20 năm qua.

2. Cho bạn tham khảo danh mục đầu tư của các loại quỹ. Tất nhiên danh mục không thể cập nhật hàng ngày. Họ đầu tư, họ có nguyên tắc của họ. Họ đầu tư nên họ phải tuân thủ nguyên tắc hành nghề chứ họ không phải là môi giới để phiếm hàng cho các bạn. Trên trang web có đầy đủ thông tin và không cần bạn phải tham gia mới tham khảo được danh mục.

3. Có danh mục trong tay, bạn sẽ phần nào biết họ đang đầu tư vào đâu để an tâm thực hiện các biện pháp nghiệp vụ có nhân viên hướng dẫn để tham gia đầu tư quỹ. Nếu không có nhân viên thì có thể tự tìm hiểu.

4. Như vậy bạn vừa học, vừa đầu tư và quỹ và cũng có 1 danh mục, quỹ đã thay bạn tầm soát về phân tích cơ bản để theo dõi rồi đó.

5. Bây giờ thì học về đầu tư thôi. Lập 1 tài khoản ở một công ty chứng khoán. Nếu chưa vội thì lập 1 tài khoản trên Fireant và lập danh sách theo dõi của quỹ về các cổ phiếu trong danh mục để theo dõi và nghiên cứu để áp dụng những điều bạn học qua mỗi lần công ty quản lý quỹ cơ cấu danh mục. Bạn có kiến thức nền sẽ học được phần tái cơ cấu và ra vào cổ phiếu.

6. Theo dõi và áp dụng cho đến khi thuần thục. Muốn thực hành bằng tiền “giấy” thì lập tài khoản trên 24hMoney để tập mua bán và trải nghiệm.

7. Hàng tháng hay quý, quỹ cập nhật danh mục và bạn lại tiếp tục theo dõi. Căn cứ trên danh mục bạn sẽ học về phân tích cơ bản. Mỗi khi nhà môi giới khuyến nghị hay ai đó phiếm hàng gì đó thì cũng cần hỏi lại họ là vì sao khuyến nghị mua ở điểm này để áp dụng và trải nghiệm. Điều bạn học hay thầy dạy.

8. Đến khi nào thấy đủ tự tin thì hãy bắt đầu bằng đầu tư 1 tài khoản 10 - 100 triệu tuỳ vào năng lực tài chính và đi từ từ và tăng dần khi sự tự tin ngày càng tăng do KASH x B tăng.

THỊ TRƯỜNG GIỜ CAO QUÁ NÊN EM ĐỢI?

Nhiều bạn thận trọng quá mức cần thiết.

Quỹ có những loại sau: quỹ ETF, quỹ mở cổ phiếu, quỹ mở hỗn hợp (cổ phiếu và trái phiếu), quỹ mở trái phiếu.

Nếu cứ cái gì cũng sợ thì bao giờ mới bắt đầu và trải nghiệm được?

Quý bạn có thể bắt đầu bằng quỹ hỗn hợp hay quỹ trái phiếu.

Quỹ trái phiếu thì muôn đời tăng nhưng nó là “con rùa” trong làng đầu tư, tăng mãi nhưng tăng rất chậm. (Bởi lãi xuất trái phiếu thường tăng khi thị trường cổ phiếu giảm điểm).

Bạn có thể kiểm tra quỹ này ở nhiều nước sẽ hiểu tôi nói. Nhưng đầu tư lũy này bạn không có danh mục đầu tư để theo dõi đâu vì họ đầu tư vào trái phiếu chính phủ hay doanh nghiệp. (Đầu tư trái phiếu doanh nghiệp thường dựa vào PTCB và uy tín)

Quỹ hỗn hợp thì phù hợp với thị trường đi ngang và có danh mục đầu tư để bạn theo dõi. Và bạn làm như tôi hướng dẫn bên trên.

Quỹ mở cổ phiếu phù hợp khi thị trường tăng trưởng. Bạn sợ giá cao thì vào khoản 10% số tiền của bạn có thôi. Số còn lại là 90% bạn mua quỹ mở trái phiếu và phục cho bản thân một cơ hội khi thị trường chỉnh hay gãy.

Phương pháp này là bạn nhúng chân xuống hồ, khi thị trường gãy và phục hồi thì chuyển 90% từ quỹ trái phiếu sang 100% quỹ cổ phiếu. Lúc đó bạn sẽ thấy phép mầu tới với bạn. (Có thể đợi hơi lâu).

Còn thấy lâu, bạn đợi thị trường chỉnh rồi hẳn vào.

Nguyên tắc như sau:

1. Mua định kỳ hàng tháng và nắm giữ.

2. Đợi mỗi khi thị trường chỉnh thì mua thêm và nắm giữ.

Nếu bạn chuyên nghiệp thì làm như trên sẽ tốt hơn cho bạn ở cách thứ 2. Còn cách thứ nhất thì tốt cho người không rành thị trường.

Những động tác như trên thôi. Bạn đủ dùng cho cả đời rồi.

Có một cách nữa, đơn giản hơn nếu bạn gặp được nhà hành nghề cố vấn tốt và tham gia bảo hiểm liên kết đầu tư, bạn sẽ được hướng dẫn và trải nghiệm tất cả những điều tôi chia sẻ bên trên. Tuy nhiên đây là điều khó tìm thấy ở Việt Nam.

LƯU Ý:

Khi đầu tư quỹ, bạn chỉ cần lưu ý những điểm sau:

1. Thị trường tài chính khủng hoảng năm 2008 và 2009.

2. Gần thời điểm cần tiền như rút tiền cho con ăn học, hay hưu trí.

Bởi khi đó tại Hoa Kỳ, nhiều nhà đầu tư lo lắng bởi ảnh hưởng đến hưu trí do số tiền trong quỹ giảm nhiều quá.

Nên làm gì?

Nếu lâm vào tình huống đó, bạn cần làm 1 trong 2 nghiệp vụ sau:

1. Khi thị trường có nguy cơ khủng hoảng, bạn bán hết quỹ đầu tư cổ phiếu và chuyển sang quỹ đầu tư trái phiếu để trú ẩn dòng tiền và đợi thị trường tăng lại thì vào lại quỹ đầu tư cổ phiếu.

2. Nếu bạn không kịp thoát, bạn nên thắt chặt chi tiêu và chỉ rút phần cần thiết nhất để giải quyết nhu cầu tài chính và đợi thị trường tăng lại. (Sa chứ không lầy đâu mà sợ). Vì thị trường Hoa Kỳ 2007 từ 12.000 rơi xuống 7.000 điểm nhưng bây giờ là 36.000 điểm rồi.

Vì vậy mới nói “Mua, nắm giữ và để đủ lâu và đủ kiên nhẫn thì không có gì làm cho bạn phải lo lắng đâu”

Hãy bắt đầu đi! Ít cũng được và quan trọng là trải nghiệm để xây sự tự tin.

Bài kết thúc năm đến đây là đủ dài cho việc cập nhật kiến thức cuối tuần và cuối năm. Cũng đã 2 trang A4 rồi các bạn. Không nên dài thêm bởi đọc nhiều, nhà cố vấn già sợ các bạn mệt và rối.

LƯU Ý:

Chỉ là những chia sẻ cho cộng đồng và cũng chẳng vì lợi ích cá nhân.

Nếu quý bạn đọc mà dụng được thì mang về mà dùng.

Nếu không thích, để lại trên này.

Cám ơn các bạn thật nhiều!

Happy New Year 2022!

Hẹn bạn những bài khai bút năm mới.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Phan Lê Thanh Toàn

Bấm theo dõi để nhận thêm nội dung bổ ích từ chuyên gia này.

Tìm hiểu thêm về chuyên gia.

Hãy chọn VIP/PRO hàng đầu để nhận kho bài viết chuyên sâu

70 Yêu thích
34 Bình luận 68 Chia sẻ
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại