menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Đỗ Huy Hoàng (Cà Vạt Tím) Pro

Đằng sau con số 0,75% (lần tăng thứ 5 của FED)

Bất chấp những số liệu về CPI mới nhất. Fed vẫn giữ nguyên lập trường chỉ tăng 75 điểm cơ bản sau cuộc họp sáng nay. Một số điểm đặc biệt đáng chú ý sau cuộc họp FOMC là:

+ Cam kết mạnh mẽ đưa lạm phát trở về mức mục tiêu 2%

+ Chi tiêu và sản xuất tăng trưởng khiêm tốn

+ Việc làm tăng mạnh và tỷ lệ thất nghiệp ở mức thấp

+ Chiến tranh Nga – Ukraina đang gây ra nhiều khó khăn to lớn cho con người và nền kinh tế

+ Tiếp tục giảm nắm giữ Trái phiếu kho bạc và chứng khoán đảm bảo bằng thế chấp

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG LÊN NỀN KINH TẾ THỰC VÀ TTCK

Đằng sau con số 0,75% (lần tăng thứ 5 của FED)

Đối với thị trường Mỹ

Khi số liệu CPI tháng 08 vẫn ở mức cao hơn dự báo, thậm chí CPI lõi tiếp tục xu hướng tăng. Giới đầu tư thực tế đã nghĩ đến kịch bản tệ hơn ( Fed tăng lãi suất 1%) và thực hiện bán tháo sau phiên 12/9- hay nói cách khác là DJ đã chiết khấu phần lớn kỳ vọng tăng lãi suất 1% của nhà đầu tư . Khi tin chính thức ra đúng như kỳ vọng của giới đầu tư, DJ giảm điểm nhẹ đầu phiên (do lực quán tính phản ứng với việc tăng lãi suất), sau đó lực cầu mạnh hơn và hồi dần ( do tâm lý dần bình thường trở lại)

Tuy nhiên, tác động trực tiếp nhất lên thị trường Mỹ vẫn là động thái thắt chặt định lượng của Fed- tức là giảm nguồn tiền trong thị trường. Bảng cân đối của Fed đã giảm khoảng 133 tỉ USD trong vòng 06 tháng qua ( trung bình 22.1 tỷ USD/tháng), con số này thấp hơn nhiều so với kế hoạch của Fed đã thông báo ( 47.5 tỷ USD/tháng cho 03 tháng quý 3).

Điều này cho thấy rằng đến trước cuộc họp lần này, Fed vẫn chưa thực sự mạnh tay mà vẫn hút tiền một cách chậm rãi để giữ ổn định thị trường. Tuy nhiên, với thực tế mới nhất đã phân tích ở trên, thì rõ ràng quý 4/2022 sẽ là thời điểm mạnh tay nhất của Fed, không chỉ tăng lãi suất mà còn đẩy mạnh tốc độ thu tiền về thông qua thị trường mở (thắt chặt định lượng) để nhanh chóng hạ nhiệt lạm phát, giữ uy tín của mình. Kết hợp với sự suy giảm lợi nhuận (earnings) của các doanh nghiệp và chiến tranh Nga- Ukraine có chiều hướng gia tăng căng thẳng thì nhiều khả năng sau nhịp hồi ngắn thì TTCK Mỹ sẽ tiếp tục quá trình giảm điểm và bắt đầu tạo vùng đáy trong quý 4.

LÃI SUẤT CAO KÉO DÀI TỚI BAO GIỜ?

Đằng sau con số 0,75% (lần tăng thứ 5 của FED)

Việc Fed giữ nguyên lãi suất cao trong khoảng thời gian bao lâu có lẽ phụ thuộc vào bao giờ lạm phát hạ nhiệt. Giới đầu tư đang chú ý nhiều đến giá các hàng hoá đầu vào đang giảm, mà quên mất rằng tỷ lệ thất nghiệp của nước Mỹ đang ở mức thấp nhất lịch sử (3.7%),tỷ lệ Job openings đang ở mức cao nhất trong vòng 05 năm qua và thu nhập thực tế của người dân Mỹ vẫn cao hơn mức trước khi đại dịch xảy ra dù nền kinh tế Mỹ được cho đã rơi vào suy thoái kỹ thuật- tức là thực tế nền kinh tế vẫn còn nóng.

Do đó, chừng nào nền kinh tế Mỹ vẫn chưa phải chịu “pain” như Jay Powell nói – hàm ý khi nền kinh tế chưa chứng kiến tỷ lệ thất nghiệp cao, thu nhập người dân giảm thì khó mà có thể chứng kiến được lạm phát được kéo về mức mục tiêu. Fed sẽ không dừng lại hoặc sẽ ít nhất chỉ dừng lại một chút để quan sát mức độ tác động của việc thắt chặt tiền tệ ngấm vào nền kinh tế thực rồi tính tiếp.

Thời điểm vùng đáy như đã nói có thể kéo dài tới lúc kỳ vọng lạm phát của người dân Mỹ về mức mục tiêu 2%, báo chí nói nhiều về suy thoái, thất nghiệp tăng và các chuyên gia kinh tế cho rằng cần các gói hỗ trợ kích cầu thì đó là thời điểm tốt nhất để bắt đầu giải ngân cho mục tiêu dài hạn.

ĐIỂM ĐÁNG CHÚ Ý, GÂY BẤT NGỜĐiều làm nhà đầu tư bất ngờ và bán tháo sau khi DJ hồi được một đoạn là dot plot lộ trình nâng lãi suất của Fed từ tháng 09/2022 có sự thay đổi so với tháng 06:

+Median FFR ở mức 4.4% (tăng so với kỳ vọng 3.4%) trong năm 2022

+Median FFR ở mức 4.6% ( tăng so với kỳ vọng 3.8%) trong năm 2023

+Median FFR ở mức 3.9% ( tăng so với kỳ vọng 3.4%)

+ Đến năm 2025, median rate sẽ ở mức 2.9%.

Tức là lãi suất cao sẽ được giữ cho đến năm 2025 thay vì kỳ vọng năm 2023 của giới đầu tư trước đó

ẢNH HƯỞNG NHƯ THẾ NÀO ĐẾN VIỆT NAM

+Đối với nền kinh tế thực: Hiện tại, NHNN đang ở thế khó giữa lựa chọn ổn định tỷ giá và hỗ trợ thanh khoản nhằm thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế. Dường như NHNN đang lựa chọn hỗ trợ thanh khoản nhằm phục vụ cho room tín dụng còn lại 2022 mới được phân bổ và để tỷ giá USD/VND tăng liên tục trong vòng 1 tháng qua. Tuy nhiên, rất khó để giữ chính sách tiền tệ ngược xu hướng chung của thế giới và tiếp tục phá giá đồng nội tệ không chỉ bởi chúng ta đã dành đến gần 20% dự trữ ngoại hối để duy trì tỉ giá trong thời gian qua mà còn những tác động đến chi phí vay ( bằng đồng USD) của doanh nghiệp, hệ thống ngân hàng, Chính phủ và hoạt động nhập khẩu của nền kinh tế.

Thực tế, để đồng nội tệ tiếp tục mất giá chưa chắc tốt cho xuất khẩu như chúng ta thường nói. Như đã phân tích ở trên, chi phí đầu vào ( lãi vay, nguyên vật liệu, lương..) tăng cao sẽ khiến các doanh nghiệp bắt buộc chuyển qua người tiêu dùng cuối đẩy lạm phát lên cao. Đến một lúc nào đó, khi không còn có thể chuyển qua người tiêu dùng nữa thì quy mô sản xuất cũng sẽ được thu hẹp, xuất khẩu sụt giảm.

Tốc độ tăng GDP quý 3 nếu tính vo có thể tăng 10-11% so với cùng kỳ năm trước và cả năm có thể đạt mức mục tiêu 7-8%. Do đó, người làm chính sách nhiều khả năng sẽ không ưu tiên cho mục tiêu kích thích kinh tế hơn nữa, mà thay vào đó là ổn định tỷ giá ( trong vùng cân bằng mới), hệ thống ngân hàng và kiềm chế lạm phát.

+ Đối với TTCK

TTCK Việt Nam biến động như thế nào phụ thuộc vào độ trễ phản ứng chính sách của NHNN trước sự kiện ngày hôm nay. Nhiều khả năng NHNN sẽ tăng lãi suất điều hành ngay trong năm nay, gợi ý về việc TTCK trong nước cũng bắt đầu tạo vùng đáy ( trong quý 4) cho đến khi có những tín hiệu mới trong điều hành của người làm chính sách.

CHỌN CỔ PHIẾU NGÀNH NÀO

Trong giai đoạn downtrend của thị trường thì hầu hết các cổ phiếu sẽ giảm, khả năng chọn sai rất cao, đặc biệt trong giai đoạn mới của chính sách tiền tệ trong nước. Do đó, nhà đầu tư vẫn giữ cái nhìn ngắn tại thời điểm này. Nhóm ngành có kết quả kinh doanh ổn định qua nhiều năm, định giá hợp lý thuộc nhóm ngành phòng thủ ( điện, nước, khí đốt) hoặc nhóm ngành được thị trường cho rằng sẽ được hưởng lợi nếu chiến tranh Ukraina-Nga căng thẳng ( dầu, khí đốt, phân bón, y tế, thực phẩm và tài nguyên cơ bản khác)

Trong giai đoạn cuối năm, các cổ phiếu thuộc nhóm ngành như ngân hàng, bán lẻ, thực phẩm nhiều khả năng sẽ dẫn sóng ( ngắn) do đó là thời điểm bắt đầu các mùa lễ lớn và NHNN phân bổ room tín dụng mới cho năm 2023.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Đỗ Huy Hoàng (Cà Vạt Tím) Pro

Bấm theo dõi để nhận thêm nội dung bổ ích từ chuyên gia này.

Tìm hiểu thêm về chuyên gia.

Hãy chọn VIP/PRO hàng đầu để nhận kho bài viết chuyên sâu

7 Yêu thích
2 Bình luận 3 Chia sẻ
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại