menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Phong Khương Pro

Chứng khoán tháng 10: Cơ hội hay rủi ro?

Đa phần các chuyên gia chứng khoán dự báo thị trường tháng 10 khó bật mạnh sau pha điều chỉnh sâu trong tháng 9. Tuy nhiên, nếu thị trường tạo đáy sẽ là cơ hội tốt không chỉ cho chiến lược dài hạn, khi nhiều cổ phiếu đã về vùng giá hấp dẫn.

Rủi ro và cơ hội đan xen

Về ngắn hạn, rủi ro sẽ nhiều hơn là cơ hội vì thị trường bị thách thức bởi các yếu tố quốc tế như tăng lãi suất, dòng vốn đầu tư suy yếu, biến động địa chính trị,… Cùng với đó dòng tiền nhà đầu tư trong nước cũng đã cạn kiệt.

Về dài hạn, giá cổ phiếu đang ở mặt bằng thấp, lượng margin thị trường đang sử dụng thấp cho thấy giá có thể phản ánh phần lớn rủi ro có thể xảy ra, nếu kinh tế hồi phục và các rủi ro hiện tại không còn nữa sẽ thúc đẩy một đợt tăng mới dễ dàng.

Tháng 10 tới VN-Index sẽ tích cực hay tiêu cực phụ thuộc nhiều vào dòng tiền vào thị trường. Nếu dòng tiền vào không bù đắp được dòng tiền ra thì thị trường tiếp tục suy yếu, song dự báo tình hình sẽ không quá bi quan, thậm chí các tin xấu hầu như đã ra và phản ánh vào giá rồi, vì thế nên về mặt chỉ số có thể thị trường sẽ không biến động như tháng 9.

Điểm sáng của thị trường đó là Việt Nam với môi trường chính trị - xã hội ổn định, cùng các yếu tố tích cực như GDP tăng trở lại từ nền thấp, doanh nghiệp được hưởng hỗ trợ từ chương trình hỗ trợ kinh tế, kết quả kinh doanh của nhiều doanh nghiệp vẫn giữ được mức tăng trưởng tốt, cùng mức định giá hấp dẫn sẽ là các yếu tố hỗ trợ cho thị trường. Có thể tháng 10 tới sẽ hình thành xu hướng sideway-up (tăng chậm cùng với tích lũy) của VN-Index.

Ở góc nhìn kỹ thuật, với áp lực bán xuất hiện từ đầu tháng 9 thì xu hướng điều chỉnh của chỉ số VN-Index đã khá rõ ràng. Tuy nhiên, nhà đầu tư không nên quá bi quan do đợt điều chỉnh hiện tại mang nhiều yếu tố ngắn hạn hơn là đại diện cho một đợt điều chỉnh trong dài hạn.

Đối với VN-Index hiện tại đang khá tiêu cực khi chỉ số giảm nhanh và mạnh về dưới vùng đáy tháng 7 (vùng 1.140 điểm) khi 3 phiên gần đây thị trường thực sự hoảng loạn và hầu hết các mã ngành đều giảm sâu và rất khó để đoán định được đáy của thị trường.

Về thanh khoản thì giá trị giao dịch khớp lệnh trung bình (phiên) tháng 9 đạt 12.000 tỷ đồng, giảm so với mức 14.000 tỷ đồng của tháng 8. Diễn biến không tích cực của thị trường khi bước sang tháng 9 đã khiến cho nhà đầu tư thận trọng và hạn chế giao dịch, qua đó khiến cho thanh khoản suy giảm bất chấp việc thị trường đã chính thức được rút ngắn thời gian thanh toán xuống T+2.

Trong thời gian tới, việc mặt bằng lãi suất tăng sẽ khiến cho kênh cổ phiếu trở nên kém hấp dẫn hơn, do không còn dòng tiền chi phí thấp. Thanh khoản thị trường sẽ tiếp tục bị ảnh hưởng do sức ép rút tiền nhằm hạ margin, dòng tiền “nóng” đã được rút ra khỏi thị trường, nhưng khó hút vốn mới. Trên cơ sở đó, thanh khoản thị trường trong tháng 10 dự báo có thể được cải thiện so với tháng 9 nhưng vẫn sẽ duy trì ở mức thấp, quanh 10.000-12.000 tỷ đồng/phiên.

Nhiều thông tin tác động đến thị trường tháng 10

Về yếu tố thông tin, việc Tổng cục Thống kê (GSO) công bố số liệu vĩ mô quý III có thể là một thông tin quan trọng. GDP dự báo tăng trưởng trên 10% sẽ tác động vô cùng tích cực với thị trường. Bên cạnh đó, một số chỉ tiêu khác cũng dự kiến tăng trưởng tốt như chỉ số sản xuất công nghiệp IIP và doanh số bán lẻ.

Tình hình xung đột giữa Nga và Ukraine có thể tiếp tục ảnh hưởng đến thị trường. Xung đột giữa hai nước dự báo có thể leo thang và khó chấm dứt trong ngắn hạn. Điều này có thể ảnh hưởng gián tiếp đến lạm phát.

Thông tin về lạm phát của Mỹ sẽ được công bố vào giữa tháng 10. Hiện Fed đang trong quá trình thắt chặt tiền tệ, bằng cách nâng lãi suất để kiềm chế lạm phát, nếu CPI tháng 10 tăng trở lại thì buộc lòng Fed sẽ phải thực hiện các biện pháp mạnh tay hơn để kiềm chế đà tăng của lạm phát.

Một thông tin cũng rất đáng theo dõi là tình hình kinh tế xã hội của Trung Quốc. Hiện Trung Quốc đang theo đuổi chiến lược Zero-Covid nên các biện pháp như phong tỏa và xét nghiệm trên diện rộng vẫn đang được thực hiện ở nước này. Những biện pháp này đang ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng toàn cầu khá nhiều. Nếu tình hình ở Trung Quốc tiếp tục xấu đi thì kinh tế toàn cầu có thể tiếp tục chịu những tác động không mong muốn. Hầu hết tất cả các nước đều muốn Trung Quốc nới lỏng chính sách này, và hi vọng có lẽ sẽ là ở Đại hội Đảng Trung Quốc giữa tháng 10 tới đây.

Ngoài ra kết quả kinh doanh quý III của các doanh nghiệp niêm yết cũng sẽ là các thông tin được thị trường quan tâm. Bên cạnh đó, kỳ tái cơ cấu danh mục (review) của các quỹ đầu tư theo bộ chỉ số VNDiamond sẽ là sự kiện có thể tạo ra sự biến động mạnh cho thị trường.

Liên quan đến các chỉ số, thị trường sẽ tiếp nhận thông tin trong kỳ đánh giá nâng hạng thị trường quốc gia Việt Nam của chỉ số FTSE Russell vào cuối tháng 9. Với việc giảm thời gian thanh khoản xuống T+2, tiềm năng tăng hạng lên thị trường mới nổi thứ cấp của Việt Nam trong bộ đánh giá của FTSE Russell là tích cực. Điều này kỳ vọng sẽ thúc đẩy dòng vốn mới vào thị trường.

Lựa chọn cổ phiếu nhóm ngành nào cho chiến lược trung dài hạn?

Về chiến lược, nhà đầu tư vẫn cần luôn sẵn sàng cho các tình huống xấu nhất, đặc biệt là nâng sức chịu đựng của danh mục đầu tư lên bằng cách cắt giảm lượng margin nếu sử dụng quá nhiều. Cùng với đó chuẩn bị lượng tiền mặt dự trữ để có thể chớp cơ hội mua giá tốt.

Trong điều kiện thị trường với dòng tiền yếu thì các cổ phiếu nhóm ngành vốn hóa vừa (midcap) dễ dàng phán ánh vào giá khi có tin tốt sẽ là những cổ phiếu phù hợp cho giao dịch ngắn hạn. Trong đó ngân hàng và chứng khoán là những ngành lớn và đòi hỏi dòng tiền lớn mới thúc đẩy giá tăng thì nên có xu hướng đầu tư dài hạn hơn. Hiện nay đang có rất nhiều mã trong 2 dòng này đã và đang về vùng đáy cũ.

Ngoài ra chúng ta cũng có thể quan tâm các nhóm ngành có sự bứt tốc mạnh về cuối năm như xây dựng và vật liệu với sự hưởng lợi từ việc Chính phủ đẩy mạnh đầu tư công. Bên cạnh đó là các nhóm ngành có nền tảng tăng trưởng tốt, tăng trưởng doanh thu đi cùng tăng trưởng lợi nhuận như công nghệ thong tin (FPT) bán lẻ (MWG). Hoặc các nhóm ngành ít bị tác động bởi lạm phát như điện (NT2, VSH), thực phẩm (PAN, TAR) và đồ uống (SAB),…

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Mã liên quan
Giá
Biểu đồ

109.00

-2.80 (-2.50%)

Biểu đồ mã FPT

48.20

-1.20 (-2.43%)

Biểu đồ mã MWG
Xem thêm Xem thêm
51 Yêu thích
22 Bình luận 37 Chia sẻ
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại