menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Hoàng Quang Anh

Cổ phiếu được khuyến nghị ngày 23/5

24H Money xin trích báo cáo phân tích một số cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 23/5 của các công ty chứng khoán.

Khuyến nghị mua cổ phiếu GVR với giá mục tiêu 35.400 đồng/CP

CTCK MB (MBS)

Chúng tôi duy trì khuyến nghị mua đối với cổ phiếu GVR của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam với giá mục tiêu điều chỉnh 35.400 đồng/CP, thấp hơn mức 41.500 đồng/CP trong báo cáo gần nhất do mức định giá EV/EBITDA đối với mảng kinh doanh cao su và gỗ trong khu vực giảm xuống.

Khoản thu từ bồi thường giúp lãi ròng quý I/2022 tăng mạnh 29% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong kỳ VRG ghi nhận 293 tỷ đồng tiền bồi thường từ Khu công nghiệp VSIP III cho việc chuyển đổi đất giúp lãi ròng đạt 1.055 tỷ đồng.

Phần thu nhập từ các hoạt động khác giúp doanh nghiệp bù đắp phần chi phí tài chính tăng lên trong kỳ do không ghi nhận hoàn nhập dự phòng giảm giá các khoản đầu tư và chứng khoán kinh doanh như quý I/2021. Doanh thu trong kỳ gần như không thay đổi trong khi biên lợi nhuận gộp tăng nhẹ lên 30% nhờ giá cao su vẫn đang ở mức cao.

Cục Xuất nhập khẩu dự báo trong quý II/2022, ngành cao su toàn cầu tiếp tục phục hồi, giá bán sẽ tiếp tục giữ ở mức cao khi nhu cầu từ các thị trường lớn tăng nhờ nới lỏng hạn chế liên quan đến đại dịch COVID-19, trong khi nguồn cung cao su giảm và giá dầu thô tăng cao. Xuất khẩu cao su của Việt Nam nhờ đó sẽ được hưởng lợi.

Tuy nhiên, chúng tôi cũng lưu ý rủi ro đối với thị trường cao su, gồm: thiếu chất bán dẫn ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất ô tô, gián đoạn chuỗi cung ứng và khủng hoảng địa chính trị.

Đất khu công nghiệp vẫn giữ đà tăng trưởng mạnh mẽ và thiết lập đỉnh giá trung bình mới là 120 USD/m2/chu kỳ thuê (tăng 9,0% so với cùng kỳ năm trước) trong quý I/2022 nhờ làn sóng đầu tư FDI mới sau khi Việt Nam tái mở cửa đi cùng với nhu cầu mở rộng sản xuất của những doanh nghiệp hiện hữu. Thị trường bất động sản công nghiệp được dự báo sẽ là điểm sáng trong năm 2022 thậm chí có thể kéo dài sang năm 2023 với giá thuê đất tăng khoảng 4%/năm (theo CBRE), đặc biệt tại các tỉnh miền Nam.

Định giá: Chúng tôi điều chỉnh giá mục tiêu 12 tháng của cổ phiếu GVR xuống còn 35.400 đồng/CP, thấp hơn mức từ 41.500 đồng/CP trong báo cáo gần nhất do mức định giá EV/EBITDA đối với mảng kinh doanh cao su và gỗ trong khu vực giảm xuống.

Khuyến nghị chốt lãi FCN tại ngưỡng 20

CTCK BIDV (BSC)

Cổ phiếu FCN của CTCP FECON có một phiên tăng điểm tốt với mẫu hình nến Marubozu và thanh khoản cổ phiếu vượt ngưỡng trung bình 20 phiên.

Đường MACD hiện vẫn đang ở dưới đường tín hiệu tuy nhiên đang có xu hướng cắt lên, đồng thời chỉ RSI đang cho thấy xu hướng hồi phục trở lại. Đường giá cổ phiếu hiện vẫn ở dưới đường MA20 và MA50.

Nhà đầu tư trung hạn có thể mở vị thế tại ngưỡng 16.65, chốt lãi tại ngưỡng 20.0 và cắt lỗ nếu cổ phiếu giảm xuống dưới ngưỡng 15.5.

Khuyến nghị khả quan dành cho cổ phiếu NLG

CTCK VNDirect (VND)

CTCP Đầu tư Nam Long (NLG – sàn HOSE) sở hữu quỹ đất lớn 681 ha tính đến cuối 2021. Phần lớn nằm ở phía Nam Việt Nam như Đồng Nai, TP.HCM, Long An, Cần Thơ, nơi đang thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư nhờ phát triển cơ sở hạ tầng;

Bên cạnh đó, NLG sở hữu quỹ căn hộ cho phân khúc trung cấp và bình dân, những phân khúc này được thúc đẩy bởi nhu cầu thực ở của người dân;

Ngoài ra, chúng tôi nhận thấy phần lớn các dự án của NLG hiện đang ở giai đoạn gặt hái thành quả, điều này được chứng minh với doanh số ký bán của NLG tăng mạnh mẽ 43,8% so với cùng kỳ lên 5.895 tỷ đồng trong tháng 4/2022. Chúng tôi ước tính doanh số ký bán năm 2022 sẽ tăng 91,3% lên 16.910 tỷ đồng, nhờ mở bán sáu dự án Paragon Đại Phước, Southgate, Akari, Mizuki, Izumi City và Cần Thơ 43 ha.

Chúng tôi nâng khuyến nghị lên Khả quan từ trung lập với giá mục tiêu 56.000 đồng/cp (từ 54.800 đồng/cp trong báo cáo cập nhật trước). Cổ phiếu NLG đã giảm khoảng 30% so với mức đỉnh vào đầu năm 2022; chúng tôi nhận thấy cơ hội tích lũy doanh nghiệp bất động sản có bảng cân đối tài chính lành mạnh và triển vọng tăng trưởng lợi nhuận ròng mạnh mẽ.

Tiềm năng tăng giá là 1) giá bán cao hơn dự kiến và 2) dự án Waterpoint giai đoạn 2 (190ha) được huy động vốn sớm hơn dự kiến. Rủi ro giảm giá gồm 1) bàn giao bất động sản và mở bán mới chậm hơn dự kiến, 2) lãi suất vay mua nhà tăng cao hơn dự kiến có thể ảnh hưởng tỷ lệ hấp thụ căn hộ tầm trung của NLG, và 3) giá nguyên vật liệu xây dựng tiếp tục tăng.

Khuyến nghị khả quan dành cho cổ phiếu ACV

CTCK VNDirect (VND)

Chúng tôi duy trì khuyến nghị khả quan cho ACV của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam với giá mục tiêu theo phương pháp DCF 114.000 đồng/cp (giảm 3,2% so với báo cáo trước) do chúng tôi điều chỉnh giảm dự phóng EPS 2022-2024 14,1% - 7,0%. Chúng tôi cho rằng việc thị trường sụt giảm gần đây đã đưa ACV về mức giá hấp dẫn để tích lũy với tiềm năng tăng giá 34%.

Theo quan điểm của chúng tôi, ACV thích hợp để đầu tư với tầm nhìn dài hạn dựa trên: Kết quả kinh doanh phục hồi vững chắc trong các năm tới;

Trong báo cáo hợp nhất kiểm toán năm 2021, vẫn còn 2 ý kiến nhấn mạnh bao gồm (1) ACV chưa nhận được quyết định phê duyệt cổ phần hóa từ các cơ quan có thầm quyền, và (2) ACV chưa nhận được quyết định phê duyệt giá trị tài sản khu bay từ Bộ Giao thông Vận tải. Chúng tôi cho rằng khi các vấn đề này được giải quyết, ACV sẽ có thể rộng đường niêm yết trên HSX trong tương lai.

Kế hoạch cổ tức bằng cổ phiếu: chính phủ đã phê duyệt phương án cho ACV giữ lại lợi nhuận từ trước năm 2021 để tái đầu tư. Đến cuối 2020, ACV có 9.705 tỷ lợi nhuận chưa phân phối, tương đương với khả năng chia cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 44% trong năm 2021. Chúng tôi cho rằng đây là điểm nhấn đầu tư quan trọng của ACV trong giai đoạn tới.

Các dự án đầu tư và nâng cấp cơ sở hạ tầng hàng không đảm bảo mục tiêu tăng trưởng dài hạn.

Tiềm năng tăng giá: Đường bay quốc tế được nối lại hoàn toàn; Công bố kế hoạch cổ tức bằng cổ phiếu; Việc niêm yết trên HSX được chấp thuận.

Rủi ro giảm giá: Bất ổn từ chiến lược zero-covid của Trung Quốc; Đồng Yên mạnh hơn dự kiến so với VND; Tiến độ xây dựng sân bay Long Thành chậm hơn dự kiến.

Xem xét mua cổ phiếu DGC với tỷ trọng thấp dưới 5%

Công ty chứng khoán Yuanta Việt Nam – FSC

CTCP Tập đoàn Hóa chất Đức Giang (HOSE - Mã: DGC) vừa công bố doanh thu Q1/2022 đạt 3.634 tỷ đồng, tăng 86% YoY, LNST đạt 1.507 tỷ, tăng 418% YoY. Như vậy, DGC đã hoàn thành 30% kế hoạch doanh thu và 43% kế hoạch LNST.

Doanh thu Q1/2022 tiếp tục tăng trưởng khả quan nhờ giá bán các mặt hàng tiếp tục tăng từ đầu năm 2021 đến nay do thiếu hụt nguồn cung trong bối cảnh căng thẳng Nga - EU, giá bán hiện đã tăng mạnh so với cùng kỳ, giá photpho công nghiệp tăng 166% YoY, photphat nông nghiệp tăng 106% YoY. Ngoài ra, công với việc áp dụng công nghệ mới giúp giảm chi phí nguyên liệu đầu vào, biên lợi nhuận gộp Q1/2022 đạt 47.0%, cải thiện mạnh so với mức 22,1% cùng kỳ.

DGC vừa công bố kế hoạch cho 2022 với doanh thu và LNST lần lượt tăng 26% và 39% YoY. FSC cho rằng DGC đã đặt kế hoạch khá thận trọng. Trong 2022, nhà máy axit phosphoric điện tử mới, công suất 90.000 tấn/năm, vận hành thương mại từ Q4/2021 sẽ là động lực tăng trưởng cho DGC. Bên cạnh đó, công nghệ mới giúp giảm chi phí cũng sẽ cải thiện biên lợi nhuận 2022.

KQKD Q2/2022 dự kiến sẽ tích cực hơn nhờ giá bán đã tiếp tục tăng từ cuối tháng 3 nên giá bán trung bình quý 2 có thể sẽ tăng so với quý 1, ngoài ra, DGC có thể bắt đầu hoạt động hết công suất từ quý 2.

Nhìn xa hơn, FSC cho rằng giá các mặt hàng photpho sẽ chưa thể hạ nhiệt sớm do vấn đề thiếu nguồn cung vẫn chưa thể giải quyết được trước 2023 (Trung Quốc sẽ tăng 25% sản lượng sản xuất từ 2023).

Ở mức giá đóng cửa hiện tại, DGC đang được giao dịch tại mức P/E TTM là 10,7x (tương ứng EPS TTM là 20.106 đồng). Mức Stock Rating của DGC ở mức 98 điểm cho nên FSC duy trì đánh giá TÍCH CỰC mức xếp hạng tăng trưởng của cổ phiếu này. Đồ thị giá của DGC đóng cửa tăng 6% với khối lượng giao dịch tăng 32% so với phiên giao dịch trước. Đồng thời, đồ thị giá của DGC có dấu hiệu bước vào giai đoạn tích lũy ngắn hạn cho thấy rủi ro ngắn hạn đã giảm đáng kể. Ngoài ra, xu hướng ngắn hạn của DGC cũng được nâng lên mức TĂNG.

Do đó, FSC khuyến nghị các nhà đầu tư ngắn hạn có thể xem xét MUA cổ phiếu DGC với tỷ trọng thấp dưới 5% và tăng dần tỷ trọng khi xu hướng thị trường được FSC đánh giá tích cực hơn.

Xem xét mua cổ phiếu DCM ở mức giá hiện tại với tỷ trọng thấp dưới 5%

Công ty chứng khoán Yuanta Việt Nam – FSC

CTCP Phân bón Dầu khí Cà Mau (HOSE - Mã: DCM) công bố doanh thu trong Q1/2022 đạt 4.075 tỷ đồng, tăng 118% YoY, LNTT đạt 1.607 tỷ, tăng 895% YoY. Như vậy, DCM đã hoàn thành 45% kế hoạch doanh thu và 196% kế hoạch LNTT. Doanh thu Q1/2022 tăng mạnh nhờ giá bán urê (gấp 2 lần cùng kỳ), sản lượng urê bán ra trong nước giảm 37% YoY do giá phân urê tăng cao, tuy nhiên, sản lượng xuất khẩu tăng 151% YoY. Lợi nhuận tăng mạnh nhờ biên lãi gộp tăng mạnh lên mức 48,5% (cùng kỳ 14,3%).

DCM đặt kế hoạch 2022 với doanh thu 9.060 tỷ đồng (-8,2% YoY) và LNTT 544 tỷ đồng ( 73,5% YoY).

FSC nhận thấy DCM đặt kế hoạch khá thận trọng cho 2022, FSC kỳ vọng giá phân bón sẽ khó giảm trong nửa đầu năm 2022 vì: 1) chi phí sản xuất cao trong bối cảnh giá khí tăng mạnh; 2) nguồn cung hạn chế edo tình trạng hạn chế xuất khẩu phân bón ở Trung Quốc và Nga; 3) nhu cầu phân bón tiếp tục duy trì ở mức cao. Mặc dù nhu cầu phân urê trong nước đã giảm khi giá tăng, DCM vẫn có thể xuất khẩu với giá cao do thiếu hụt nguồn cung trên thế giới.

Ở mức giá đóng cửa hiện tại, DCM đang được giao dịch tại mức P/E TTM là 5,1x (tương ứng EPS TTM là 6.197 đồng). Mức Stock Rating của DCM ở mức 91 điểm cho nên FSC duy trì đánh giá TÍCH CỰC mức xếp hạng tăng trưởng của cổ phiếu này.

Đồ thị giá của DCM đóng cửa tăng 5,2% với khối lượng giao dịch tăng mạnh so với mức khối lượng giao dịch trung bình 20 phiên. Đồng thời, đồ thị giá có dấu hiệu bước vào giai đoạn tích lũy ngắn hạn và xu hướng ngắn hạn cũng được nâng lên mức TĂNG. Ngoài ra, theo mô hình giá, FSC đánh giá đồ thị giá đã kết thúc giai đoạn giảm kéo dài từ đầu tháng 04/2022 đến nay.

Do đó, FSC khuyến nghị các nhà đầu tư ngắn hạn có thể xem xét MUA ở mức giá hiện tại với tỷ trọng thấp dưới 5% và tăng dần tỷ trọng khi xu hướng ngắn hạn của thị trường được FSC đánh giá tích cực hơn.

Xem xét mua cổ phiếu GEG ở mức giá hiện tại

Công ty chứng khoán Yuanta Việt Nam – FSC

Mức Stock Rating của GEG (CTCP Điện Gia Lai – Sàn HOSE) ở mức 82 điểm cho nên FSC duy trì đánh giá TÍCH CỰC mức xếp hạng tăng trưởng của cổ phiếu này. Tuy nhiên, mức Sức mạnh giá thấp hơn 80 điểm cho nên các nhà đầu tư chỉ nên mua với tỷ trọng thấp.

Đồ thị giá của GEG đóng cửa tăng 7% và vượt lên trên đường trung bình 20 phiên với khối lượng giao dịch tăng mạnh trên mức khối lượng giao dịch trung bình 20 phiên. Đồng thời, đồ thị giá của GEG bước vào giai đoạn tích lũy ngắn hạn và rủi ro ngắn hạn giảm mạnh. Ngoài ra, đồ thị giá hình thành mô hình đảo chiều ngắn hạn Bullish Crab.

Xu hướng ngắn hạn của GEG cũng được nâng lên mức TĂNG. Do đó, FSC khuyến nghị các nhà đầu tư ngắn hạn có thể xem xét MUA ở mức giá hiện tại với tỷ trọng thấp dưới 5% và tăng dần tỷ trọng cổ phiếu lên.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
11 Yêu thích
1 Bình luận 18 Chia sẻ
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại