Chiến lược đầu tư tháng 6: VN-Index tiếp tục phục hồi
Chiến lược đầu tư tháng 6: (1) câu chuyện đầu tư công; (2) quy hoạch điện VIII mở ra triển vọng tăng trưởng cho ngành điện; (3) lãi suất giảm có tác động tích cực tới ngành chứng khoán và nhóm có nợ vay ròng cao như điện, xây dựng hạ tầng, vật liệu xây dựng, bất động sản.
1. Đầu tư công vẫn là câu chuyện tâm điểm xuyên suốt năm 2023
Trong Q1/23, vốn nhà nước thực hiện đã tăng 18,1% svck lên 91,5 nghìn tỷ đồng, cao hơn mức tăng trưởng 12,3% svck của năm ngoái.
Hiện chúng tôi nhận thấy một số yếu tố hỗ trợ để đẩy nhanh hơn nữa các dự án đầu tư công trong năm nay, bao gồm: (1) Chính phủ chỉ đạo ngành Giao thông Vận tải hoàn tất công tác chuẩn bị để khởi công 3 tuyến đường cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng, Biên Hòa - Vũng Tàu, Khánh Hòa - Buôn Ma Thuật và 2 đường vành đai gồm vành đai 4 Hà Nội và vành đai 3 TP.HCM trước ngày 30/6/2023, (2) nguồn vốn ngân sách cho các dự án đầu tư công được đảm bảo trong bối cảnh nợ công thấp và lãi suất TPCP giảm mạnh kể từ đầu năm 2023, (3) lạm phát trong nước hạ nhiệt tạo điều kiện để đẩy mạnh thực thi chính sách tài khóa mở rộng.
2. Lãi suất giảm có tác động tích cực tới một loạt nhóm ngành
Sau động thái hạ lãi suất điều hành của NHNN, nhiều ngân hàng thương mại đã đồng thuận giảm lãi suất cho vay 0,3-0,5% đối với tất cả khách hàng hiện hữu. Nhóm dự kiến giảm lãi suất đợt tới sẽ tập trung ở các ngân hàng tư nhân từ đầu năm đến nay chưa điều chỉnh lãi với những khoản vay cũ.
Lãi suất cho vay giảm sẽ giúp doanh nghiệp tiết giảm chi phí vốn, trong đó nổi bật là những ngành có nợ vay ròng cao như điện, xây dựng hạ tầng, sắt thép, xi măng, bất động sản. Bên cạnh đó không thể không nhắc tới ngành chứng khoán khi đây là ngành được hưởng lợi cả đầu vào (giảm chi phí vốn) cũng như đầu ra nhờ thanh khoản thị trường cải thiện và nhu cầu sử dụng margin tăng lên khi mặt bằng lãi suất hạ xuống.
3. Quy hoạc điện VIII chính thức được ban hành có tác động tích cực tới nhóm ngành điện
Điện than: Chính thức loại bỏ khoảng 13.220MW điện than.
Điện khí: Nguồn điện sẽ là mũi nhọn trong kế hoạch phát triển của Việt Nam giai đoạn 2021- 30 với tăng trưởng kép đạt 26%.
Điện gió: Dự kiến điện gió sẽ là mục tiêu phát triển hàng đầu trong cả ngắn và dài hạn.
Điện mặt trời: Dự kiến sẽ hạn chế phát triển sau giai đoạn tăng trưởng ồ ạt 2020-21. Tuy nhiên, Chính phủ vẫn khuyến khích phát triển điện mặt trời cho mục đích tự tiêu thụ.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận