menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Nguyễn Việt Dũng Pro

Đầu tư gì trong năm 2022?

Năm 2021 có thể nói là năm điên rồ của thị trường tài chính. Đại dịch Covid-19 vẫn là chủ đề hot, lệnh phong tỏa khắp mọi nơi, lạm phát chạm mức cao nhất trong vòng 30 năm, chuỗi cung ứng đứt gãy, giá hàng hóa tăng vọt và không thể không nhắc tới sự tăng trưởng phi mã của thị trường chứng khoán toàn cầu và thị trường tiền mã hóa crypto currency.

Năm 2022 liệu thị trường sẽ biến động ra sao, đâu sẽ là cơ hội cho chúng ta?

TRƯỚC HẾT HÃY CÙNG NHÌN LẠI NĂM 2021

Sự kiện đầu tiên mình mới đề cập tới là đại dịch Covid-19. Đại dịch đã tiếp tục hoành hành thế giới với vô vàn các biến chủng và tiếp tục lan rộng, mặc dù vaccine đã được triển khai nhưng số dương mắc mới mỗi ngày vẫn tiếp tục tăng và chưa có dấu hiệu dừng lại.

Song hành với đại dịch là những chuỗi ngày lockdown và những gói kích thích khổng lồ từ các chính phủ trên toàn thế giới, “tiền rẻ” ngập tràn. Minh chứng rõ rất là bảng cân đối kế toán của FED tăng từ 7300 tỷ lên hơn 8600 tỷ ở thời điểm hiện tại.

Tiền rẻ ngập tràn trên thị trường đã làm giá của các loại tài sản như chứng khoán, bất động sản, tiền mã hóa đều tăng rất mạnh. S&P500 có 66 lần lập đỉnh mới với mức tăng trưởng 25%, hầu hết các các chỉ số chứng khoán đều ghi nhận mức tăng trưởng. Bitcoin cũng có một năm tăng trưởng 70% hay ETH đã tăng 550% cho tới thời điểm viết bài này.

Bên cạnh sự tăng trưởng của thị trường chứng khoán cũng như tiền mã hóa, hàng hóa cũng có mức tăng trưởng phi mã. Khởi nguồn là sự việc tàu Ever Given mắc cạn trên kênh đào Suez (Ai Cập) gần một tuần. Hơn 360 tàu mắc kẹt cùng số hàng hóa trị giá 3-9,6 tỷ USD. Nhiều tàu khác phải đi đường vòng, kéo dài thời gian và đẩy cao chi phí vận chuyển.

Năm nay, hầu như không có nơi nào trên thế giới thoát được cảnh gián đoạn cung ứng. Covid-19 là nguyên nhân chủ yếu cho vấn đề này. Vì tàu biển, tàu hỏa, xe tải hay máy bay đều phụ thuộc vào sức khỏe con người để vận hành nhịp nhàng. Bên cạnh đó, thiếu container và nhu cầu hàng hóa tăng vọt trong đại dịch càng khiến tình hình trầm trọng. Đã từng có thời điểm lên tới mức 11322$ cho một container 40 feet, cao gấp 5 lần sao với thời điểm cách đây 1 năm.

Tại Anh, nguồn cung nhiên liệu cạn kiệt vì không đủ tài xế chở hàng sau Brexit. Các hãng điện tử và ôtô thì thiếu chip nhớ - sản phẩm sản xuất chủ yếu tại Đài Loan và Hàn Quốc. Các công ty từ Anh, Đức đến Ai Cập, Peru phải vật lộn với thiếu nguyên liệu thô và cảnh báo tình trạng giá cao kéo dài.

Giới quan sát cho rằng chuỗi cung ứng khó có thể được gỡ nút sớm. Mọi thứ có thể get worse before it gets better. Với nhiều công ty, tình hình này khiến họ phải nghiêm túc đánh giá lại chuỗi cung ứng. Trong ngắn hạn, họ sẽ phải xây thêm kho chứa hàng, khiến họ tốn thêm chi phí và gánh thêm rủi ro trong bối cảnh đại dịch vẫn chưa chấm dứt.

Cheap money tiếp tục được bơm trong năm 2021 trong bối cảnh sản xuất hàng hóa toàn cầu gặp khó khăn và câu chuyện lạm phát sẽ không thể tránh khỏi. Jerome Powell cũng đã thay đổi giọng điệu của mình, trong khoảng 8 tháng đầu năm, Powell luôn nhấn mạnh rằng lạm phát sẽ chỉ là nhất thời và mục tiêu lạm phát sẽ đạt được. Tuy nhiên khi lạm phát liên tục trên ngưỡng 5% kể từ tháng 5 và đỉnh điểm là 6.8% của tháng 11 - mức cao nhất trong 30 năm, Powell đã phải thừa nhận rằng lạm phát đã không còn là tạm thời nữa, nó có thể sẽ có thể kéo dài trong thời gian tới. Vấn đề là liệu FED sẽ làm gì, có mạnh tay thay đổi chính sách không và điều này anh hưởng gì tới các loại tài sản và đâu là cơ hội đầu tư cho chúng ta?

2022 SẼ LÀ MỘT NĂM KHÓ ĐOÁN

Cuộc họp FOMC tháng 12 năm 2021, FED đã rất hawkish khi nói rằng sẽ đẩy nhanh tiến độ cắt giảm chương trình mua tài sản. Từ tháng 1 trở đi, Fed sẽ mua 60 tỷ USD trái phiếu mỗi tháng, bằng một nửa so với mức mua trước tháng 11 – thời điểm chương trình này bắt đầu được cắt giảm, và ít hơn 30 tỷ USD so với mức mua của tháng 12.

Để mình giải thích dễ hơn: FED đã mua ít nhất 120 tỷ bao gồm 80 tỷ USD trái phiếu kho bạc và 40 tỷ USD chứng khoán thế chấp kể từ tháng 3/2020 nhằm giữ cho chi phí đi vay ở mức thấp và thị trường tín dụng lưu thông. Theo dự kiến mỗi tháng FED giảm mua 15 tỷ và chương trình mua tài sản sẽ kết thúc vào khoảng tháng 6 năm 2022. Tuy nhiên FED đã đẩy nhanh tốc độ khi lạm phát đang ở ngưỡng cao, từ tháng 12 FED sẽ mua 90 tỷ, tháng 1 60 tỷ và chương trình này sẽ kết thúc vào khoảng tháng 3/2022 thay vì tháng 6/2022.

FED giảm mua tài sản và điều này có nghĩa rằng FED vẫn sẽ in tiền trong ngắn hạn và điều này sẽ kết thúc trong 3-4 tháng nữa. Và khi QE kết thúc, có thể FED sẽ nâng lãi suất và dự kiến sẽ có 3 lần nâng lãi suất trong năm 2022. Nói đến đây thì có vẻ 2022 sẽ là một năm đen tối cho thị trường tài chính nói chung.

Bạn nghĩ sao nếu tôi nói rằng bull market của thị trường chứng khoán trong một thập kỷ qua là có sự đóng góp lớn từ việc các công ty buyback lại cổ phiếu của chính mình. Vâng đúng là như vậy, theo dữ liệu của Pavilion Global Markets chỉ ra rằng đà tăng của S&P500 được cấu thành bởi:

21% từ multiple expansion,

31.4% từ earnings,

7.1% từ dividends

40.5% từ share buybacks.

Sản xuất thì gặp khó khăn, lãi suất quá thấp khiến cho việc các công ty không tìm được kênh đầu tư nào, phải dùng tiền mặt mua lại chính cổ phiếu của mình và nếu FED tăng lãi suất, dòng tiền rút ra khỏi các kênh đầu tư rủi ro thì vĩnh cảnh earnings các công ty tệ là điều có thể hình dung ra được. Mình sẽ làm 1 clip nói về chủ đề share buyback này sau.

Nếu sản xuất không phục hồi, lãi suất tăng thì thị trường tài chính sẽ “tắm máu” là điều có thể xảy ra.

Nhiều bạn nói nếu lạm phát cao, thị trường chứng khoán “tắm máu” thì Bitcoin và thị trường tiền mã hóa sẽ là nơi thu hút dòng tiền. Điều này mình không đồng ý cho lắm, cá nhân mình quan sát thấy Bitcoin và thị trường tiền mã hóa nói chung hiện tại thu hút quá nhiều dòng tiền đầu tư, tất cả đang chỉ ở những bước đầu tiên để xây dựng cơ sở hạ tầng, ứng dụng vào thực tệ cuộc sống hàng ngày chưa có nhiều và khả năng cao nếu thị trường chứng khoán crash thì thị trường tiền mã hóa crash theo là điều không thể tránh khỏi.

Tuy nhiên một điều lịch sử chỉ ra rằng không phải cứ mỗi lần FED bắt đầu tăng lãi suất thì thị trường chứng khoán sẽ crash

Ảnh dưới ta có thể thấy rằng S&P 500 có perform tốt khi Fed tăng lãi suất lần đầu tiên trong một chu kỳ thắt chặt.

Ví dụ, Fed bắt đầu chu kỳ tăng lãi suất vào ngày 30 tháng 6 năm 1999, khi tăng lãi suất thêm 0.25% lên mức 5%. Chỉ số S&P 500 đã tăng 7% từ đó đạt mức tăng 19,5% trong năm.

Rõ ràng là chúng ta vẫn có lý do để dựa vào cho đà tăng của chứng khoán vẫn còn tiếp tục.

VẬY THÌ ĐẦU TƯ VÀO ĐÂU?

Như đã nói ở trên, các kênh rủi ro như chứng khoán hay crypto vẫn có thể còn dư địa tăng như đã qua cái thời mua gì cũng lời, mua gì cũng lãi, thị trường đang ở trong giai đoạn rất khó đoán và bạn chỉ nên phân bổ một phần vốn nhỏ nhỏ vào kênh đầu tư này.

Lạm phát không còn là nhất thời và có lẽ vàng sẽ có đất diễn. Cả năm 2021 vàng có return là -2.64% nhưng rõ ràng khi lạm phát không còn là nhất thời, FED sẽ nâng lãi suất, vàng sẽ là nơi để thu hút dòng tiền và trích một khoản đầu tư trung hạn và dài hạn với vàng thì có lẽ đó không phải là lựa chọn tồi.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Nguyễn Việt Dũng Pro

Bấm theo dõi để nhận thêm nội dung bổ ích từ chuyên gia này.

Tìm hiểu thêm về chuyên gia.

Hãy chọn VIP/PRO hàng đầu để nhận kho bài viết chuyên sâu

36 Yêu thích
1 Bình luận 48 Chia sẻ
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại