menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Trịnh Vũ Tường

Cần chính sách riêng nào cho nhà ở công nhân?

Bộ Xây dựng đề nghị Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội đưa danh mục phát triển nhà ở xã hội; trong đó có nhà công nhân khu công nghiệp vào danh mục đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021- 2025.

Bộ Xây dựng cho biết, Bộ đang tập trung nghiên cứu, đề xuất sửa đổi Luật Nhà ở 2014; trong đó, chính sách nhà công nhân ở được nghiên cứu, quy định cụ thể hơn để khuyến khích đầu tư phát triển, đặc biệt là loại hình nhà cho công nhân thuê.

Thống kê của Bộ Xây dựng cho thấy, đến nay trên địa bàn cả nước đã hoàn thành 266 dự án nhà ở xã hội, quy mô xây dựng khoảng hơn 142.000 căn với tổng diện tích hơn 7.100.000 m2. Số dự án đang tiếp tục triển khai là 278 với quy mô xây dựng khoảng 276.000 căn, tổng diện tích khoảng 13.800.000 m2.

Trong số đó, nhà ở xã hội ở dành cho công nhân khu công nghiệp đã hoàn thành việc đầu tư xây dựng 121 dự án với quy mô xây dựng khoảng 54.000 căn hộ, tương ứng tổng diện tích 2.700.000 m2. Hiện có 100 dự án đang tiếp tục triển khai với quy mô xây dựng khoảng 134.000 căn hộ, tổng diện tích 6.700.000 m2.

Từ đầu năm 2021 đến nay, chưa có dự án nhà ở xã hội dành cho công nhân nào được hoàn thành, bàn giao. Do ảnh hưởng chung của dịch COVID nên hầu hết các dự án bị chậm tiến độ.

Bộ Xây dựng khẳng định, hạn chế lớn nhất hiện nay là chưa có chính sách riêng cho nhà ở công nhân. Theo pháp luật nhà ở hiện hành thì chính sách nhà ở cho công nhân làm việc trong khu công nghiệp đang được lồng ghép vào chính sách nhà ở xã hội, áp dụng chung cho 10 loại đối tượng theo quy định tại Điều 49 Luật Nhà ở năm 2014.

Bên cạnh đó, còn có sự chưa thống nhất giữa các pháp luật về quy hoạch bố trí quỹ đất dự án xây dựng nhà ở cho công nhân khu công nghiệp, cụ thể là Luật Nhà ở, Luật Đất đai, Luật Đầu tư và Nghị định số 82/2018/NĐ-CP ngày 22/5/2018 của Chính phủ về quy định quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế.

Mặt khác, suốt thời gian qua, nguồn vốn tín dụng dành để cấp bù lãi suất cho các chủ đầu tư dự án và các đối tượng được ưu đãi vay để mua, thuê mua nhà ở xã hội; trong đó, có công nhân khu công nghiệp vẫn còn thiếu.

Ngoài ra, một số địa phương cũng chưa quan tâm chỉ đạo xây dựng chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở, đặc biệt là kế hoạch phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân; chưa quan tâm cho đầu tư phát triển nhà ở dành cho công nhân khi lập quy hoạch đầu tư xây dựng khu công nghiệp - Bộ Xây dựng đánh giá.

Để có giải pháp tổng thể phát triển nhà ở cho công nhân lao động khu công nghiệp, khu chế xuất, Bộ Xây dựng cho rằng, cần chú trọng chính sách dài hạn.

Trên thực tế, mặc dù một số tồn tại, vướng mắc trong phát triển nhà ở công nhân khu công nghiệp đã được giải quyết tại Nghị định số 49/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định số 100/2015/NĐ-CP những vẫn còn một số nội dung vướng mắc tại Luật Nhà ở cũng như pháp luật liên quan khác.

Do vậy, về lâu dài cần phải nghiên cứu, sửa đổi Luật Nhà ở 2014 và các luật khác có liên quan; trong đó có cơ chế, chính sách riêng về khuyến khích đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân khu công nghiệp.

Cụ thể, Bộ Xây dựng đề xuất, trong quy hoạch khu công nghiệp phải bố trí quỹ đất làm nhà lưu trú cho công nhân thuê. Khi lựa chọn chủ đầu tư, nên giao chủ đầu tư kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp hoặc các doanh nghiệp khác hoặc phối hợp với Tổng Liên đoàn đầu tư dự án nhà lưu trú công nhân.

Về đối tượng, điều kiện được thuê nhà công nhân phải là công nhân hoặc doanh nghiệp trong khu công nghiệp. Diện tích thiết kế sử dụng tối thiểu khoảng 10 m2/người.

Bên cạnh đó, cần có các cơ chế ưu đãi như: miễn tiền sử dụng đất; miễn, giảm thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp; vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng chính sách xã hội, tổ chức tín dụng; chi phí đầu tư hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trong khu nhà ở công nhân được hạch toán vào chi phí giá thành hạ tầng chung của cả khu công nghiệp.

Trước mắt, Bộ Xây dựng đề nghị các địa phương rà soát, yêu cầu doanh nghiệp kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp, nghiêp cứu dành một phần quỹ đất dịch vụ trong khu công nghiệp làm nhà lưu trú công nhân.

Đối với các khu công nghiệp, rà soát nếu chưa sử dụng hết diện tích đất công nghiệp thì đề nghị cho điều chỉnh quy hoạch để dành phần diện tích đất đầu tư xây dựng nhà lưu trú công nhân, thiết chế của công đoàn cho công nhân, người lao động làm việc tại khu công nghiệp; giao doanh nghiệp kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp trực tiếp đầu tư hoặc phối hợp với Tổng liên đoàn lao động Việt Nam để triển khai thực hiện.

Cần chính sách riêng nào cho nhà ở công nhân?
Nhà ở xã hội tại Mê Linh, Hà Nội do HUD làm chủ đầu tư. Ảnh: Thu Hằng/BNEWS/TTXVN

Những dự án nhà ở xã hội gần khu công nghiệp cần được hưởng cơ chế, giải pháp và tạo môi trường thuận lợi về đất đai, thủ tục hành chính, hỗ trợ, khuyến khích, thu hút các doanh nghiệp tích cực tham gia để thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội; ưu tiên hỗ trợ bán, cho thuê, cho thuê mua đối với công nhân khu công nghiệp trên địa bàn...

Căn cứ điều kiện thực tiễn, đặc thù riêng của các địa phương, triển khai ban hành các thiết kế mẫu, thiết kế điển hình đối với nhà lưu trú công nhân; áp dụng các công nghệ mới trong việc đầu tư xây dựng nhà công nhân đáp ứng mục tiêu tiết kiệm chi phí, thời gian thi công, thích ứng môi trường, khí hậu… - Bộ Xây dựng yêu cầu rõ.

Riêng về nguồn vốn phát triển nhà công nhân, Bộ Xây dựng đề nghị Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội đưa danh mục phát triển nhà ở xã hội; trong đó, có nhà ở công nhân khu công nghiệp vào danh mục đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021- 2025.

Đồng thời, Bộ Xây dựng đề nghị xem xét, bổ sung kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 để thực hiện chính sách nhà ở xã hội cho Ngân hàng chính sách xã hội cũng như các tổ chức ngân hàng được chỉ định để cho vay phát triển nhà ở xã hội trong giai đoạn này. Đặc biệt, nguồn vốn 3.000 tỷ đồng cho phát triển nhà ở xã hội; trong đó có nhà công nhân theo Nghị quyết 41/NQ-CP ngày 9/4/2020 của Chính phủ cần được bố trí sớm.

Đáng chú ý, Bộ Xây dựng kiến nghị bổ sung gói tín dụng khoảng 30.000 tỷ đồng theo hình thức tái cấp vốn cho chủ đầu tư nhà ở xã hội, nhà ở công nhân khu công nghiệp, khu chế xuất vay để đầu tư phát triển nhà ở xã hội; trong đó có nhà ở công nhân để góp phần đảm bảo “mục tiêu kép”.

Có như vậy mới vừa bảo đảm an sinh xã hội – nhà ở cho các đối tượng yếu thế là người thu nhập thấp, công nhân; đồng thời, thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế bền vững, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp gắn với hỗ trợ phát triển thị trường nhà ở và bất động sản./.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại