menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
HƯNG TRẦN Pro

Đầu tư gì trong vòng xoáy lạm phát, lãi suất và cuộc chiến của các NHTW?

Năm trước và cho tới đầu năm nay tôi đánh giá rất cao việc FED thận trọng trong việc tăng lãi suất và cho rằng CPI ở các nước phát triển chỉ là nhất thời do chuỗi cung ứng hàng hóa ảnh hưởng bởi Covid , phần nữa như cầu phục hồi sau dịch quá nhanh nhưng nguồn cung ngắn hạn không đáp ứng kịp khiến CPI vọt lên.

Đó là nhất thời và sẽ nhanh chóng cân bằng khi COVID dần qua đi và năng suất sản xuất, nuôi trồng sẽ đuổi kịp khiến cung cầu cân bằng hơn, sẽ khiến CPI giảm do vậy việc tăng lãi suất thận trọng của FED, EU đối lập với BoE đâu đó khiến mình thấy cần thiết phải vậy.

Đó là mường tượng tuyệt vời với kinh tế TG, với TTCK và với Việt Nam …

Nhưng mọi dự báo về CPI, sự hồi phục kinh tế toàn cầu trong đó có Mỹ đã hoàn toàn đảo ngược sau cuộc chiến Nga-U và Trung Quốc quyết tâm theo đuổi chính sách Zero Covid.

CPI Mỹ tăng cao nhất trong khoảng 40 năm, EU cũng có mức CPI tăng lịch sử và con số GDP giảm 1,4% của Mỹ là gáo nước lạnh cho dấu hiệu Lạm Phát Đình Đốn có thể xảy ra ở nền kinh tế lớn này

Giá oil tăng, chuỗi cung ứng đứt gãy …khiến CPI các ngước phát triển tăng và với một nền kinh tế hội nhập sâu rộng thì Việt Nam đâu đó cũng khó thoát khỏi xu hướng chung của toàn cầu.

Gáo nước lạnh đã nhanh chóng hắt ra khi vấn đề của Trái Phiếu Doanh Nghiệp khiến dòng vốn tích cực bơm mạnh vào nền kinh tế qua kênh TP bị STOP.

Để tăng trưởng là phải đầu tư , phải giải ngân. Để giải ngân mạnh thì dòng vốn phải ở mức chi phí hợp lý. Nếu nguồn vốn đắt thì nhà nước hay tư nhân đều sẽ e dè và phải tính toán rất kỹ . Ở đó sẽ có cuộc chiến Vĩ Mô ở khắp nơi vì nhiều mâu thuẫn rất khó có đáp án ngay trong ngắn hạn :

Tăng Trưởng - Suy Giảm, CPI - Lạm Phát, Lãi suất Tăng-Giảm

Khủng hoảng kinh tế do Covid mang lại và kinh tế phục hồi(bằng con số) xảy ra quá nhanh và mỗi quốc gia, mổi thể chế lại có mỗi cách ứng phó khác nhau về COVID và song hành đó là cách chính sách điều hành nền kinh tế , tiền tệ khiến sự hồi phục không đồng đều . Nhìn nhận vấn đề Covid và sự quyết liệt ứng phó, hòa nhập trong mỗi quốc gia hoàn toàn khác nhau khiến sự lệch pha là không tránh khỏi .

Đây là giai đoạn vô cùng khó khăn cho FED cũng là tham chiếu để Việt Nam nhìn vào . FED phần nào đã thận trọng đúng đắn để ưu tiên nền kinh tế phục hồi sau dịch cho tới sự biến bất ngờ của Chiến Tranh và chính sách đối với Covid của Trung Quốc .

FED sẽ tăng lãi suất 0,5% ?? có lẽ là điều gần như chắc chắn NHƯNG GDP qúy 1 đã âm 1,4% vậy với việc tăng lãi suất kéo theo vô vàn hệ lụy về chi phí vốn cho nền kinh tế ảnh hưởng tới tăng trưởng…Nhưng không tăng thì sẽ thế nào với lượng tiền bơm ra khủng khiếp nhất trong lịch sử ở 2-3 năm qua và để lạm phát đến 2 con số thì hệ lụy sẽ đi tới đâu ??

Thời điểm vàng để FED tăng lãi suất đã qua nhưng việc tăng lãi suất bây giờ có còn sự lựa chọn nào khác ?? E không còn đâu .

Tại sao lãi suất điều hành của FED sẽ tăng là điều đã lý giải. Còn lãi suất thị trường có tăng theo hay không và dài hạn hay không mấu chốt lại nằm ở việc FED sẽ dừng hẳn bơm tiền qua các gói trái phiếu và cho Auto đáo hạn. việc FED bơm ra thị trường hàng ngàn tỷ USD(8-9000) trong 2 năm Covid để hỗ trợ nền kinh tế và thời gian tới mỗi tháng sẽ hút về cả trăm tỷ USD khi từng gói bond đáo hạn thì các bạn sẽ thấy trị trường vốn nó sẽ thay đổi ở mức nào. Và đó là bước đi dài hạn Mỹ có thể sẽ thực hiện. Đương nhiên chưa chắc ngắn hạn đã ảnh hưởng nhiều mà còn phải nhìn vào việc lãi suất sẽ phản ứng thế nào sau khi FED công bố nội dung họp trong tuần này. Lãi Suất nếu tăng thì Phố WALL sẽ đi tiếp còn LS không tăng mà giảm dần trong ngắn hạn do đã tác động tâm lý trong cả tháng qua, và TTCK đã chiết khấu đủ thì có thể phố WALL lại phục hồi. Nhưng để dài hạn là rất khó nếu CPI không hãm đà tăng mà CPI lại phụ thuộc nhiều vào Nga, U và Trung Quốc. Hix .

TTCK Mỹ đã tăng tích cực trong quá khứ gần nhất là năm 2017-2019 khi FED thu hẹp các gói định lượng như thời gian dự kiến sắp tới nhưng bối cảnh 2 giai đoạn khá khác nhau. Thứ 1 là thời điểm đó nền kinh tế Mỹ đã phục hồi đủ lâu và các chỉ số kinh tế cũng như các DN niêm yết trên TTCK làm ăn rất là O Văn Kê, thứ 2 CPI cũng không tăng điên loạn như thời điểm này và thứ 3 là các gói tiền hút về cũng rải rác quy mô nhỏ chỉ bằng 1/10 giai đoạn này .

Khi lãi suất tăng nhanh sẽ là gánh nặng cho toàn xã hội, nhiều thành phần kinh tế thích ứng không kịp sẽ shock. Lãi suất tăng thì việc đầu tiên chắc chắn là lãi suất cho vay của các Bank sẽ tăng nên DN, Cá nhân vay nhiều sẽ tăng chi phí tài chính. Chi phí tăng thì đương nhiên lợi nhuận sẽ sụt giảm và khả năng chi trả của các cá nhân vay nợ sẽ là một vấn đề . Nếu dòng tiền đủ chi trả sẽ không sao, dòng tiền không đủ chi trả thì chỉ có bán tài sản ra , khi lượng cung tài sản tăng thì áp lực giảm giá là khó tránh khỏi .

Đọc để thấy Phố WALL mệt nhiều chứ không đơn giản . Đương nhiên Mỹ cũng khác Việt vì bên đó là nền kinh tế khá hoàn chỉnh do vậy khi FED tăng lãi suất họ cũng đã tính đến các phương án hạn chế tác động tới tăng trưởng kinh tế. Do vậy nếu sau khi FED tăng lãi suất TTCK Mỹ vẫn phản ứng tích cực trong ngắn hạn cũng có thể xảy ra. Đây là những đoạn có thể oánh ngắn hạn với TTCK với những tay Trading ngắn hạn siêu việt.

Tại sao mình chủ yếu phân tích động thái của FED bởi FED đang là con sói đầu đàn. Nếu FED tăng lãi suất thì hầu hết nền kinh tế lớn các NHTW của họ cũng sẽ tăng theo, siết chính sách tiền tệ và Domino đẩy lãi suất là dễ xảy ra

Đối với TTCK Việt Nam thì sao :

LỊCH SỬ 15 LẦN TĂNG LÃI SUẤT, THEO THỐNG KÊ LIÊN QUAN TTCK VN, 10 lần TTCK giảm và 5 lần tăng sau 1 tháng NHNN Việt Nam tăng lãi suất điều hành. Đó là ngắn hạn còn nếu dài hạn lại suất có dấu hiệu tiếp tục tăng thì chắc xác suất để tăng giá sẽ giảm đi rất nhiều .

Nhưng đã đầu tư trong cái KHÓ phải ló cái KHÔN. Do vậy mình thử xem có thể kiếm ăn đoạn này không nhé ?

Chiến Lược Đầu Tư : Hãy tư duy theo trường phái đầu tư giá trị với tư duy của các a trùm đầu tư cơ bản “Một DN tốt thì vĩ mô cũng chỉ ảnh hưởng ngắn hạn tới giá cổ phiếu mà thôi còn về hoạt động của DN vẫn chả sao cả” Do vậy, với định giá của mỗi người, chiết khấu rẻ thì cứ mua và đương nhiên phải biết định giá chính xác nhé .

2 năm qua là đánh theo dòng tiền & đánh đâu thắng đó . Năm nay , như cảnh báo từ đầu năm là TT rất nhiều rủi ro do vậy chiến lược Đánh Chắc, Rút Gọn .

Cơ hội sửa sai với nhiều nhóm cổ phiếu đã lên quá cao trong 2 năm Uptrend sẽ rất khó trong năm nay. Có những mã cổ phiếu có lẽ phải chờ 10 năm nữa mới về bờ nhưng cũng có một số những cổ phiếu thuộc nhóm ngành vẫn tăng trưởng mạnh trong vài năm nữa

Đầu tư ai cũng nói là dài hạn nhưng trên 90% là nhìn T+ do vậy thuộc trường phái nào và vị thế mỗi người ra sao sẽ chọn mỗi chiến lược khác nhau.

Mình tư vấn thử nhé .

- Nếu chỉ đánh T+ và nguồn tiền đầu tư vào chứng khoán đang vay nợ và còn vay Margin tại CTCK thì tớ nghiêm túc cho rằng phải giải ngân chính xác gần như tuyệt đối và sai thì bắt buộc phải cut loss ngay & luôn. Nhóm này tớ nói nghiêm túc là nên nghỉ ngơi nếu không muốn bay luôn cái nịt.

- Nếu muốn đầu tư dài hạn nhưng vẫn là dòng tiền thụ động(vay or món tiền chỉ tạm thời dịch chuyển sang chứng khoán )thì đỡ rủi hơn ông ở trên nhưng nếu xác định mua sai không có điều kiện nắm giữ trên 3 tháng thì tốt nhất là RẤT HẠN CHẾ.

- Đầu tư dài hạn : là ưu tiên trong năm nay và phần còn lại là chọn nhóm ngành vẫn tiếp tục tăng trưởng năm nay, năm sau và tốt nhất là vài năm nữa. Những nhóm ngành này tuyệt nhiên trong năm nay là ưu tiên nhóm ÍT bị ảnh hưởng nhất, thậm chí hưởng lợi khi lãi suất tăng và nhóm ngành may mắn hưởng lợi khi chuỗi cung ứng đứt gãy và Commodity vẫn chưa có nhiều dấu hiệu hạ nhiệt.

Những nhóm ngành hưởng lợi từ đứt gãy chuỗi cung ứng và xuất khẩu vẫn tăng trưởng, hưởng lợi khi VND giảm giá : Cảng, Vận tải cont đường biển, Dệt May, Thủy sản …

Nhóm ngành hưởng lợi khi nhiện liệu hóa thạch tăng cao, Oil neo giá trên trời : Năng lượng sạch, thủy điện

Nhóm ngành vẫn tăng trưởng bất chấp lạm phát và thậm chí chả vấn đề khi lãi suất tăng mà còn hưởng lợi : Tiêu dùng

Nhóm ngành hưởng lợi khi FDI dịch chuyển mạnh mẽ sang Việt Nam : BDS khu CN .

Nhóm ngành vẫn hưởng lợi khi chiến tranh khiến nhiều hàng hóa ở 2 quốc gia tham dự cuộc chiến kia thiếu hụt, dẫn tới thiếu hụt nguồn cung trên toàn cầu : Hóa Chất, Nông sản .

Những nhóm cổ phiếu mình vẫn yêu thích trong dài hạn vì qua cuộc bể dâu thì 2 nhóm này vẫn rất nhiều DN hưởng lợi và tiếp tục tăng trưởng vì như cầu thực và dư địa tăng trưởng vẫn còn nhiều : BANK & BDS . Nhưng rất khó chọn cổ phiếu để mua và xác định DÀI HẠN đi cho nó lành nhé . Còn ngắn hạn 2 nhóm này có đấy nhưng rất khó tìm và đó phải là những cổ phiêu ít nhất là tránh được bão BOND và TIN ĐỒN .

Sẽ không viết chi tiết từng mã mà nếu có thời gian sẽ đi sâu từng nhóm ngành. Chúc mọi người thành công nhé !!!

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
HƯNG TRẦN Pro

Bấm theo dõi để nhận thêm nội dung bổ ích từ chuyên gia này.

Tìm hiểu thêm về chuyên gia.

Hãy chọn VIP/PRO hàng đầu để nhận kho bài viết chuyên sâu

3 Yêu thích
1 Bình luận 1 Chia sẻ
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại