menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Thục Quyên

Covid-19 tối 16/3: Thêm 180.558 ca mắc mới, 62 trường hợp tử vong; Vĩnh Phúc, Bình Dương, Bến Tre tăng mạnh nhất; Tái nhiễm có nguy hiểm?

Ghi nhận 180.558 ca nhiễm mới Covid-19, tăng 5.084 ca so với ngày trước đó, tại 62 tỉnh, thành phố. Tổng số trường hợp tử vong là 41.607 ca.

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó bao gồm: Hải Phòng (-2.032), Hà Giang (-1.873), Hòa Bình (-862).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Vĩnh Phúc (+5.882), Bình Dương (+1.991), Bến Tre (+1.614).

Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua: 168.954 ca/ngày.

Thông tin các ca mắc Covid-19 mới

- Tính từ 16h ngày 15/3 đến 16h ngày 16/3, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 180.558 ca nhiễm mới, trong đó 6 ca nhập cảnh và 180.552 ca ghi nhận trong nước (tăng 5.084 ca so với ngày trước đó) tại 62 tỉnh, thành phố (có 121.201 ca trong cộng đồng).

- Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (26.220), Nghệ An (10.797), Vĩnh Phúc (8.875), Phú Thọ (8.335), Bắc Ninh (5.751), Bình Dương (5.285), Hải Dương (4.972), Lạng Sơn (4.941), Thái Nguyên (4.933), Lào Cai (4.810), Hưng Yên (4.533), Sơn La (4.504), Đắk Lắk (4.472), Tuyên Quang (4.297), Hòa Bình (3.984), Cà Mau (3.881), Quảng Bình (3.656), Điện Biên (3.608), Bình Định (3.115), Thái Bình (3.023),

Quảng Ninh (2.999), Bắc Giang (2.978), Yên Bái (2.897), Bến Tre (2.686), Cao Bằng (2.658), Nam Định (2.599), Lâm Đồng (2.598), Lai Châu (2.572), Bình Phước (2.436), Ninh Bình (2.331), Hà Nam (2.241), Quảng Trị (2.160), Hà Giang (2.152), Gia Lai (2.078), TP. Hồ Chí Minh (2.052), Vĩnh Long (1.770), Bắc Kạn (1.702), Tây Ninh (1.586), Đắk Nông (1.465), Khánh Hòa (1.380), Đà Nẵng (1.297), Trà Vinh (1.186), Thanh Hóa (1.071), Quảng Ngãi (1.048), Phú Yên (1.005), Kon Tum (974), Bà Rịa - Vũng Tàu (918), Hà Tĩnh (886), Bình Thuận (800), Quảng Nam (346), Đồng Nai (303), Thừa Thiên Huế (257), Bạc Liêu (251), Long An (240), An Giang (146), Cần Thơ (130), Sóc Trăng (93), Kiên Giang (73), Đồng Tháp (62), Ninh Thuận (60), Hậu Giang (56), Tiền Giang (18).

- Ngày 16/3, Sở Y tế Nghệ An đăng ký bổ sung 56.827 ca, Sở Y tế Thanh Hóa đăng ký 30.155 ca trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 sau khi rà soát, bổ sung đầy đủ thông tin.

Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam:

- Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 6.820.458 ca nhiễm, đứng thứ 20/225 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 130/225quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 69.015 ca nhiễm).

- Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay):

+ Số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 6.812.818 ca, trong đó có 3.547.488 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

+ Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Hà Nội (891.145), TP. Hồ Chí Minh (575.229), Bình Dương (349.319), Bắc Ninh (242.371), Nghệ An (297.937).

Tình hình điều trị bệnh nhân Covid-19

1. Số bệnh nhân khỏi bệnh:

- Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 167.163 ca

- Tổng số ca được điều trị khỏi: 3.547.488 ca

2. Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 4.210 ca, trong đó:

- Thở ô xy qua mặt nạ: 3.322 ca

- Thở ô xy dòng cao HFNC: 458 ca

- Thở máy không xâm lấn: 103 ca

- Thở máy xâm lấn: 318 ca

- ECMO: 9 ca

3. Số bệnh nhân tử vong:

- Từ 17h30 ngày 15/3 đến 17h30 ngày 16/3 ghi nhận 62 ca tử vong tại: Đồng Nai (5), Hà Nội (5), Nghệ An (4), Bạc Liêu (3), Đà Nẵng (3), Gia Lai (3), Kiên Giang (3), Quảng Ninh (3), TP. Hồ Chí Minh (3), Bà Rịa - Vũng Tàu (2), Bắc Giang (2), Bình Dương (2), Cần Thơ (2), Điện Biên (2), Hậu Giang (2), Quảng Bình (2), Thái Nguyên (2), Vĩnh Long (2), An Giang (1), Bắc Kạn (1), Bình Định (1), Cà Mau (1), Đắk Lắk (1), Hải Phòng (1), Lâm Đồng (1), Lào Cai (1), Ninh Bình (1), Phú Yên (1), Tây Ninh (1), Thái Bình (1).

- Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua: 74 ca.

- Tổng số ca tử vong do Covid-19 tại Việt Nam tính đến nay là 41.607 ca, chiếm tỷ lệ 0,6% so với tổng số ca nhiễm.

- Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/225 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 128/225 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49(xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 23/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).

Tái nhiễm Covid-19 có nguy hiểm không?

ThS. BSKII Nguyễn Thu Hường - Trưởng Đơn nguyên chống dịch, BV Thanh Nhàn cho biết: Có rất nhiều trường hợp sau mắc Covid-19 khoảng 1 tháng, thậm chí 15 ngày lại tại nhiễm Covid-19.

Nhiều người có suy nghĩ là cố tình nhiễm COVID-19 để không bị nhiễm nữa. Đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm vì người bệnh nhiễm chủng Delta rồi vẫn có khả năng nhiễm chủng Omicron, thậm chí đã nhiễm chủng Omicron vẫn tái nhiễm chủng đó nhưng type khác.

Tất cả các đối tượng đều có thể tái nhiễm, nhưng thường gặp nhất là những người bị suy giảm miễn dịch, người có bệnh lý nền, đặc biệt là trẻ em chưa được tiêm vaccine phòng COVID-19 .

Người bị tái nhiễm lần 2 thường có triệu chứng nặng hơn lần đầu mắc bệnh. "Tái nhiễm trong thời gian ngắn dù trong cơ thể người bệnh vẫn có kháng thể rất cao nhưng các triệu chứng nặng, mệt mỏi hơn so với lần trước", BS Hường chia sẻ.

Bên cạnh đó, một số người có kết quả xét nghiệm âm tính và cho rằng mình đã khỏi bệnh song điều đó hoàn toàn không đúng. Bộ Y tế yêu cầu, bệnh nhân sau khi có kết quả xét nghiệm âm tính vẫn phải tuân thủ 5K, theo dõi sức khỏe tại nhà 7 ngày.

Trong trường hợp bệnh nhân có bất kỳ triệu chứng như sốt, dấu hiệu nặng lên, biểu hiện bất thường thì cần đến cơ sở y tế để thăm khám, kiểm tra lại sức khỏe.

Thực tế cho thấy, một số người đã có kết quả test nhanh âm tính nhưng chỉ 1 tuần sau lại có kết quả xét nghiệm dương tính.

Lý giải về vấn đề này, bác sĩ Hường thông tin, một số nghiên cứu gần đây cho thấy, bệnh nhân âm tính vẫn chưa đào thải hết virus ra khỏi cơ thể mà vẫn còn trong người. Nhưng vì nồng độ virus quá thấp nên khi thực hiện test nhanh không thể phát hiện ra. Do vậy, nếu người bệnh chủ quan, không theo dõi sức khỏe hoặc không tăng cường sức đề kháng và lắng nghe cơ thể mình thì những virus đó có thể tiếp tục nhân lên, gây ra tình trạng tái dương tính. Khi tái dương tính bệnh nhân vẫn có thể có những triệu chứng như lúc mắc COVID-19 trước đó.

Tái nhiễm, tái dương tính đều để lại những nguy cơ khó lường đối với bệnh nhân như các huyết khối, phổi, rối loạn nhịp tim, viêm cơ tim, tổn thương não, chậm chạp về mặt tư duy, nhận thức; các bệnh lý hô hấp kéo dài có thể gặp di chứng xơ phổi, viêm phổi kẽ, kể cả ở người trẻ không có bệnh lý nền…

Do vậy khi đã khỏi bệnh rồi cần theo dõi sức khỏe, bồi bổ để cơ thể khỏe mạnh, tăng sức đề kháng và đặc biệt không được chủ quan khi tiếp xúc với các F0 và người có nguy cơ cao nhiễm bệnh.

(theo Bộ Y tế)

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại